Nhà đầu tư thiên thần là gì, có thực sự là mạnh thường quân của các startup?

Trên hành trình ấp ủ khát khao khởi nghiệp thành công, việc tìm kiếm nguồn vốn để tạo đà phát triển là một vấn đề nan giải mà hầu hết các startup phải đối mặt. Hiện nay, có nhiều cách để các startup huy động vốn đầu tư và nhà đầu tư thiên thần là một trong những lựa chọn lý tưởng. Vậy nhà đầu tư thiên thần là gì? Có gì khác biệt với nhà đầu tư mạo hiểm? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ đi sâu vào bản chất của nhà đầu tư này và những mặt lợi ích – hạn chế khi tìm kiếm sự hỗ trợ của các “mạnh thường quân” này nhé!

Nhà đầu tư thiên thần là gì?

nhà đầu tư thiên thần
Nhiều startup vẫn chưa thực sự hiểu rõ nhà đầu tư thiên thần là gì?

Nhà đầu tư thiên thần (Angel investor) còn được gọi là nhà đầu tư hạt giống. Đây là cá nhân hoặc tổ chức có khối tài sản ròng lớn, thường đầu tư, hỗ trợ tài chính đầu tiên hoặc trong các giai đoạn bắt đầu hoạt động của các công ty khởi nghiệp. Mục đích của các là đổi lấy quyền sở hữu công ty bằng cách trực tiếp mua cổ phần hoặc dựa vào các khoản nợ chuyển đổi. 

Nguồn gốc của thuật ngữ “thiên thần” đến từ nhà hát Broadway, khi những người giàu chi tiền để thúc đẩy các tác phẩm trên sân khấu. Cụm từ “nhà đầu tư thiên thần” được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Mạo hiểm – William Wetzel. 

Đặc điểm

nhà đầu tư thiên thần
Bản chất của các nhà đầu tư thiên thần là gì?

Đầu tư thiên thần là hình thức đầu tư vốn cổ phần tư nhân. Các nhà đầu tư có giá trị ròng cao, tài chính vững vàng sẽ tìm kiếm cơ hội tăng tỷ lệ lợi nhuận bằng cách chấp nhận rủi ro nhiều hơn so với hình thức đầu tư vào thị trường đại chúng. 

Thông thường, nhà đầu tư là người có khối tài sản lớn, có bối cảnh gia đình làm kinh doanh hoặc mạng lưới quan hệ tốt. Các nhà đầu tư thường sử dụng tiền của chính mình để đầu tư trong giai đoạn đầu cả các công ty khởi nghiệp. Những khoản đầu tư này có tính rủi ro lớn và thường không chiếm quá 10% danh mục đầu tư. 

Điều kiện mà nhà đầu tư đưa ta thường thuận lợi và dễ đáp ứng hơn so với người cho vay. Thay vì chỉ hướng đến lợi nhuận, họ tin tưởng vào ý tưởng, giải pháp hoặc sản phẩm của công ty khởi nghiệp và chú trọng vào việc đầu tư để giúp công ty bắt đầu kinh doanh.

Hầu hết các nhà đầu tư luôn được chào đón bởi các công ty khởi nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Các công ty này cho rằng việc thoả thuận với nhà đầu tư để nhận được nguồn vốn sẽ dễ dàng hơn so với các hình thức tài trợ khác.

Ưu điểm và nhược điểm khi kêu gọi nhà đầu tư thiên thần

nhà đầu tư thiên thần
Có nên kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà đầu tư?

Ưu điểm

Đầu tiên, việc huy động vốn từ nhà đầu tư thiên thần ít rủi ro hơn so với việc vay thế chấp. Nhà đầu tư thường tham gia cố vấn và đề xuất chiến lược. Do đó các các công ty khởi nghiệp sẽ được “thừa hưởng” sự uy tín và mối quan hệ có lợi từ các nhà đầu tư thiên thần. 

Hơn nữa, các nhà đầu tư vừa mạnh về tài chính vừa có kỹ năng kinh doanh, đầu tư sành sỏi với chuyên môn và tầm nhìn cao. Chính vì thế mà những startup kêu gọi nhà đầu tư này thường sẽ có tỷ lệ thành công khá cao.

Nhược điểm

Các công ty startup khi kêu gọi nhà đầu tư thiên thần thường gặp nguy cơ bị mất hoàn toàn quyền kiểm soát để đổi lấy các quyền lợi về kinh tế. Thậm chí nhiều công ty còn phải đánh đổi đến 50% cổ phần để nhận được sự đầu tư. Chính vì thế mà nhà đầu tư sẽ có tiếng nói và quyền kiểm soát công ty sau này. Bên cạnh đó, công ty khởi nghiệp còn phải chịu nhiều áp lực về tốc độ phát triển và tỷ lệ lợi nhuận, nhằm đạt được kỳ vọng theo thỏa thuận gọi vốn ban đầu.

Cách nhà đầu tư thiên thần “rót” vốn

Nhà đầu tư thường rót vốn một lần để hỗ trợ công ty khởi nghiệp. Nguồn vốn này sẽ được dùng vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện chiến lược kinh doanh. Nếu công ty phát triển, có doanh thu thì nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận tương ứng.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tiếp tục rót vốn giúp công ty vượt qua các giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, quyết định rót vốn của nhà đầu tư còn phụ thuộc vào tiềm năng phát triển hoặc khả năng phục hồi của công ty.

Điểm khác biệt giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm

nhà đầu tư thiên thần
So sánh giữa hai nhà đầu tư.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa 2 nhà đầu tư:

1. Giai đoạn đầu tư

Thường đầu tư vào giai đoạn ban đầu của các công ty khởi nghiệp, khi công ty cần vốn để bắt đầu hoạt động và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên. Giai đoạn góp vốn thường từ cuối giai đoạn hoàn thiện công nghệ kỹ thuật cho đến đầu giai đoạn gia nhập thị trường.

Nhà đầu tư mạo hiểm: Thường tập hợp khoản đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, chú trọng đầu tư vào giai đoạn sinh lời của các công ty khởi nghiệp. Lúc này, công ty đã điều chỉnh mô hình kinh doanh, cần vốn để tăng trưởng và mở rộng thị trường. Các nhà đầu tư mạo hiểm thường hỗ trợ công ty tăng trưởng cho đến khi sẵn sàng trở thành công ty đại chúng hoặc công ty được mua lại. 

2. Mức độ rủi ro

Nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho khoản đầu tư. Nhà đầu tư thiên thần đầu tư sớm hơn nhà đầu tư mạo hiểm nên thường sẽ có rủi ro cao hơn đối với các khoản đầu tư. 

Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm là hình thức quỹ đầu tư nên phải chịu áp lực lớn đến từ những người đã góp vốn vào quỹ. Do vậy, trong mối quan hệ đầu tư, các startup sẽ phải chịu áp lực về doanh số từ quỹ đầu tư mạo hiểm lớn hơn nhà đầu tư thiên thần. 

3. Quyền ra quyết định

Nhà đầu tư thường tự mình ra quyết định, không bị chi phối bởi ai ngoại trừ vợ hoặc chồng (nếu có).

Nhà đầu tư mạo hiểm: Hình thành Ủy ban đầu tư và cùng làm việc để đưa ra quyết định khách quan về các thương vụ định đầu tư.

4. Số tiền đầu tư

Nhà đầu tư thiên thần: Thường đầu tư bằng cách bỏ tiền túi ra, không chiếm quá 10% danh mục đầu tư và thường là cá nhân hoặc tổ chức nhỏ.

Nhà đầu tư mạo hiểm: Thường huy động vốn của nhiều người vào quỹ đầu tư mạo hiểm rồi đem đi đầu tư vào công ty khởi nghiệp. Do đó, khả năng đầu tư dồi dào, số tiền đầu tư tăng qua các vòng đầu tư và thường là các quỹ đầu tư hoặc tổ chức tài chính lớn.

5. Ước tính thời gian đầu tư

Cả nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều tìm kiếm cơ hội thoái vốn hoặc sự kiện tạo thanh khoản để thu hồi vốn trong khoảng 3 – 5 năm. Tuy một số khoản đầu tư sẽ cần thời gian dài hơn, nhưng các nhà đầu tư cần lấy lại số tiền đầu tư đã bỏ ra. Còn các nhà đầu tư mạo hiểm gặp phải áp lực lớn do quỹ đầu tư mạo hiểm thường có vòng đời khoảng 10 năm, sau đó phải hoàn trả toàn bộ vốn và lợi nhuận cho các thành viên.

6. Mức độ tham gia đối với Hội đồng quản trị

Khi các nhà đầu tư theo nhóm, sẽ có 1 nhà đầu tư tham gia vào Hội đồng quản trị và đại diện cho quyền lợi của các nhà đầu tư khác. Nếu có những đóng góp đáng kể, nhà đầu tư sẽ tiếp tục có chỗ đứng trong Hội đồng quản trị. Trong vài trường hợp, nhà đầu tư mạo hiểm sẽ đại diện nhà đầu tư, còn nhà đầu tư thiên thần trở thành người quan sát, không có quyền biểu quyết hay rút toàn bộ khỏi Hội đồng quản trị.

Xem thêm: Venture Capital là gì? Khởi nghiệp không còn là giấc mơ với 5 quỹ đầu tư mạo hiểm

Tìm các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam uy tín hiện nay

Dưới đây là các nhà đầu tư ở Việt Nam mà bất kỳ startup nào cũng cần biết:

  • Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Công ty cổ phần Đầu tư Innovation Hub
  • Công ty cổ phần tư nhân Đầu tư và Khởi nghiệp quốc gia
  • Công ty cổ phần Tư vấn quản lý Việt
  • Công ty TNHH Angels 4 Us
  • Trung tâm Ươm tạo Khởi nghiệp Sông Hàn
  • Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội
  • Công ty cổ phần Capella Việt Nam
  • Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội

Xem thêm: Unicorn là gì? Đâu là các công ty Kỳ Lân hàng đầu tại Việt Nam?

Kết luận

Trong cộng đồng khởi nghiệp, nhà đầu từ thiên thần là một trong những cách huy động vốn đầu tư mang đến hy vọng cho các startup. Hy vọng những thông tin mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu nhà đầu tư thiên thần là gì cũng như cân nhắc các ưu và nhược điểm của hình thức nhóm nhà đầu tư này. Các bạn có thể theo dõi các bài viết khác của Việc Làm 24h để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về tài chính – chứng khoán nhé!

Xem thêm: Chánh văn phòng là gì? Tìm hiểu các nhiệm vụ của chánh văn phòng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục