Bí quyết rèn luyện kỹ năng ra quyết định nhanh chóng, đúng thời cơ

Kỹ năng ra quyết định là kỹ năng mềm được sử dụng mỗi ngày để quyết định từ những điều nhỏ nhất. Ra quyết định không khó, nhưng để có được quyết định đúng thì bạn sẽ cần trau dồi thêm kỹ năng để không ảnh hưởng đến sự thành công của một doanh nghiệp. Trong bài viết sau, hãy cùng Nghề nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định đúng nhé!

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định (tên tiếng Anh là Problem Solving skills) là kỹ năng mềm được hình thành từ quá trình phân tích, tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin khác nhau và đưa ra các quyết định cụ thể. 

Kỹ năng này được xem là một trong những kỹ năng cần có của một bạn ứng viên, nhân sự khi ứng tuyển/làm việc trong doanh nghiệp. Những quyết định đó có thể đúng hoặc chưa đúng nhưng đều hướng đến giải quyết vấn đề gặp phải. 

kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp cho cuộc sống, công việc tốt hơn.

Lợi ích khi sở hữu kỹ năng quyết định tốt: 

  • Đạt được mục đích tại nơi làm việc và trong cuộc sống.
  • Tránh hoặc hạn chế được những sai lầm, rủi ro có thể để lại hậu quả không mong muốn.

Bí quyết để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills)

Bí quyết 1: Tích lũy kiến thức cơ bản thông qua khóa học, tài liệu

Tham gia các khóa học, đọc tài liệu online là cách giúp bạn trau dồi và tích lũy kiến thức cơ bản về kỹ năng ra quyết định hiệu quả nhất. Với kho tàng kiến thức khổng lồ hiện này, không khó để bạn tìm thấy khóa học, tài liệu liên quan đến phát triển kỹ năng này. Thường xuyên truy cập vào blog của Việc làm 24h cũng là một cách để bạn tích lũy kiến thức. 

Bí quyết 2: Luôn tìm cách nhìn nhận và phân tích một sự việc, vấn đề

Một người có kỹ năng ra quyết định tốt sẽ là người biết xác định tình huống, bối cảnh vấn đề cũng như mục đích khi giải quyết. Có như vậy thì mới tìm ra điểm mấu chốt, tính khả thi của các quyết định sau đó

Câu hỏi có thể đặt ra để tìm hiểu vấn đề: Vậy chính xác, vấn đề mình phải quyết định là gì? 

Bí quyết 3: Cố gắng phân tích và đưa ra các giải pháp trước khi quyết định

Sau khi biết rõ vấn đề rồi, việc tiếp theo là đưa ra hoặc nhận định các giải pháp đã có để phân tích, lựa chọn. Bạn nên tham khảo thêm một số ý kiến từ những người tin tưởng để lấy thêm góc nhìn cũng như nhận thêm đánh giá về ưu – nhược điểm của từng giải pháp. Từ những thông tin có được, bạn sẽ nhanh chóng ra quyết định để giải quyết triệt để vấn đề.

kỹ năng ra quyết định
Phân tích kỹ để có những quyết định đúng đắn.

Bí quyết 4: Quyết định dựa trên những thông tin có cơ sở 

Sau khi cân nhắc tất cả thông tin có căn cứ liên quan đến vấn đề cần quyết định, bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Cùng với đó, bạn cũng cần cân nhắc xem liệu quyết định có ảnh hưởng đến người khác hay không. 

Bí quyết 5: Phát triển đồng thời các kỹ năng khác 

Để có thể phát triển kỹ năng ra quyết định, bạn cần đồng thời phải nâng cao các kỹ năng như: 

Sau khi cải thiện các kỹ năng mềm trên thì việc ra quyết định của bạn sẽ trở nên dễ dàng và đúng đắn hơn. 

Bí quyết 6: Tập thực hành kỹ năng ra quyết định trên những tình huống cụ thể

Học thường đi đôi với hành, do đó khi bạn nắm vững lý thuyết thì nên tìm cách thực hành trên các tình huống cụ thể. Trong cuộc sống hay công việc sẽ không thiếu các trường hợp mà bạn có thể dùng làm ví dụ để mình rèn luyện. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ một ví dụ kinh điển: 

Giả sử bạn là chủ của một cửa hàng kinh doanh điện thoại nằm trong chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ công nghệ của một tập đoàn nổi tiếng. Vấn đề cần giải quyết ở đây là làm sao để doanh số của cửa hàng bạn tăng lên so với quý trước, nếu không bạn sẽ phải nghỉ việc.

Trong trường hợp này: 

  • Việc đầu tiên bạn cần làm là gạt cảm xúc, sự lo lắng, căng thẳng để tập trung vào từ khóa “tăng doanh số”. 
  • Sau đó, bạn đi tìm nguyên nhân của việc doanh số sụt giảm so với tháng trước (có thể đến từ thị trường, Marketing, đội ngũ bán hàng, hàng hóa…)
  • Bạn cần nắm rõ thời gian để giải quyết là bao lâu?
  • Những nguồn lực hiện có? 
  • Và các phương án khả thi thời điểm này? 

Sau khi có được những thông tin này, bạn sẽ dành thời gian để phân tích ưu – nhược điểm của từng phương án và đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề sụt giảm doanh thu. 

kỹ năng ra quyết định
Tập thực hành kỹ năng ra quyết định trên những tình huống cụ thể sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi gặp tình huống tương tự.

Một số lời khuyên giúp cải thiện kỹ năng ra quyết định

Luôn xác định rõ mục tiêu cần đạt được: Trước khi quyết định, bạn cần phải biết được mục tiêu cụ thể mà mình muốn hướng đến. Điều này sẽ giúp bạn có sự tập trung cũng như động lực để tìm phương án giải quyết các vấn đề. Có phương án rồi bạn mới có thể ra quyết định.

Nên lấy lời khuyên từ người đáng tin tưởng: Bởi những người đó mới có thể cho bạn lời khuyên hợp lý và cái nhìn khách quan, cũng như dám chia sẻ thật lòng. Điều này không hẳn là bạn không nên tham khảo nhiều người khác. Nhưng dù sao, bạn cũng phải là người chắt lọc lại các lời khuyên và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Cố gắng không để bị chi phối bởi người khác: Việc thu thập ý kiến trước khi ra quyết định là điều cần nhưng thực tế không phải bất kỳ đóng góp nào cũng phù hợp. Bạn cần chọn lọc từ những ý kiến đó, rồi đưa ra ý kiến của mình một cách độc lập và quyết đoán.

Biết được điểm yếu, hạn chế của mình: Thực tế là không có ai là hoàn mỹ và mỗi người sẽ có những thế mạnh riêng của bạn thân. Do đó, để có được những quyết định đúng trong lĩnh vực bạn không am hiểu, cách tốt nhất là tham khảo thêm nhiều ý kiến khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần tập trung phát triển bản thân. Hãy cố gắng trau dồi kiến thức, hiểu biết và khắc phục những điểm còn hạn chế của mình để những lần ra quyết định sau sẽ kịp thời, đúng đắn hơn.

Giảm bớt thời gian phân tích: Mặc dù việc thu thập thông tin trước khi ra quyết định là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu phân tích quá nhiều, bạn sẽ có khả năng rơi vào tình thế bị Tê liệt bởi phân tích – paralysis by analysis và mất đi khả năng ra quyết định. Vậy nên hãy giới hạn thời gian phân tích của mình hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác để có được những đánh giá khách quan, chính xác và không bị mất quá nhiều thời gian. 

Quyết định luôn phải đi kèm với hành động: Khi bạn đã quyết định một vấn đề thì cần nhất quán trong các hành động. Có như vậy, quyết định của bạn mới được nhiều sự ủng hộ của mọi người, cũng như để thấy được quyết tâm của bản thân dành cho công việc.

kỹ năng ra quyết định
Quyết định đi kèm với hành động sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng giữa mọi người với bạn.

Bạn cần đứng ra chịu trách nhiệm với mọi quyết định của mình: Ngừng đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh, bạn phải là người chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Nếu bạn trao cho ai cơ hội được thay mình quyết định thì dù quyết định đó đúng hay sai, bạn sẽ cũng phải đứng ra nhận một phần trách nhiệm. 

Không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những quyết định sai lầm: Quyết định sẽ có thời điểm đúng, thời điểm chưa phù hợp nhưng đó luôn là bài học quý giá để bạn rút kinh nghiệm cho mình. Đồng thời, bạn cũng cần học hỏi cách xử lý của những người đi trước để chuẩn bị các phương án khi gặp phải tình huống tương tự. 

Viết ra giấy hoặc email quyết định của mình: Việc ghi chép lại bằng giấy, email…sẽ giúp bạn ghi nhớ những quyết định của mình tại mọi thời điểm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm lại những quyết định theo từng bối cảnh và có thể áp dụng cho lần tương tự. 

Cách thể hiện kỹ năng ra quyết định với nhà tuyển dụng 

Nhà tuyển dụng khi  cần tìm kiếm các vị trí quản lý, trưởng phòng, giám đốc đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng ra quyết định. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường cũng có thể sử dụng kỹ năng này làm vũ khí cạnh tranh với các bạn ứng viên khác. 

  • Đầu tiên, bạn cần xác định được nhóm công việc sẽ cần đến kỹ năng ra quyết định như  IT, nhân viên bán hàng, MKT, kế toán, tài chính…
  • Tiếp đến, ở mục kỹ năng trên hồ sơ ứng tuyển (CV), bạn hãy ghi rõ mình có kỹ năng ra quyết định. Nếu được, hãy mô tả 1-2 quyết định của bạn làm ảnh hưởng đến công ty, bạn bè, trường học và đạt được những thành quả tích cực. 
  • Sau đó, khi tham gia phỏng vấn, hãy trao đổi với nhà tuyển dụng những tình huống (liên quan đến cuộc phỏng vấn, công việc, học hành…) mà bạn phải ra quyết định. Bạn nên chuẩn bị trước cho phần này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ cho bạn một số bí quyết cải thiện kỹ năng ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng hơn. Chúc bạn sớm thành công và đừng quên truy cập Việc Làm 24h để tìm thấy cơ hội việc làm hấp dẫn!

Xem thêm: Nên học nghề gì khi không học Đại học? Top 8 nghề nghiệp lương cao hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục