Scent Marketing là gì? Điều gì mang đến sự khác biệt khi triển khai tiếp thị mùi hương?

Mùi hương có thể gợi nhớ chúng ta về sự quen thuộc của bữa cơm gia đình, những người thân yêu hoặc những nơi đặc biệt. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng mùi hương cũng có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh? Đó chính là “Scent Marketing” hay tiếp thị mùi hương. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu Scent Marketing là gì và cách mà Scent Marketing ảnh hưởng đến khách hàng trong bài viết dưới đây. 

Scent Marketing là gì?

scent marketing
Bạn đã từng nghe qua Scent Marketing nhưng chưa rõ Scent Marketing là gì?

Scent Marketing là tiếp thị mùi hương, đây là chiến lược tiếp thị dựa trên việc sử dụng mùi hương để thiết lập kết nối sâu sắc với khách hàng nhằm định vị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. 

Khứu giác là một trong những giác quan giàu cảm xúc, một người trưởng thành có khả năng phân biệt hơn 10.000 mùi hương khác nhau. Hơn thế, cứ vài tuần cơ thể chúng ta lại tạo ra các tế bào thần kinh để đảm bảo khứu giác hoạt động tốt. Chính sự kích thích từ mùi hương đã tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ và gợi lên những cảm xúc ấn tượng trong tâm trí mỗi người. 

Không đơn giản chỉ là khuếch tán hương thơm trong không gian, mục tiêu chính của Scent Marketing là gắn kết mùi hương với thương hiệu hoặc sản phẩm và kích thích giác quan của người dùng. Nhờ đó, Scent Marketing lấy mùi hương làm cơ sở để khuếch đại những giá trị về bản sắc thương hiệu, thông điệp tiếp thị, tệp khách hàng.

Lợi ích của Scent Marketing là gì?

scent marketing
Lý do mà nhiều thương hiệu triển khai Scent Marketing là gì?

1. Điểm nhấn từ mùi hương khác biệt

Tạo ra một mùi thơm riêng biệt giúp thương hiệu thể hiện sự ấn tượng không thể nhầm lẫn trong tâm trí khách hàng. Một mùi thơm độc đáo là cách để thương hiệu nói lên câu chuyện của mình và gợi nên những mối liên kết vô hình mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Chẳng hạn mùi da thuộc gợi lên cảm giác sang trọng, lộng lẫy. Trong khi đó, mùi gỗ với tông trầm giúp tạo không khí ấm cúng, cổ kính. Khi khách hàng ngửi thấy mùi hương đặc trưng ở bất kỳ nơi nào, họ sẽ lập tức liên tưởng đến thương hiệu của bạn. 

Xem thêm: Brand Voice: Xây dựng tiếng nói thương hiệu nổi bật trên thị trường

2. Scent Marketing giúp khuếch đại kí ức trải nghiệm

Thật đáng kinh ngạc khi biết rằng một người có thể liên kết mùi hương với trí nhớ chính xác tới khoảng 65% trong thời gian 12 tháng. Sinh lý và tâm lý con người gắn liền với các giác quan, chúng ta liên kết sâu sắc trước những ký ức. Vì vậy chúng ta có thể lặp lại những trải nghiệm dựa trên ký ức tích cực hoặc tránh những ký ức tiêu cực. 

Khách hàng có khả năng ghi nhớ gấp 100 lần khi họ cảm nhận một mùi hương độc đáo. Khi một khách hàng ngửi thấy mùi hương liên quan đến thương hiệu, họ có thể kích hoạt những ký ức và cảm xúc tích cực trong tiềm thức, chính điều này đã thúc đẩy họ đi đến quyết định mua sắm. 

3. Scent Marketing thúc đẩy doanh số bán hàng

Hơn 59% khách hàng sẵn sàng mua sắm nhiều hơn tại một cửa hàng nếu họ cảm nhận mùi thơm dễ chịu và ấn tượng. Khoảng 75% cảm xúc được tạo ra mỗi ngày do mùi hương, điều này khiến các chiến lược Scent Marketing trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng tại cửa hàng. 

Mùi hương đặc trưng không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng mà còn kích thích nhu cầu chi tiêu và tạo ra một trải nghiệm mua sắm thú vị và ấn tượng. Scent Marketing giúp doanh nghiệp dẫn dắt và điều khiển hành vi khách hàng trong thị trường cạnh tranh với đa dạng mặt hàng mẫu mã hiện nay. 

Xem thêm: Tăng doanh số gấp 10 lần nhờ áp dụng hiệu ứng lan truyền trong Marketing

4. Củng cố thương hiệu

Không gian kinh doanh có nhiều điều cần cân nhắc khi phải mang đến bầu không khí phù hợp với sản phẩm, thương hiệu. Việc nghiên cứu vị trí, cách trang trí, ánh sáng, nhiệt độ, âm nhạc cũng như cách khuếch tán hương thơm trong không gian kinh doanh chính là cách giúp củng cố thương hiệu vô cùng hiệu quả. 

Sự quyến rũ của mùi hương được khuếch tán có chiến lược tại các vị trí khác nhau giúp thương hiệu ghi điểm tốt trong tâm trí khách hàng. Các thương hiệu lớn từ tòa nhà, khách sạn, trung tâm spa, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm,… thường thiết lập mùi hương riêng để nâng cao kết nối, định vị bản sắc thương hiệu và củng cố tầm nhìn.  

Xem thêm: Brand Essence là gì? Đi tìm những gì tinh túy nhất của thương hiệu có khó không?

Phân biệt các loại Scent Marketing

scent marketing
Có bao nhiêu hình thức Scent Marketing?

1. Aroma billboard 

Aroma billboard có nghĩa là biển quảng cáo mùi hương, đây là loại hình Scent Marketing táo bạo nhất. Hình thức này thường sử dụng các mùi hương mạnh mẽ, riêng biệt gắn liền với thương hiệu để thu hút người qua đường. Nhiều thương hiệu sử dụng mùi hương đậm đà để lan tỏa trong không khí xung quanh địa điểm kinh doanh, thu hút mọi người từ bên ngoài vào. 

Chẳng hạn như một cửa hàng nhỏ kinh doanh tinh dầu có mùi hương thảo, một tiệm bánh có mùi bánh mì mới nướng thơm nức hay một quán cà phê có mùi như cafe rang thơm nồng. Đây đều là những cách sử dụng Aroma billboard để tạo nên một “biển quảng cáo vô hình” nhằm thu hút nhiều người đến cửa hàng và trải nghiệm mua sắm.

2. Ambient smells

Khi trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng, khách hàng thường tìm kiếm những trải nghiệm khác biệt và không thể thay thế. Chính vì thế mà một số cửa hàng chuyển sang sử dụng Ambient smell – mùi hương dễ chịu và nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian kinh doanh. Một số thương hiệu sử dụng một loại mùi thơm duy nhất hoặc đặt các mùi hương khác nhau ở các khu vực cụ thể. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và đồng thời cải thiện không gian kinh doanh hiệu quả. 

Những mùi hương này không nhất thiết phải là mùi hương đặc trưng của thương hiệu. Thay vào đó, thương hiệu có thể sử dụng hương thơm của hoa oải hương để tạo cảm giác thư giãn cho khách hàng hoặc mùi hoa lan để làm cho khách hàng nán thêm lại cửa hàng. 

Hơn nữa, khách hàng thường cảm nhận những cửa hàng có sử dụng mùi thơm là cao cấp và sang trọng. Một nghiên cứu của Nike cho thấy khách hàng có khả năng mua giày trong các cửa hàng có mùi thơm cao hơn 84% so với những cửa hàng không có mùi thơm. Họ cũng sẵn sàng trả thêm 10 – 20% cho những sản phẩm mà họ mong muốn trong các cửa hàng có hương thơm.

Ambient smell phổ biến bao gồm:

  • Mùi hoa: Khuyến khích người mua nán lại cửa hàng.
  • Mùi da thuộc: Gợi lên cảm giác sang trọng và đẳng cấp.
  • Mùi vải mới: Mang lại cảm giác sạch sẽ, thoáng mát
  • Hoa oải hương: Cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng
  • Vani: Nâng cao tâm trạng.

3. Thematic scenting

Thematic scenting là mùi hương theo chủ đề, đây là đỉnh cao của Scent Marketing. Ý tưởng mùi hương phải phù hợp với bản chất kinh doanh, giống như mùi bỏng ngô ở rạp chiếu phim. Chẳng hạn như thương hiệu Bloomingdale’s đã sử dụng hương dừa trong các sản phẩm đồ bơi và mùi phấn trẻ em trong quần áo trẻ em.

Các nhà tâm lý học cho rằng sự kết hợp của 2 yếu tố thị giác và thính giác có thể ảnh hưởng đến xúc cảm khứu giác trong Scent Marketing. Do đó, nếu mùi hương của bạn không phù hợp với sản phẩm hoặc khu vực kinh doanh, nó có thể khiến khách hàng hàng cảm thấy khó chịu hơn là thích thú.

4. Signature smells

Signature smells là mùi hương đặc trưng, những mùi hương này thường mang thông điệp “chạm” đến cảm giác sâu sắc bên trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và triển khai mùi hương đặc trưng này phải đầu tư chi phí đắt đỏ và tốn nhiều thời gian, do đó, có thể không phù hợp với các thương hiệu nhỏ. Điều quan trọng là tạo ra một không gian thơm mát và nhẹ nhàng để khách hàng cảm thấy thú vị và thoải mái khi mua sắm.

Đối với các thương hiệu có đủ khả năng chi trả, mùi hương đặc trưng tập trung vào việc kết hợp các nốt hương gợi lên cảm xúc và cảm giác cụ thể gắn liền với thương hiệu. Mùi hương này phản ánh rõ nét giá trị thương hiệu và sản phẩm để nổi bật trong mắt khách hàng.

Làm thế nào để triển khai Scent Marketing?

scent marketing
Làm thế nào triển khai Scent Marketing đạt hiệu quả cao?

1. Nghiên cứu mùi hương

Nếu muốn được đón nhận nồng nhiệt, mùi hương phải ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng và phù hợp với sản phẩm, bối cảnh cửa hàng. Mùi hương được thiết kế theo giới tính cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Mùi hương nữ tính, nhẹ nhàng trong cửa hàng thời trang nữ giúp thúc đẩy ý định mua hàng. Cửa hàng của bạn có nhiều chủ đề khác nhau không? Hãy thử tạo mùi hương theo chủ đề ở những khu vực cụ thể phản ánh sản phẩm bán chạy nhất của bạn.

Rõ ràng là một mùi hương dễ chịu sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua sắm và chi tiêu nhiều hơn. Trong khi những thứ kém dễ chịu hơn lại ngăn cản chúng ta bước vào một cửa hàng nào đó.

Để quyết định nên triển khai mùi hương nào, bạn có thể xem xét các yếu tố sau:

  • Bạn muốn khơi dậy cảm xúc gì ở khách hàng?
  • Mùi hương bạn chọn sẽ quyết định cảm giác nào của khách hàng khi đến cửa hàng?
  • Mùi hương nào mô tả đúng nhất về sản phẩm và thương hiệu?
  • Thương hiệu của bạn có thể sử dụng các chủ đề mùi hương khác nhau không?

Mục tiêu là làm cho mùi hương phù hợp với cảm nhận của khách hàng. Chẳng hạn như nếu bạn bán quần áo tập yoga, bạn nên mang đến mùi hương tạo cảm giác yên bình, thư giãn và nhẹ nhàng.

2. Lựa chọn vị trí phù hợp

Sau khi bạn chọn mùi hương phù hợp, hãy nghĩ đến vị trí khuếch tán hương thơm trong không gian kinh doanh để làm yếu tố nền. Hãy cân nhắc loại hình Scent Marketing mà bạn muốn triển khai. Một mùi hương tinh tế kết hợp trong không gian nhẹ nhàng sẽ nâng cao nhận thức của khách hàng về chất lượng thương hiệu và kích thích cách bộ não con người xử lý mùi hương đó. Chẳng hạn như, nếu bạn muốn thu hút khách hàng trên đường phố, hãy chọn Aroma billboard. 

3. Đánh giá phản ứng khách hàng

Hãy đánh giá phản ứng của khách hàng và xác định phương án Scent Marketing có thực sự mang đến những trải nghiệm tuyệt vời đến cho họ không. 

  • Khảo sát khách hàng: Tạo các cuộc khảo sát hoặc trò chuyện trực tiếp với khách hàng để thu nhập thông tin và đánh giá cách mà mùi hương ảnh hưởng đến họ.
  • Giám sát doanh số bán hàng: Xem xét sự thay đổi trong doanh số bán hàng sau khi áp dụng Scent Marketing. Nếu có sự tăng lên đáng kể, đây có thể là một dấu hiệu tích cực về tác động của mùi hương đối với khách hàng.
  • Xem xét thời gian dài: Hãy đánh giá tác động của Scent Marketing trong thời gian dài. Một phương án tiếp thị mùi hương có thể cần thời gian để xây dựng và tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
  • So sánh với mục tiêu: So sánh kết quả và phản ứng của khách hàng với mục tiêu bạn đặt ra khi áp dụng Scent Marketing. Nếu kết quả tích cực và tương xứng với mục tiêu đề ra, Scent Marketing có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của thương hiệu.

Kết luận

Trong quá trình tiếp thị, việc nắm bắt cơ hội mới và áp dụng những phương pháp tiếp thị sáng tạo là điều vô cùng quan trọng. Scent Marketing đã thể hiện sức mạnh trong việc tạo ra những trải nghiệm độc đáo, sâu sắc và giúp thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trong bài viết trên để định hướng cách tiếp thị mùi hương có thể giúp bạn làm nổi bật thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: SOP là gì? Hướng dẫn xây dựng và vận hành quy trình SOP hiệu quả nhất

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục