PBN là gì? Cách xây dựng PNB sao cho hiệu quả

Phát triển backlink chất lượng luôn là bài toán không đơn giản với SEO website. Thay vì bỏ tiền mua hoặc chờ những backlink bên ngoài, nhiều SEOer chọn tự xây dựng hệ thống PBN để tự tạo backlink. PBN là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về PBN qua bài viết.

PBN là gì?

PNB (viết tắt của Private Blog Network) là mạng lưới website do SEOer tạo ra nhằm tự tạo backlink trỏ về website cần SEO.

Mục đích của PNB là thúc đẩy thứ hạng SEO trên công cụ tìm kiếm. PBN tạo ra các liên kết ngược, liên kết tới một tên miền trung tâm sau đó chuyển giá trị liên kết tới đó, nhằm tăng thứ hạng website.

So với các phương pháp tạo backlink thông thường, khi sử dụng PBN, SEOer có toàn quyền với backlink này: đặt anchor text nào bạn muốn, trỏ về bất cứ website nào và tăng thứ hạng cho website đó. 

Nghe có vẻ tuyệt! Nhưng thực tế, các công cụ tìm kiếm không thích điều này. 

Google quy định: bất cứ link nào nhằm thao túng xếp hạng kết quả tìm kiếm đều bị coi là link spam.

Bởi vậy, nhiều người coi PBN là phương pháp SEO mũ đen, cung cấp ít hoặc hầu như không có giá trị lâu dài cho trang web liên kết.

Nguyên tắc hoạt động của PBN là gì?

PBN hoạt động theo cách dùng các tên miền không còn sử dụng (thường là đã hết hạn hoặc được chuyển giao, bán đấu giá) nhưng đã kiếm được một số liên kết hoặc được cấp một số quyền hạn trong mắt công cụ tìm kiếm. Người làm SEO mua các tên miền này, xây dựng quyền hạn cho chúng và biến chúng thành trang web thuộc mạng lưới blog cá nhân. Tiếp đó, họ đăng các nội dung cơ bản gồm các backlink trỏ về trang web cần SEO.

Thông qua hệ thống PBN, website đích của bạn sẽ tăng uy tín do có nhiều backlink trỏ về. 

pbn là gì
PBN tận dụng lại các website không dùng nữa nhưng còn giá trị trong mắt công cụ tìm kiếm.

Ví dụ về cách sử dụng PBN

Để hiểu hơn về PBN là gì, bạn có thể theo dõi ví dụ sau.

Doanh nghiệp X thành lập cách đây 10 năm. Khi đó, họ xây dựng một website với tên miền X.com. Trong suốt 10 năm, công ty làm ăn phát triển lớn tới nỗi X nhận được rất nhiều đánh giá cũng như các bài PR trên báo chí. Rất nhiều trang web khác trỏ về website X.com. 

Tuy nhiên, khi tên miền X.com hết hạn, chủ doanh nghiệp muốn đổi tên thương hiệu sang Y và muốn xây dựng một website mới Y.com. Hoặc đơn giản là thời điểm kinh tế khó khăn, công ty X phá sản và website X.com không còn dùng nữa.

Do đó, tên miền X.com bị bỏ đi, kèm theo rất nhiều giá trị từ website được gây dựng suốt nhiều năm qua. Lúc này, tên miền X.com thường sẽ được đấu giá (bán cho người mua khác) hoặc hết hạn.  

Một SEOer đấu giá mua lại tên miền cũ này và biến X.com trở thành một PBN, sử dụng nó để cung cấp backlink trỏ về website đích anh ta cần SEO. Rõ ràng, với uy tín suốt gần 10 năm gây dựng, X.com vẫn là một site chất lượng, từ đó giúp tăng thứ hạng cho website cần SEO. 

Ưu điểm – hạn chế của PBN là gì?

PBN có thể giúp website lên top nhanh chóng nhưng cũng khiến web dễ bị xử phạt vì thao túng công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, nhiều người không cho rằng phương pháp này là SEO mũ đen và vẫn đang được nhiều SEOer sử dụng. 

pbn là gì
Nhiều người coi PBN là phương pháp SEO mũ đen.

Rủi ro khi sử dụng PBN SEO là gì?

  • Bị phạt vì thao túng công cụ tìm kiếm.
  • Tốn tương đối nhiều thời gian lẫn chi phí để duy trì.
  • Rủi ro về footprint khi các thuật toán ngày càng hiện đại.
  • Khi hệ thống PBN bị phạt, site đang cần lên TOP cũng sẽ bị ảnh hưởng

Những rủi ro doanh nghiệp nên cân nhắc khi thực hiện PBN

  • Tăng giả thứ hạng

Thứ hạng của website có thể tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, PBN sẽ không hiệu quả. Ngay sau khi các công cụ tìm kiếm phát hiện ra sự không bình thường, trang web sẽ bị giảm khả năng hiển thị. 

  • Website bị phạt

Khi các công cụ tìm kiếm phát hiện ra website của bạn dùng liên kết mang tính thao túng, nhẹ thì website bị mất thứ hạng, nặng thì web bị xoá khỏi chỉ mục. 

  • Khả năng bị bỏ qua liên kết

Bạn bỏ ra nhiều công sức và nguồn lực để xây dựng liên kết. Tuy nhiên, các liên kết được coi là không tự nhiên dựa theo thuật toán từ công cụ tìm kiếm thường sẽ bị bỏ qua. Khi đó, xây dựng PBN với rất nhiều nguồn lực đều sẽ thành lãng phí.

pbn là gì
PBN tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Ưu điểm của PBN là gì?

Mặc dù có tiềm ẩn rủi ro nhưng nhiều SEOer vẫn sử dụng PBN bởi nhiều lý do.

  • Hiệu quả nhanh chóng

Sử dụng backlink hay liên kết ngược là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới thứ hạng website. PBN có thể giúp trang web tăng thứ hạng nhanh chóng thông qua liên kết của nhiều backlink, khiến công cụ tìm kiếm cho rằng trang web đích của bạn đáng tin cậy. Từ đó, website có thể lên top nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này thường chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. Ngay khi Google hoặc các công cụ tìm kiếm phát hiện ra bạn đang thao túng backlink, sự xử phạt sẽ là tương đối nặng nề. 

  • Dễ kiểm soát và thao tác với các Anchor text

Mạng lưới PBN cho phép toàn quyền kiểm soát với Anchor text trên các trang này. SEOer có thể chọn chính xác Anchor text và đảm bảo chúng được tối ưu hoá. Do đó cơ hội tăng liên kết ngược nhanh chóng và tạo hiệu quả nhanh, giúp cải thiện tức thời thứ hạng.

pbn là gì
Tuy nhiên PBN có thể giúp SEO lên top tìm kiếm trong thời gian ngắn.

Cách xây dựng PBN

Như vậy bạn đã hiểu PBN là gì, ưu và nhược điểm của phương pháp này. Để xây dựng PBN, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn các tên miền hết hạn và có tính thẩm quyền cao trong ngành. 

Các tên miền hết hạn vẫn được Google (hoặc các công cụ tìm kiếm) lập chỉ mục. Việc tìm mua domain này tương đối tốn chi phí. Người làm SEO thường mua các domain đấu giá hoặc domain hết hạn. Domain đấu giá thường được đánh giá tốt hơn bởi chúng chất lượng hơn các domain đã hết hạn. 

Bước 2: Khôi phục cấu trúc, nội dung của website cũ và đưa vào các nội dung liên quan. 

Thông thường, các nội dung mới này có liên quan đến tên miền cũ và “đánh lừa” được công cụ tìm kiếm là trang web vẫn đang hoạt động như bình thường. Ngoài ra, người làm SEO cũng xoá các thông tin cũ liên quan đến chủ sở hữu trước khi của Website. 

Bước 3: Đặt PBN ở các hosting (nơi lưu trữ) khác nhau để chúng trông có vẻ đang thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau. 

Để xây dựng PBN, bạn cần lưu ý tới các yếu tố sau khi chọn hosting:

+ Tốc độ: website có tốc độ chậm khiến PBN kém hiệu quả.

+ Dải IP của các web cần khác nhau.

+ Chi phí không quá cao.

+ Dùng mã nguồn WordPress để giúp dễ dàng quản lý website.

+ Tính bảo mật tốt.

Bước 4: Xây dựng nội dung mới cho PBN để tạo backlink

Nội dung chất lượng là yếu tố quan trọng để tạo ra PBN có backlink chất lượng. Bạn có thể phân loại website trong hệ thống PBN và lên kế hoạch nội dung và kế hoạch phát triển chúng như một website thực sự. Cụ thể, bạn cần quan tâm:

+ Số bài viết

+ Số từ trong mỗi bài viết

+ Có lượt bình luận hay không

+ Mục tiêu truy cập

+ Backlink 

Bước 5: Tạo backlink

Sau khi xây dựng nội dung trên PBN một thời gian, chủ sở hữu bắt đầu khai thác backlink nhằm đẩy nhanh thứ hạng từ khoá. 

Để đạt hiệu quả tốt, mỗi website vệ tinh thường cần ít nhất 100 domain trỏ về. Mỗi bài viết có thể chứa tối đa 2 backlink (sử dụng anchor text dài hoặc toàn bộ tiêu đề). Đừng quên liên kết trỏ về chính trang chủ web vệ tinh.

Như vậy, với toàn bộ quá trình trên, SEOer thường tốn khoảng 2 tháng để xây dựng liên kết về tới website cần SEO. 

pbn là gì
Sau khoảng 2 tháng xây dựng PBN, các SEOer có thể bắt đầu khai thác backlink.

Chú ý khi xây dựng PBN

Hiện nay vẫn có sự tranh cãi về việc dùng PBN không phải là SEO mũ trắng. Nhưng nhiều người cho rằng, nó cũng không phải là SEO mũ đen. Điều này có lẽ phụ thuộc vào mục đích bạn xây dựng PBN là gì.

Không phải lúc nào dùng PBN cũng hiệu quả. Việc xây dựng PBN trên thực tế tương đối tốn thời gian và nguồn lực. Bạn phải chú ý:

  • Tìm được các domain chất lượng: Domain chất lượng là những tên miền có uy tín cao (đặc biệt là các site cũ có backlink từ các trang báo uy tín); chưa hết hạn và có nội dung liên quan tới nội dung của website cần SEO. Domain tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức.

Đây cũng được xem là bước khó nhất khi xây dựng PBN đòi hỏi SEOer phải có kinh nghiệm đánh giá và tìm domain phù hợp. 

  • Không nên lạm dụng: Khi sử dụng PBN quá đà, bạn rất dễ bị các công cụ tìm kiếm để ý tới và dính phạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới website chính.
  • Để xây dựng PBN hiệu quả cần sự cần chỉnh chu và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực. 

Không phải cứ mua domain về, đăng vài viết sơ sài rồi vội vã đẩy backlink trỏ về website chính là sẽ lên top. Bạn cần thay đổi thông tin người quản lý website cũ (để tránh những tranh chấp sở hữu không cần thiết trong tương lai); xây dựng chủ đề nội dung phù hợp; khiến PBN và website chính có sự liên quan; chăm sóc nội dung cho PBN (đặc biệt với PBN quốc tế – không thể đổi ngôn ngữ, đổi chủ đề đột ngột rồi cứ thế đẩy backlink về…). Nội dung trên PBN là bài đi copy rồi đăng lại cũng khiến PBN không hiệu quả. 

Xem thêm: Giúp bạn xóa mù về domain: Domain là gì, tiêu chí để lựa chọn ra sao?

Lời kết

Hiện nay vẫn có những quan điểm khác nhau PBN là phương pháp SEO mũ đen hay mũ trắng. Dù là mũ trắng hay mũ đen thì đừng quên mục tiêu cuối cùng vẫn là SEO hiệu quả và bền vững cho website đích. 

Những chia ngắn trên đây từ Vieclam24h.vn mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về PBN là gì. Theo dõi Blog Vieclam24h.vn để có thêm kiến thức về SEO cùng nhiều thông tin bổ ích khác.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Search intent là gì? Các loại search intent phổ biến người làm SEO cần biết

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục