Keyword là gì? Top công cụ nghiên cứu keyword hiệu quả

Keyword là chìa khoá để làm SEO. Vậy keyword là gì? Có những loại keyword phổ biến nào? Những keyword tools để nghiên cứu từ khoá là gì? Mời bạn cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu thêm về keyword qua bài viết. 

Keyword là gì?

Theo từ điển Cambridge, keyword là một từ hoặc một cụm từ người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm hoặc phần mềm để nhận được thông tin họ cần. 

Trong SEO, keyword (từ khoá) là từ hoặc cụm từ có chức năng mô tả ý tưởng, chủ đề, nội dung của trang web hoặc bài viết có chứa chúng. Người tìm kiếm nhập keyword vào công cụ tìm kiếm để khám phá nội dung, còn gọi là “truy vấn”. Bởi vậy, từ khoá là mắt xích vô cùng quan trọng trong SEO giúp người dùng dễ dàng tìm thấy trang web của bạn, qua đó cải thiện thứ hạng xuất hiện website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). 

keyword là gì
Keyword là mắt xích quan trọng giúp bạn SEO trang web thành công.

Tầm quan trọng của keyword là gì?

SEO là một thủ thuật gồm nhiều công đoạn nhằm đưa keyword lên top các công cụ tìm kiếm. Bởi vậy, từ khoá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO. Từ khóa tốt giúp cải thiện ROI (Return on Investment – tỷ lệ lợi nhuận ròng / chi phí bỏ ra) cho hoạt động SEO. 

Ngoài ra, sử dụng từ khoá tốt còn mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Gửi thông báo đến các công cụ tìm kiếm, giúp website có khả năng hiển thị cao hơn khi người dùng truy vấn. 
  • Giúp thương hiệu hiểu insight của khách hàng tiềm năng tốt hơn thông qua việc hiểu những từ khoá khách hàng đang tìm kiếm, đang băn khoăn. Từ đó, doanh nghiệp chủ động sản xuất ra những nội dung thỏa mãn nhu cầu, giải quyết “nỗi đau” của khách hàng. 
  • Giúp thương hiệu có cơ hội thúc đẩy lượng truy cập, thu hút khách hàng tiềm năng. 
keyword là gì
Sử dụng keyword tốt giúp tăng lượng truy cập cho trang web hiệu quả.

Các loại keyword là gì?

Có nhiều cách phân loại keyword tuỳ theo ý nghĩa, theo độ dài…

Chia theo ý định tìm kiếm của người dùng

Có 4 loại từ khóa chính khi chia theo ý định tìm kiếm của người dùng.

  • Từ khoá thông tin (Informational Keyword): người dùng sử dụng keyword này với mục đích chính là tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: việc làm tại nhà, việc làm gia sư…
  • Từ khoá điều hướng (Navigational Keyword): người dùng sử dụng từ khóa này để tìm thông tin về một website cụ thể nhưng không muốn gõ tất cả URL. Ví dụ: máy ép chậm Hatix, tìm việc trên Việc Làm 24h….
  • Từ khóa thương mại (Commercial Keyword): người dùng sử dụng dạng từ khoá này khi có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ nào đó hoặc đang cân nhắc, so sánh giữa các sản phẩm và dịch vụ với nhau. 
  • Từ khoá chuyển đổi hoặc từ khoá giao dịch (Conversion Keyword hoặc Transactional Keyword): người dùng thường sử dụng loại từ khoá này khi họ có nhu cầu và đã sẵn sàng mua hàng. 
keyword là gì
Có thể phân loại từ khoá theo ý định tìm kiếm.

Chia theo ý nghĩa

  • Từ khoá chính (focus keywords): là từ hoặc cụm từ bạn muốn xếp hạng trên công cụ tìm kiếm, thể hiện một ý tưởng, đối tượng mà người dùng đang quan tâm.
  • Từ khoá phụ/ từ khoá mở rộng: là nhóm từ khoá thường dài và đi sâu hơn để mô tả nhiều hơn hoặc làm rõ hơn nội dung liên quan đến từ khoá chính. Từ khoá phụ dễ dàng SEO hơn dù lượng truy cập không cao bằng từ khoá chính.
  • Từ khóa liên quan (LSI keyword): là những từ ngữ hàm chứa từ ngữ có nghĩa hàm chứa, liên quan hoặc hay sử dụng cùng từ khóa chính trong những văn cảnh cụ thể. 

Ví dụ: từ khóa chính là du lịch Hạ Long

Từ khoá phụ/từ khoá mở rộng là: du lịch Hạ Long giá rẻ, du lịch Hạ Long hè, du lịch Hạ Long 2 ngày 3 đêm…

Từ khóa LSI là: đặt tour, đặt phòng, món ăn vặt, tụ điểm chơi, điểm check-in…

keyword là gì
Bài viết có đủ từ khoá chính, từ khóa phụ và từ khóa LSI sẽ giúp nội dung trở nên phong phú và thú vị hơn.

Chia theo độ dài

Khi chia theo độ dài, có hai loại keyword là short tail keyword (từ khoá ngắn) và long tail keyword (từ khoá dài).

  • Từ khoá ngắn chỉ chứa một hoặc một vài từ (thường không quá 3 từ). Ví dụ: keyword là gì? Từ khóa ngắn thường là từ khóa chung chung với ý định tìm kiếm chủ yếu là thông tin. Khách hàng thường ít có nhu cầu mua hàng khi sử dụng từ khoá ngắn. Đồng thời, từ khoá càng ngắn, dung lượng tìm kiếm (search volume) càng lớn. 
  • Từ khóa dài là các từ khóa thường có 4 từ trở lên. Ví dụ: cách viết bài chuẩn SEO, mua xe máy cũ tại Hà Nội… Từ khoá dài thường có lượng tìm kiếm ít hơn, tỷ lệ chuyển đổi thành hành động như mua hàng, theo dõi… cao hơn so với từ khoá ngắn. Bởi, mục đích truy vấn khi sử dụng từ khoá dài thường hướng tới ra quyết định cụ thể chứ không đơn thuần là tìm kiếm thông tin.  

Xem thêm: Phần mềm SEO là gì? Tiết lộ 7 phần mềm SEO tốt nhất dành cho thợ xây website

Cách chọn keyword là gì?

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu keyword là gì cũng như các loại keyword phổ biến hiện nay. Tuỳ theo mục tiêu SEO mà các SEOer thường chọn từ khóa dựa trên các yếu tố sau:

  • Số lượng tìm kiếm từ khoá này trung bình hàng tháng (average monthly search): chỉ số này càng cao cho thấy nhiều người có nhu cầu tìm kiếm từ khoá này. Traffic tiềm năng về với website của bạn cũng theo đó tăng lên. 
  • Đáp ứng chính xác tiêu chuẩn tìm kiếm của người dùng: ví dụ: từ khoá “bounce rate” có số tìm kiếm cao hơn nhưng lại quá chung chung. Từ “bounce rate là gì” có lượng tìm kiếm ít hơn nhưng dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn tìm kiếm hơn, do đó nó phù hợp làm từ khóa mục tiêu hơn. 
  • Độ cạnh tranh (keyword competition): chỉ số lượng nhà quảng cáo đang đấu thầu (trả tiền để từ khóa xuất hiện trong kết quả quảng cáo trên đầu trang tìm kiếm) cho từ khoá này. 
  • Độ khó khi tranh hạng từ khoá. Cách tính độ khó từ khóa như sau:

+ Cách 1: dùng Keyword Planner có sẵn trong Google AdWords Keyword, Google đã tính sẵn giúp bạn theo từng từ khoá. 

+ Cách 2: tính theo KEI (chỉ số hiệu quả của từ khoá – Keyword Efficiency Index). Trong đó, KEI = (số lượt tìm kiếm)^2 / số trang cạnh tranh từ khoá. KEI càng cao, độ khó càng cao.

+ Cách 3: Dựa theo giá thầu gợi ý (suggested bid) và CPC (cost-per-click), thông thường từ khoá có CPC cao thường được đánh giá là có giá trị hơn. 

keyword là gì
Các keyword tools hiện nay đều cung cấp các đánh giá về độ cạnh tranh, độ khó, lưu lượng search…  giúp SEOer dễ đánh giá chất lượng từ khoá. 

Bên cạnh các chỉ số trên, khi chọn từ khoá, bạn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác gồm:

  • Nhu cầu truy vấn thực sự của khách hàng mục tiêu
  • Đối thủ đang sử dụng các từ khoá nào?
  • Chất lượng của một trang kết quả tìm kiếm. Nếu trang của bạn có thể làm tốt hơn các đối thủ khác trên trang tìm kiếm, từ khoá sẽ có khả năng tranh hạng cao hơn. 

Trên thực tế, việc chọn từ khóa cho một chiến dịch SEO hiệu quả là không đơn giản, bên cạnh hiểu insight khách hàng, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, hiểu thế mạnh của doanh nghiệp cũng như thế mạnh của đối thủ để có chiến lược từ khóa phù hợp. Bởi vậy, kế hoạch từ khoá thường không tách rời khỏi các kế hoạch IMC (marketing và truyền thông tích hợp) của doanh nghiệp theo từng thời điểm.

keyword là gì
Từ khoá tốt cần thoả mãn đúng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

9+ công cụ nghiên cứu từ khoá (keyword tool)

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu từ khoá là gì, vai trò cũng như cách phân loại từ khoá. Sau đây, Việc Làm 24h tiếp tục gợi ý tới bạn một số công cụ giúp các SEOer và Content-er nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn.

  • Moz Keyword Explorer: công cụ cho phép bạn tìm kiếm các thông tin như search volume, SERP features đang xếp hạng cho từ khoá, kiểm tra độ khó của từ khoá, gợi ý các từ khóa liên quan…
  • Google Keyword Planner : đây là công cụ lập từ khoá của trình quảng cáo Google, cung cấp cho bạn nhiều thông tin như: search volume, mức độ cạnh tranh, giá thầu cũng như gợi ý các cụm từ khóa liên quan…
  • Google trend: đây là công cụ cập nhật xu hướng của Google cho phép khám phá về xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực của một từ khoá, đồng thời gợi ý các nội dung tìm kiếm hàng đầu có liên quan.
  • Keyword Tool.io: giúp khai thác từ khoá mở rộng chính xác cho một từ khoá, đi kèm là search volume, xu hướng tìm kiếm, CPC, mức độ cạnh tranh…
  • LSI graph: cho phép tìm kiếm từ khóa liên quan đến từ khoá chính tương tự với gợi ý từ khóa liên quan ở phần dưới cùng của trang tìm kiếm Google. 
  • KW Finder: giúp SEOer tìm tìm các từ khoá đơn giản, từ khoá dài, độ khó thấp cùng nhiều tính năng phân tích hữu ích khác.
  • AnswerThePublic là công cụ tập hợp các câu hỏi thường gặp xung quanh một từ khóa cụ thể, giúp bạn nghiên cứu về các từ khoá liên quan và xu hướng tìm kiếm hiệu quả.
  • Keyword Everywhere là ứng dụng nghiên cứu từ khóa tích hợp vào trình duyệt giúp cung cấp các thông tin về lượt tìm kiếm, CPC, từ khoá của đối thủ, mức độ cạnh tranh… từ nhiều website khác nhau.
  • SpyFu Keyword Research cung cấp dữ liệu về phân tích từ khoá, mức độ cạnh tranh, phân tích SERP… và hỗ trợ cho SEO đắc lực 

Ngoài ra, các phần mềm hỗ trợ SEO chuyên nghiệp như SEMrush, Ahrefs, Spineditor… đều cho phép tìm kiếm từ khóa liên quan đến từ khoá chính, giúp việc nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn. 

keyword là gì
Nghiên cứu từ khoá hiệu quả với Ahrefs.

Cách sử dụng keyword là gì?

Khi đã tìm được từ khóa mong muốn, cách sử dụng keyword là gì để đạt hiệu quả tốt nhất?  

Sử dụng có chừng mực

Nếu không sử dụng từ khoá hoặc quá ít từ khoá, các công cụ tìm kiếm sẽ khó xếp hạng trang. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều từ khoá, trang của bạn dễ bị đánh giá là spam, đồng nghĩa với bị đánh giá thấp. Yoast SEO (một trong các công ty hàng đầu về SEO hiện nay) gợi ý rằng, số lượng từ khoá chỉ nên chiếm 1% đến 2% tổng số từ trong bài viết.  

Sử dụng một cách tự nhiên

Ngoài việc dùng từ khoá với số lượng phù hợp, bạn còn cần đảm bảo từ khoá được đưa vào một cách tự nhiên, diễn đạt hợp lý, mạch lạc và phù hợp với nội dung của trang web. Không nên ép các cụm từ khóa vào tiêu đề hoặc văn bản khi chúng không có ý nghĩa hoặc không đem thêm bất cứ giá trị nào cho người đọc. 

Mật độ từ khoá (keyword density) tốt 

Mật độ từ khoá chính là mức độ phân phối từ khóa trên toàn trang. Đừng chỉ nên chăm chăm đặt từ khoá vào đoạn đầu tiên. Hãy chắc chắn từ khoá được phân phối tốt trong toàn bộ văn bản, tự nhiên và được trải đều khắp toàn bộ trang. 

Chèn keyword ở đâu

Sau đây là các vị trí trên trang bạn nên chèn từ khoá:

  • Tiêu đề trang (page title – H1)
  • Tiêu đề SEO 
  • Tiêu đề phụ (các H2, H3 nên được chèn từ khóa chính hoặc từ khóa phụ phù hợp)
  • Phần giới thiệu
  • Thẻ Alt hình ảnh
  • Meta Description 
  • URL (phần đường link)
  • Trong nội dung trang

Lời kết

Trên đây, Vieclam24h.vn đã cung cấp những thông tin cơ bản về keyword là gì cũng như các loại keyword được dùng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp bạn sử dụng keyword trong bài viết SEO cho hiệu quả hơn. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Giải mã về nghề Account là gì, kỹ năng cần thiết để trở thành Account chuyên nghiệp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục