Từ những cuộc trò chuyện đến các tình huống quan trọng, chúng ta không thể tránh khỏi việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của mình về mọi thứ xung quanh. Không đơn thuần là lời nói hay câu chữ, phán xét còn là “tấm gương” phản ánh tâm hồn, tư duy của con người. Không phải ai cũng biết phán xét là gì cũng như những ảnh hưởng của hành vi này đến cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ phán xét là gì. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Phán xét là gì?
Phán xét người khác là gì? Về cơ bản, phán xét là hành động hoặc quá trình bày tỏ ý kiến, suy nghĩ hoặc đánh giá về một người, sự việc, tình huống hoặc vấn đề cụ thể dựa trên việc quan sát, trải nghiệm hoặc suy luận cá nhân. Quá trình phát xét được thể hiện thông qua lời nói, viết lách hoặc cử chỉ không lời.
Ví dụ về phán xét
Một sinh viên nhận xét về một bạn cùng lớp: “Cậu ta luôn đến lớp trễ và không bao giờ hoàn thành bài tập. Chắc chắn cậu ta không quan tâm đến việc học.”
Hoặc bạn thấy một người đàn ông đang lái một chiếc xe sang chảnh và đeo những món đồ đắt tiền. Bạn bắt đầu suy nghĩ: “Anh ta chắc chắn giàu có, sinh ra đã làm người giàu thích thật”.
Trong ví dụ này, bạn đưa ra một nhận định về người đàn ông dựa trên những quan sát bên ngoài như chiếc xe và những món đồ mà ông ta đang sử dụng. Phán xét của bạn cho rằng ông ta sinh ra đã rất giàu có.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phán xét này chỉ dựa trên những thông tin hạn chế.. Bạn không biết về lịch sử, nỗ lực lao động hay giá trị cá nhân của người đàn ông đó. Do đó, phán xét có thể không chính xác hoặc thiếu công bằng.
Vì sao chúng ta luôn phán xét người khác?
Khi hiểu rõ phán xét là gì, bạn cần biết vì sao chúng ta lại có thói quen phán xét người khác. Về bản chất, phán xét là một khía cạnh tự nhiên của tư duy con người. Tuy nhiên, đằng sau hành động này thường ẩn chứa một loạt yếu tố tâm lý, xã hội, văn hoá khiến chúng ta dễ rơi vào việc phán xét và đánh giá người khác.
Xuất phát từ thói quen lười suy nghĩ
Theo câu nói của nhà tâm lý học Carl Jung: “Vì việc suy nghĩ quá khó khăn nên hầu hết mọi người đều chọn cách phán xét.”. Trước sự bão hoà thông tin như hiện nay, việc suy nghĩ sâu sắc và phân tích khiến chúng ta mất nhiều năng lượng. Lúc này, phán xét được ví như một lối thoát dễ dàng. Đây chính là cách “rút ngắn” để giải quyết vấn đề hoặc đối mặt với thông tin phức tạp mà chúng ta không muốn dành thời gian suy nghĩ kỹ.
Ảnh hưởng từ xã hội và văn hoá
Môi trường xã hội và văn hoá đóng vai trò lớn trong cách chúng ta nhận thức cũng như đánh giá người khác. Qua việc tiếp xúc với quy chuẩn, giá trị và mẫu mực xã hội, chúng ta hình thành các tiêu chuẩn để so sánh và đánh giá người khác.
Sự thiếu hụt về thông tin
Khi không có đủ thông tin hoặc kiến thức về một người hoặc tình huống, chúng ta thường bị lạc hướng và dựa vào những thông tin hạn chế mà mình có để đưa ra phán đoán. Sự kỳ vọng và đánh giá trên việc thiếu thông tin có thể khiến bạn đánh giá sai về người khác.
Giới hạn về định kiến và niềm tin
Định kiến và niềm tin cá nhân có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta nhìn nhận người khác. Khi đã hình thành một quan điểm nào đó, chúng ta thường dễ rơi vào việc áp đặt các quan điểm này lên mọi tình huống và mọi người xung quanh.
Xem thêm: Vì sao bạn mãi kìm hãm bản thân trong những niềm tin giới hạn?
Không dám vượt qua vùng an toàn
Phán xét người khác cũng có thể bắt nguồn từ việc chúng ta cảm thấy thoải mái trong vùng an toàn tâm lý của bản thân. Chúng ta không muốn suy nghĩ khác với những gì đã hình thành trong đầu hoặc thế giới quan của mình. Vì điều này có thể khiến thế giới của chúng ta bị đảo lộn. Xu hướng nhìn nhận này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thói quen phán xét.
Bản năng quan sát và so sánh
Bản năng con người cũng là yếu tố thúc đẩy chúng ta so sánh chính mình với người khác, đo lường giá trị và mức độ thành công. Khi đánh giá người khác, chúng ta thực chất đang tạo ra một “tấm gương” so sánh. Thông qua sự phản chiếu này, chúng ta sẽ cân đo đong đếm và xác định vị trí của chính mình và phán xét người khác.
Trở thành người hay phán xét là gì?
Có bao giờ bạn nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực khi trở thành người hay phán xét là gì chưa? Bá tước Nightingale đã từng nói: “Khi bạn phán xét người khác, bạn không định nghĩa họ, bạn định nghĩa chính mình.”
Trở thành một người phán xét có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xã hội. Phán xét không chỉ làm hình thành tư duy tiêu cực, tâm lý căng thẳng mà còn hạn chế sự phát triển cá nhân, gây mất niềm tin và tạo khoảng cách với xung quanh.
Tư duy ngày càng tiêu cực, tâm lý căng thẳng
Khi chúng ta tự đặt mình vào vị thế phán xét và tập trung vào điều tiêu cực , chúng ta dễ dàng bỏ qua những khía cạnh tích cực. Việc tập trung vào phán xét cũng tạo ra sự căng thẳng về mặt tinh thần, khiến tâm trạng trở nên nặng nề và mệt mỏi.
Xem thêm: Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị căng thẳng trong công việc?
Hạn chế sự phát triển cá nhân
Khi tập trung vào việc phán xét, chúng ta sẽ tự “đóng khung” suy nghĩ của mình, bỏ lỡ những cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân và khám phá thế giới xung quanh. Không những thế, tư duy phán xét còn khiến chúng ta đánh mất những trải nghiệm quý báu, thiếu góc nhìn đa diện và nhiều chiều.
Mất niềm tin và quan hệ xã hội kém
Những người có tư duy phán xét thường tạo ra một hàng rào bảo vệ xung quanh bản thân, khiến cho mối quan hệ với người khác trở nên khó khăn hơn. Nếu luôn tỏ ra khó chịu hoặc chán nản, bạn có thể làm cho người khác khó tiếp cận và gây mất niềm tin trong mối quan hệ.
Thiếu khả năng đồng cảm
Người hay phán xét thiếu khả năng tự đặt mình vào vị trí người khác và đồng cảm. Trong quá trình giao tiếp, việc phán xét sẽ khiến không khí trở nên căng thẳng, gây mất khả năng kết nối cảm xúc thật sự với đối phương.
Xem thêm: 12 dấu hiệu tố cáo bạn là người có EQ thấp khi đi làm, cần cải thiện ngay!
Làm thế nào để ngưng phán xét người khác?
Ngưng phán xét người khác là một quá trình phức tạp và đòi hỏi lòng kiên nhẫn và quyết tâm thay đổi. Để loại bỏ thói quen phán xét, bạn cần cởi mở với tư duy cũng như góc nhìn của chính mình.
Nhận thức những gì mình đang phán xét
Để khắc phục vấn đề, bạn cần nhận thức rõ về các suy nghĩ và phán đoán mà bạn thường bộc lộ. Trong quá trình giao tiếp, bạn có thể tự đặt ra một số câu hỏi như: “Tôi đang nghĩ gì về người này?” hoặc “Tôi có đang phán xét một cách vội vã không?”.
Đặt mình vào vị trí người khác
Một cách hiệu quả để ngưng phán xét người khác là cố gắng thấu hiểu góc nhìn và cảm xúc của họ. Tốt nhất, bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, trạng thái tinh thần và những thách thức mà họ đang phải đối mặt.
Tôn trọng sự khác biệt
Mỗi người đều có lối sống, giá trị và quan điểm riêng. Chính vì thế, bạn cần tôn trọng sự khác biệt của mọi người. Đây là cách giúp bạn loại bỏ tư duy phán xét người khác.
Lắng nghe và thấu hiểu
Khi có người chia sẻ ý kiến, trải lòng hoặc bày tỏ tâm tư, bạn hãy dành thời gian và thật sự lắng nghe học. Đồng thời, bạn cũng có thể cố gắng hiểu rõ hơn về góc nhìn của mọi người xung quanh và điều gì đang thúc đẩy hành động như vậy.
Xem thêm: Các cấp độ lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ là nhiệm vụ của đôi tai
Tìm hiểu và mở rộng kiến thức
Thay vì phán xét, hãy luôn tò mò. Đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm hiểu con người, văn hóa, giá trị và quan điểm khác nhau. Việc tự học hỏi và nâng cao kiến thức về các vấn đề khác nhau giúp bạn tránh phụ thuộc vào những thông tin hạn chế. Một người có tầm hiểu biết sâu rộng thường có góc nhìn tổng quan và không đánh giá dựa trên những thông tin một chiều.
Tự đặt câu hỏi và đánh giá lại
Khi cảm thấy mình đang phán xét, bạn hãy dừng lại và đặt câu hỏi cho chính mình, như: “Tại sao tôi cần phải phán xét điều này?” hoặc “Liệu tôi có đủ thông tin để đưa ra quyết định này không?” Đây là cách giúp bạn suy nghĩ kỹ hơn trước khi đưa ra ý kiến.
Thực hành sự kiên nhẫn và tự nhìn nhận
Không có hành trình thay đổi nào diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn với chính bản thân và nhìn nhận mọi sai lầm như là cơ hội học hỏi và phát triển.
Học cách đồng cảm
Đồng cảm là khả năng cảm nhận và hiểu rõ cảm xúc của người khác. Bạn hãy học cách đặt mình vào vị trí của người khác và cảm nhận những gì họ đang trải qua.
Nguyên tắc không phán xét trong nghề nghiệp
Trong hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề, không phán xét chính là nguyên tắc hàng đầu. Đặc biệt đối với nghề Coaching.
Coaching và nguyên tắc không phán xét là gì?
Trong lĩnh vực huấn luyện (coaching), mọi quan điểm không được xác định là “đúng” hoặc “sai”. Trong quá trình hướng dẫn, nếu người huấn luyện không tập trung lắng nghe, chỉ nhanh chóng đưa ra phản hồi với khách hàng (coachee), họ có thể mất dần sự kết nối. Ví dụ, khi coachee có những đặc điểm như:
- Là người sống nội tâm.
- Có mục tiêu: Tự tin trình bày trước đám đông.
- Nỗi sợ: Sợ người khác nghĩ xấu và chế nhạo mình.
Nếu không tách rời bản thân khỏi nhận định cá nhân và ngay lập tức đưa ra phán đoán, người hướng dẫn sẽ trở nên thiếu hiểu biết và thiếu cảm thông. Đây cũng chính là tiền đề tạo ra khoảng cách giữa học viên và người hướng dẫn, khiến giai đoạn sau trở nên khó khăn hơn khi cùng nhau làm việc..
Nguyên tắc “KHÔNG PHÁN XÉT” mang ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn. Đó là do mối quan hệ giữa người hướng dẫn và coachee phải dựa trên sự thật, thẳng thắn và tin tưởng lẫn nhau. Vai trò và mục đích của nguyên tắc này là:
- Vai trò: Xác định mối liên hệ giữa hành vi cá nhân và kết quả họ đạt được. Bạn hãy lắng nghe và đồng hành trong cuộc trò chuyện.
- Mục đích: Hiểu rõ tình hình của coachee và phản ứng của họ đối với mục tiêu.
Trong Coaching, khi người hướng dẫn và học viên loại bỏ tư duy phán xét, buổi tập huấn sẽ có chất lượng hơn Đồng thời, người hướng dẫn có thể thu thập thông tin chi tiết, sâu sắc và thể hiện sự đồng cảm với coachee.
Làm thế nào thực hành nguyên tắc “không phán xét” trong Coaching?
Trong quá trình Coaching, việc thực hiện nguyên tắc “Không phán xét” đóng vai trò quan trọng để xây dựng một môi trường tôn trọng và thấu hiểu nhau.
- Bước 1: Tự nhận thức
Trong quá trình Coaching, Coach cần phải tự nhận thức về sự hiện diện của suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm một người hoặc tình huống để quan sát mà không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ riêng. Tập trung vào việc quan sát coachee chân thành mà không chú ý đến những suy nghĩ cá nhân chính là bước đầu thực hiện nguyên tắc không phán xét. - Bước 2: Lắng nghe và thấu hiểu
Kỹ năng lắng nghe là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc “Không phán xét”. Bạn hãy lắng nghe chân thành và đặt mình vào vị trí của người học. - Bước 3: Đặt câu hỏi thay vì phán xét
Thay vì đưa ra ý kiến hoặc suy luận cá nhân, Coach có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để khám phá sâu hơn về suy nghĩ. Từ đó, coachee có thể dễ dàng biểu hiện và bày tỏ cảm xúc của mình. - Bước 4: Tự đặt câu hỏi cho chính mình
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc giữ thái độ không phán xét, Coach có thể tự đặt câu hỏi cho chính mình về chủ đề mà coachee đang trình bày. Khi đặt mình vào vị trí của coachee và đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, Coach có thể loại bỏ những quan điểm cá nhân, chỉ tập trung vào việc thấu hiểu.
Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ phán xét là gì cũng như cách ngưng phán xét người khác. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Việc Làm 24h để tiếp tục đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Series bài viết Mở khóa bản thân đánh dấu sự hợp tác giữa Việc Làm 24h và Vietnam Coaching Institute (VCI) nhằm cung cấp kiến thức về các kỹ năng mềm để người trẻ hiểu bản thân, tăng khả năng thấu cảm với những người xung quanh, tăng sức bật và sự linh hoạt trong thế giới đầy biến động. Vietnam Coaching Institute (VCI) là trường đào tạo Coach đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận của cả 2 tổ chức ICF (International Coach Federation) và CCA (Certified Coaches Alliance). VCI ra đời với mục tiêu khuyến khích, truyền cảm hứng và hỗ trợ cá nhân cũng như tổ chức, doanh nghiệp khai thác và phát triển tiềm năng để đạt được hạnh phúc và thành công toàn diện trong các lĩnh vực cuộc sống.
Xem thêm: Thiết kế cuộc đời: Bạn là kiến trúc sư tự xây cuộc sống đáng mơ ước