ISP là gì? Những điều bạn nhất định phải biết về ISP

ISP là thuật ngữ thường được nhắc đến trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là khi kết nối Internet hoặc các dịch vụ mạng. Vậy ISP là gì? Cách thức hoạt động ISP ra sao? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ISP và điểm danh các nhà cung cấp ISP ở Việt Nam lớn nhất hiện nay.

ISP là gì? ISP là viết tắt của từ gì?

ISP được viết tắt của cụm từ International Service Provider, đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các nhà cung cấp dịch vụ Internet, chuyên cung cấp các giải pháp kết nối mạng trên toàn cầu. 

Tất cả các thiết bị truy cập Internet đều chịu sự chi phối của ISP. Người dùng phải đăng ký với nhà cung cấp ISP để có quyền truy cập vào Internet và các dịch vụ liên quan. ISP chính là cầu nối giữa mọi thứ trên mạng và người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. 

Nhiều ISP còn hỗ trợ các dịch vụ khác như đăng ký tên miền, lưu trữ website, dịch vụ email cũng như đảm bảo định tuyến lưu lượng truy cập và duy trì cơ sở hạ tầng mạng cho người dùng.

Tài khoản ISP là gì?

Tài khoản ISP là yếu tố quan trọng khi sử dụng ISP, đó có thể là tài khoản internet, không gian website hoặc địa chỉ email,… Với tài khoản ISP, người dùng mới có thể truy cập được Internet. 

Phân loại ISP phổ biến hiện nay

DSL và Cable

isp là gì
Có bao nhiêu loại ISP được sử dụng phổ biến hiện nay?

DSL và Cable là công nghệ truyền tải Internet được cung cấp bởi các tập đoàn viễn thông như Viettel, VNPT, FPT,…  Ưu điểm là mang đến kết nối an toàn, đáng tin cậy và tối ưu chi phí cho tài khoản ISP và nhà cung cấp dịch vụ mạng. Thực tế thì các đơn vị viễn thông ưu tiên phát triển Internet trên cáp hơn do nguồn lợi nhuận thu về lớn hơn so với việc bán gói cước di động.

Fiber Internet

DSL đã mở đường cho sự ra đời của Fiber Internet (cáp quang), mang đến trải nghiệm truy cập Internet tốc độ cao gấp trăm lần. Phiên bản nâng cấp Fiber Internet sử dụng sợi quang để truyền dữ liệu qua xung điện thay vì cáp đồng như DSL. Chính vì thế mà tốc độ truyền tải của Fiber luôn được đánh giá cao, tùy vào đơn vị nhà mạng mà tốc độ các gói Fiber Internet sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, bảo mật là một trong những yếu tố được người dùng ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng. Cáp DSL mang đến đường dây mạng chuyên dụng nên hiếm khi gặp phải vấn đề này. Cáp quang vẫn là cáp mạng có tính bảo mật cao nhất hiện nay, dựa vào cơ chế truyền dữ liệu qua ánh sáng nên cáp quang không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ hay nhiễu tần số vô tuyến.

ISP hoạt động như thế nào?

ISP không chỉ lưu trữ một lượng lớn máy chủ tại các trung tâm dữ liệu trong khu vực mà còn tạo ra kênh riêng với tốc độ cao. Điều này giúp ISP không phụ thuộc vào các dịch vụ viễn thông bên ngoài, từ đó mang đến những trải nghiệm kết nối vượt trội cho người dùng. 

ISP được phân chia thành 3 cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:

ISP cấp 1 là gì?

ISP cấp 1 là những nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 1, quản lý số máy chủ lớn nhất trên thế giới, sở hữu các đường truyền vật lý độc lập có thể chuyển tải hầu hết lưu lượng truy cập. ISP cấp 1 có khả năng liên kết để trao đổi dữ liệu trên hệ thống mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào. Hơn nữa, ISP cấp 1 cũng có khả năng chia sẻ quyền truy cập với các ISP cấp dưới để thiết lập môi trường mạng linh hoạt.

ISP cấp 2 là gì?

Những nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 2 thường nhắm đến người dùng thương mại theo phạm vi khu vực hoặc quốc gia. Đối tượng khách hàng này sẽ mua quyền truy cập từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 1 để cung cấp cho người dùng.

ISP cấp 3 là gì?

Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 3 trả tiền để mua băng thông từ nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 2 trước khi bán băng thông đó cho đối tượng khách hàng là người dùng cuối. 

Ví dụ: Lưu lượng truy cập có thể đi từ modem của người dùng tới mạng của ISP cấp 3, tới mạng của ISP cấp 2 và tiếp tục đi đến mạng của ISP cấp 1. Sau đó, lưu lượng truy cập sẽ đi ngược trở lại qua một tập hợp ISP trước khi tới đích. 

ISP cung cấp các dịch vụ Internet nào?

  • Công cụ tìm kiếm: Google, Microsoft Edge, CocCoc,… giúp người dùng tìm kiếm mọi dữ liệu.
  • WWW: ISP là đơn vị trung gian kết nối người dùng website thông qua kênh mua sắm, tin tức, du lịch, trải nghiệm,…
  • Mạng xã hội: Người dùng toàn cầu có thể sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận và truyền tải thông tin mọi lúc mọi nơi. Đồng thời sử dụng các tính năng tiện lợi khác như nhắn tin, video call,…
  • FPT (File Transfer Protocol): ISP giúp người dùng truyền tải các tệp tin, hình ảnh, video,… thông qua Internet.
  • Mail: ISP hỗ trợ người dùng liên lạc, kết nối thông qua dịch vụ thư điện tử bằng cách gửi và nhận thông tin.

ISP làm được những gì? 

isp là gì
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn ISP là gì?

Trong quá trình sử dụng mạng Internet và các dịch vụ khác liên quan đến website, lưu trữ ảo,… các ISP có thể theo dõi các nội dung, các website mà người dùng truy cập để nắm được hành vi, sở thích và thói quen của người dùng. Do đó, người dùng cần lưu ý những điều mà ISP có thể làm để bảo mật dữ liệu: 

Dữ liệu từ các trang web không mã hóa: ISP có thể thấy được tất cả URL của các trang web mà người dùng truy cập, cũng như theo dõi các dữ liệu về thời gian sử dụng, vị trí truy cập,…

Dữ liệu từ các trang web được mã hóa: ISP có thể giảm lượng thông tin lấy được nếu người dùng hoạt động trên các trang web sử dụng giao thức HTTP và không hoạt động theo tiêu chuẩn SSL. Tuy nhiên, ISP vẫn biết trang web mà người dùng truy cập, chỉ không biết nội dung cụ thể và hành động mà người dùng thực hiện trên trang đó.

Vậy mục đích của ISP là gì? Dựa vào lịch sử trình duyệt web, ISP sẽ tiến hành remarketing, phân phát quảng cáo phù hợp với nhu cầu của người dùng hoặc bán các dữ liệu thu thập được cho các doanh nghiệp có nhu cầu. 

Cần lưu ý gì khi lựa chọn ISP an toàn? 

Các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ISP dựa vào một số yếu tố quan trọng sau:

  • Khu vực phủ sóng: Một số khu vực đặc thù, vùng sâu vùng xa có thể bị giới hạn.
  • Các loại dịch vụ hỗ trợ: Ngoài cáp, cáp quang, DSL, vệ tinh thì người dùng cần quan tâm các dịch vụ khác như lưu trữ website, truy cập email miễn phí,… tùy vào nhu cầu sử dụng.
  • Độ trễ: Khi độ trễ càng thấp, tốc độ tải lên – tải xuống càng nhanh. Ví dụ, băng thông ít nhất 25Mbps mới có thể phát được video 4K
  • Chi phí: Người dùng có thể chọn các gói dịch vụ tích hợp và tìm hiểu kỹ lưỡng giới hạn dung lượng, phí thiết bị hoặc phát sinh khác (nếu có) để tối ưu chi phí. 
  • Mức độ hài lòng của người dùng: Hãy tham khảo đánh giá, xếp hạng từ  người dùng trước để lựa chọn đơn vị ISP uy tín.

Điểm danh 3 nhà cung cấp ISP ở Việt Nam uy tín nhất hiện nay

isp là gì
Top 3 nhà cung cấp ISP ở Việt Nam uy tín hiện nay là VNPT, Viettel và FPT. 

1.  VNPT

Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT – VinaPhone là tập đoàn viễn thông thuộc Bộ Bưu Chính Viễn Thông, đây là đơn vị cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam. 

Ưu điểm:

  • Nhà mạng uy tín, hoạt động lâu năm nhất.
  • Cơ sở hạ tầng tốt. 
  • Vùng phủ sóng rộng
  • Đường truyền tốt, ổn định.

Hạn chế: Thủ tục đăng ký tương đối phức tạp, chất lượng chăm sóc khách hàng chưa được tối ưu. 

2. Viettel

Tổng Công ty Viễn thông Viettel là công ty thành viên thuộc tập đoàn Viettel, trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Viettel có tốc độ phát triển nhanh chóng và đang là công ty dẫn đầu về dịch vụ cáp quang. 

Ưu điểm:

  • Chất lượng đường truyền quốc tế nhanh, ổn định.
  • Giá cước rẻ
  • Chính sách chăm sóc khách hàng tốt.
  • Đường truyền cáp AON/Gpon hiện đại.

Hạn chế: Viettel triển khai quá nhiều dịch vụ nhưng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, vùng phủ sóng tại Hà Nội còn ít.

3. FPT

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT telecom ra đời vào năm 1997, là công ty viễn thông thuộc tập đoàn FPT. 

Ưu điểm:

  • Tiên phong mở rộng dịch vụ đến khách hàng.
  • Sở hữu đường truyền chất lượng tốc độ cao, ổn định.
  • Thủ tục đăng ký lắp đặt mạng dễ dàng, nhanh chóng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng. 
  • Đường truyền cáp AON/Gpon hiện đại.

Hạn chế: Chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho khách hàng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ ISP là gì cũng như các nhà cung cấp ISP ở Việt Nam uy tín để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất. Chúc các bạn thành công!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.

Xem thêm: Ngành điện tử viễn thông là ngành gì, điểm chuẩn ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục