Intellectual Bully: Nghĩ mình thông minh nên tha hồ dìm người khác

Khi nhắc đến những hình thức bắt nạt, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các hành vi gây hấn bằng lời nói hoặc đụng tay đụng chân. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe đến bắt nạt trí tuệ hay còn gọi là Intellectual Bully chưa? Người thông minh chưa chắc biết cách tôn trọng, thấu hiểu và đồng cảm với người khác. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về Intellectual Bully qua bài viết dưới đây.

Intellectual Bully là gì?

Intellectual Bully đề cập đến hành vi hạ bệ, công kích hay bắt nạt người khác bằng kiến thức, chuyên môn, kỹ năng hay sự thông minh của một cá nhân bất kỳ. Những người thực hiện hành vi này thường có vị trí cao trong tổ chức, xã hội vì có sự thông tuệ, uyên bác về mặt kiến thức hay năng lực chuyên môn cao. Intellectual Bully không phân biệt tuổi tác và có thể xảy ra ở mọi nơi như trường học, nơi làm việc hay thậm chí là trong gia đình. Dù ít được chú ý và công nhận hơn những hành vi bắt nạt khác nhưng điều này không có nghĩa là Intellectual Bully ít gây hại hơn. Những kẻ bắt nạt trí tuệ cũng nguy hiểm như những kẻ bắt nạt thể xác. 

intellectual bully
Intellectual Bully là hành vi một người coi thường người khác vì họ không thông minh hay kém hiểu biết.

Tại sao con người lại có hành vi Intellectual Bully?

Định kiến xã hội

Một trong những lý do dễ nhận thấy nhất đó chính là hệ thống phân cấp thuộc về định kiến luôn tôn vinh sự thông minh, địa vị xã hội. Khi đi học, trường học sẽ phân cấp học sinh theo điểm số. Khi đi làm, lại phân biệt bằng cấp, kinh nghiệm. Nhìn chung những người được xếp cao hơn sẽ tự động có được “đặc quyền” do xã hội ưu tiên cho họ. Cả một quá trình dài từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành, con người đã sống định kiến phân cấp này khiến nhiều người lầm tưởng “đặc quyền” đó là “thật”. Và tự cho mình là hơn người, ở vị trí cao hơn, có quyền áp đặt, khinh bỉ, hạ bệ người “thấp hơn”.

Rất nhiều vĩ nhân đã ca ngợi tri thức. Việc nỗ lực để hiểu biết hơn, thông thái hơn không sai. Vấn đề ở đây là dùng tri thức đó vào mục đích gì? Nếu sử dụng là thước đo để khinh miệt người khác thì rất có thể đó là Intellectual Bully   .

intellectual bully
Định kiến xã hội phân cấp con người theo thứ tự cao thấp.

Tổn thương tâm lý

Bên cạnh đó, dưới góc độ tâm lý, nhiều chuyên gia cho rằng những người thực hiện hành vi  Intellectual Bully thường từng bị bắt nạt ở quá khứ. Chẳng hạn như họ có tổn thương về việc bị xem là yếu kém về thể chất, gia cảnh, bị chế giễu là mọt sách… Do đó khi có cơ hội (đạt thành tích cao, vị thế xã hội, được tôn vinh vì sự uyên bác về kiến thức…) họ sẽ bắt nạt lại người khác để che giấu sự bất an ở những khía cạnh mà họ thấy “kém hơn” so người những người cùng lứa tuổi.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

– Cạnh tranh trong môi trường công sở, giữ vị trí công việc và cơ hội thăng tiến có thể thúc đẩy một số người sử dụng kiến thức của họ để áp đặt lên người khác.

– Sự phổ biến của mạng Internet và các diễn đàn trực tuyến đã tạo ra nhiều cơ hội cho hành vi Intellectual Bully gia tăng. Trong không gian trực tuyến, người ta có thể ẩn danh và tự do thể hiện sự thông thái mà không sợ bị kiểm soát hoặc chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Body Shaming là gì? Đừng để lời nói trở thành vũ khí sát thương nơi công sở

intellectual bully
Ai cũng có thể có hành vi Intellectual Bully trên mạng xã hội.

Dấu hiệu của người có hành vi Intellectual Bully 

Sau đây là một số dấu hiệu có thể xuất hiện ở những người có hành vi  Intellectual Bully:

– Tự cao về kiến thức, thường xuyên tỏ ra là người thông thái hơn người khác.

– Áp đặt ý kiến và quyết định lên người khác một cách không công bằng hoặc cố tình đánh đồng người khác với quan điểm của họ.

– Không tôn trọng ý kiến, kiến thức của người khác.

– Sử dụng ngôn ngữ khó nghe hoặc mỉa mai để làm tổn thương, hạ bệ người khác.

– Kiểm soát cuộc trò chuyện, không để người khác tham gia bằng cách không cho phép ý kiến đối lập và khăng khăng rằng mình đúng.

– Không lắng nghe và học hỏi từ người khác.

Lưu ý có một số trường hợp có những dấu hiệu này nhưng không phải là hành vi Intellectual Bully. Tuy nhiên, khi những biểu hiện này xuất hiện thường xuyên sẽ tạo ra môi trường không lành mạnh và không tôn trọng ở nơi làm việc hoặc khi giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, các hành vi này gây tác động tiêu cực đến tinh thần của “nạn nhân”, làm giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến văn hóa của tổ chức.

intellectual bully
Áp đặt kiến thức của mình người khác là một trong những biểu hiện của hành vi  Intellectual Bully.

Làm thế nào để đối phó với đồng nghiệp luôn sử dụng kiến thức để “dìm” người khác?

Để đối phó với hành vi Intellectual Bully ở nơi công sở, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

– Hiểu rõ vấn đề: đầu tiên, hãy hiểu rõ về hành vi này và nhận biết khi nào bạn hoặc người khác trở thành nạn nhân. Nhận thức vấn đề là bước quan trọng để đối phó với nó.

– Chia sẻ trực tiếp: nếu bạn cảm thấy thoải mái, có thể thử nói chuyện trực tiếp với người gây ra hành vi Intellectual Bully về cảm xúc của bạn và mô tả cụ thể về tình huống bạn gặp phải. Đôi khi, họ có thể không nhận ra tác động của hành vi và sẽ thay đổi sau khi được nhắc nhở.

– Tập trung vào sự phát triển cá nhân: bỏ ngoài tai những lời nói, hành vi ngạo mạn của đồng nghiệp và cố gắng bổ sung kiến thức, trau dồi kỹ năng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây chính là “sự trả thù ngọt ngào nhất”.

– Bình tĩnh và xử lý khéo léo: khi bị Intellectual Bully, bạn nên giữ bình tĩnh và đối phó khéo léo. Đừng tỏ ra tức giận hay mất kiểm soát, vì như vậy chỉ càng làm họ thêm tự mãn khi biết mình đã hạ bệ được bạn.

– Tìm sự hỗ trợ: khi cảm thấy áp lực tinh thần hoặc căng thẳng do hành vi Intellectual Bully, bạn có thể chia sẻ với bạn bè, người thân. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực và có thể tìm ra được giải pháp hay để đối phó với tình huống này.

Xem thêm: Healing là gì? Bật mí TOP 5 bộ phim healing xoa dịu tâm hồn đáng xem

intellectual bully
Chia sẻ với bạn bè để tìm lời khuyên cho trường hợp bị người khác bạo lực trí tuệ.

Quan trọng nhất là không nên tự mình chịu đựng Intellectual Bully hay tỏ ra yếu đuối, trốn chạy. Hãy tìm cách giải quyết vấn đề và bảo vệ bản thân trước hành vi bạo lực này. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm về Intellectual Bully. Để thay đổi môi trường làm việc và tìm việc phù hợp hơn, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!

Xem thêm: Sếp muốn bạn thay đổi gì để thăng tiến hơn trong công việc?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục