Trao đổi với sếp là việc rất nhiều nhân viên muốn làm nhưng không phải ai cũng làm được. Làm thế nào để trình bày tất cả với sếp mà không bị đứt quãng? Làm thế nào để sếp có thể lắng nghe hết phần trình bày của bạn? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tham khảo những bí kíp sau đây nhé!
1. Trình bày ý chính, sau đó bổ sung ý phụ
Hãy bắt đầu trình bày bằng những ý chính, như vậy sẽ đỡ tốn thời gian của sếp và bạn. Bạn thừa biết sếp có rất ít thời gian rảnh, còn nhiều việc đang chờ sếp giải quyết, nên sếp sẽ không bao giờ dành quá nhiều thời gian để nghe bạn trình bày tất cả. Vì thế, khi muốn trình bày việc gì đó với sếp bạn cần hệ thống những ý chính để trình sếp nghe trước, nếu sếp hứng thú với ý nào thì bạn trình bày chi tiết thêm cho ý đó. Nếu nghe xong tất cả các ý chính mà sếp vẫn còn muốn nghe nữa thì bạn hãy trình bày tất cả ý phụ theo thứ tự các ý chính.
Bằng cách này, sếp sẽ dễ theo dõi phần trình bày của bạn, đồng thời sẽ đưa ra những góp ý hữu ích cho bạn. Như thế, cuộc trao đổi giữa bạn và sếp mới hiệu quả và không mất thời gian của đôi bên.
Xem thêm: Nịnh sếp để được thăng tiến trong công việc, nên hay không?
2. Trình bày theo cách sếp muốn
Hãy tìm hiểu xem sếp bạn thích cách trình bày như thế nào. Ngắn gọn súc tích, trình bày bằng các gạch đầu dòng hay phải theo khuôn mẫu, trình bày theo thứ tự rõ ràng. Hãy trình bày theo cách sếp muốn.
Ngoài ra, bạn cần chọn đúng thời điểm để trình bày vấn đề với sếp. Bạn nên tìm hiểu và tránh những thời điểm sếp bận rộn, không thể đọc mail hay nghe bạn trình bày trực tiếp. Hãy chọn những lúc sếp nghỉ ngơi và hẹn trước với sếp để được trình bày ý kiến. Nếu cảm thấy có nhiều vấn đề bạn phải trình bày với sếp thì hãy hẹn sếp vào một ngày nghỉ cuối tuần để cả hai có thời gian trao đổi với nhau nhiều hơn.
Xem thêm: Làm thế nào để thấu hiểu tâm ý sếp?
3. Sếp lắng nghe khi bạn đưa ra đủ thông tin mà sếp cần
Không phải thông tin gì bạn cũng trình bày với sếp, bạn cần phải biết được sếp đang quan tâm những thông tin gì để từ đó hệ thống lại thứ tự thông tin trình bày với sếp. Một số vị sếp chỉ muốn nghe những thông tin cơ bản và không đủ kiên nhẫn để nghe tất cả thông tin của bạn thì bạn phải biết cách trình bày ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý.
Đôi khi, lượng thông tin mà sếp cần còn tùy thuộc vào bối cảnh. Ví dụ như với thời đại công nghệ số hiện nay, thị trường cần những sản phẩm có những nhiều tính năng hữu ích cho người dùng thì sếp sẽ rất quan tâm đến việc bạn sẽ đề xuất ý tưởng về dòng sản phẩm mới cho công ty.
Xem thêm: 5 cách giúp bạn nhanh chóng phát triển mối quan hệ với sếp chốn công sở
4. Thẳng thắn trình bày khi sếp lắng nghe bạn
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, bạn hãy đến gặp sếp và trình bày vấn đề với sếp. Đừng nên vòng vo mà hãy vào thẳng vấn đề để sếp biết chính xác bạn đang cần gì. Sau đó hãy hỏi ý kiến sếp về cách giải quyết hay thực thi vấn đề đó. Trong khi trình bày, hãy giữ tinh thần bình tĩnh, thoải mái để sếp dễ dàng trao đổi với bạn. Và nếu sếp cho rằng bạn là người suy nghĩ thấu đáo và khách quan, sếp sẽ tin tưởng hơn vào những gì bạn nói.
Để sếp có thể lắng nghe bạn nói là một việc không quá khó. Nếu bạn cứ mãi e ngại, lo lắng khi phải nói chuyện trực tiếp với sếp thì những vấn đề của bạn mãi sẽ không được giải quyết. Và nếu sếp bạn là một nhà lãnh đạo giỏi thì bản thân họ cũng rất mong nhân viên sẽ thẳng thắn trao đổi ý kiến với mình. Vì thế, hãy cứ mạnh dạn trình bày với sếp và đừng quên những bí quyết trên.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực bản thân, truy cập ngay Việc Làm 24h bên dưới nhé!
Xem thêm: Mối quan hệ toxic là gì? 4 lời khuyên để tránh xa mối quan hệ toxic chốn công sở