Social loafing là gì: Tâm lý ỷ lại khiến 1 người làm, 10 người muốn hưởng

Làm việc nhóm (teamwork) mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của nhiều thành viên, vẫn xuất hiện bóng dáng của người ỷ lại, có tâm lý social loafing. Vậy social loafing là gì? Social loafing ảnh hưởng đến môi trường công sở như thế nào? Nếu là một thành viên trong nhóm, hoặc là người quản lý, bạn sẽ làm gì để giảm thiểu tác động của tâm lý này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!

Social loafing là gì?

Social loafing (tạm dịch: lười biếng xã hội) là một thuật ngữ được sử dụng trong tâm lý học xã hội. Đây là hiện tượng xảy ra khi làm việc nhóm, một thành viên có xu hướng ít bỏ công sức hơn những người còn lại và khả năng của bản thân.

social loafing là gì
Social loafing (lười biếng xã hội) là tâm lý ỷ lại khi làm việc nhóm 

Khi làm việc một mình, vì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, nhiều người có thể sẽ nỗ lực hơn. Nhưng khi có đồng đội tham gia, một số người sẽ chểnh mảng và ỷ lại vào đồng đội. Nếu đánh giá toàn bộ hoạt động và kết quả của cả nhóm, sự lười biếng xã hội có thể không rõ ràng. Chỉ khi xem xét hiệu suất cá nhân, bạn mới có thể bắt đầu nhận ra biểu hiện của lười biếng xã hội..

Tâm lý này đi ngược lại với tinh thần teamwork (làm việc nhóm), social facilitation (hoà nhập xã hội) hoặc đơn giản hơn là chống lại niềm tin vào tình đồng đội.

Nguồn gốc và nguyên nhân hình thành social loafing là gì? 

Hiện tượng này bắt nguồn từ một thí nghiệm vào năm 1913 của kỹ sư người Pháp – Max Ringelmann. Trong nghiên cứu này, ông yêu cầu những người tham gia chơi kéo co theo cá nhân và theo nhóm. Sau khi quan sát và ghi nhận kết quả, ông phát hiện ra rằng khi ở trong một nhóm, người ta ít bỏ công bỏ sức kéo dây hơn khi họ phải kéo một mình. 

social loafing là gì
Minh hoạ về thí nghiệm của Max Ringelmann năm 1913

Năm 1974 và 2005, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành lại thí nghiệm và cho kết quả tương tự. Đồng thời, ở lần kiểm nghiệm năm 2005, phát hiện ra rằng kích thước của nhóm (số lượng thành viên) có thể có tác động mạnh mẽ lên hiệu suất chung. Trong nghiên cứu, có 2 nhóm tham gia giải quyết một vấn đề: một nhóm chỉ có 4 thành viên, nhóm còn lại có 8 thành viên. Nhóm 4 người được chỉ định phải ngồi lại với nhau và trao đổi trực tiếp. Nhóm 8 người ngồi phân tán ở nhiều nơi và trao đổi bằng máy tính. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng người ta gia tăng nỗ lực cá nhân và áp lực hơn khi họ ở trong nhóm nhỏ và trong điều kiện tập hợp tập trung. 

social loafing là gì
Người ta sẽ có tâm lý nỗ lực 100% khi thực hiện công việc một mình 

Nguyên nhân cụ thể được 2 nhà tâm lý học của trường đại học Texas Wesleyan ở Mỹ là Ashley Simms và Tommy Nichols lý giải trong 5 yếu tố sau đây: 

Thiếu động lực từ tâm lý social loafing là gì?

Động lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy cá nhân cống hiến cho công việc. Nếu cảm thấy kết quả cuối cùng khi hoàn thành công việc có ít lợi ích, ít ảnh hưởng lớn đến bản thân, một số người sẽ có xu hướng làm qua loa, đóng góp ít hơn so với năng lực thật sự.

Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 podcast hay ho truyền động lực cho dân văn phòng cùng Việc Làm 24h

Phân hóa trách nhiệm 

Khi giao việc chung cho một nhóm, nghiễm nhiên trách nhiệm thuộc về nhóm thay vì cá nhân. Khi ai đó có suy nghĩ rằng trách nhiệm đã chia đều cho các thành viên, đóng góp của họ chỉ là một mảnh ghép và không chi phối kết quả chung, người này sẽ có tâm lý hạn chế hao tốn sức lực và dựa dẫm vào nỗ lực của kẻ “gánh team”. 

social loafing là gì
Hầu hết đều hiểu rằng làm việc nhóm sẽ đánh giá năng lực nhóm

Quy mô nhóm

Trong các nhóm nhỏ, mỗi người phải nhận nhiều việc hơn, có vai trò to lớn so với nhóm đông người. Người ta cảm thấy rằng những nỗ lực của họ rất quan trọng, mang lại nhiều giá trị, được ghi nhận và do đó sẽ đóng góp tích cực hơn. 

Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả

Phụ thuộc vào năng lực người khác 

Nếu có một người trong nhóm có năng lực vượt trội, tính tình lăn xả, hy sinh và xung phong ôm việc, họ sẽ được mặc định là người chịu trách nhiệm chính. Những thành viên khác sẽ nhận ít việc hơn hoặc thậm chí là không làm gì cả.

social loafing là gì
Người nổi bật trở nên nhiều việc nhất đội ngũ

Thuyết tiềm năng đánh giá (hay dễ hiểu hơn là tâm lý “hưởng ké”) 

Có 2 diễn biến tâm lý khi làm việc theo nhóm, đó là: 

  • Cho rằng những người khác cũng lười biếng, chểnh mảng nên mình cũng không cần quá nỗ lực.
  • Khi kết quả được đánh giá theo nhóm, cá nhân vốn không được ghi nhận công sức và tôn vinh thành tích riêng hoặc không bị chỉ trích khi kết quả chung yếu kém. Do đó, cá nhân chỉ làm cầm chừng, ung dung “làm ít hưởng nhiều”. 

Ảnh hưởng của social loafing là gì?

Lười biếng xã hội (social loafing) gây tác động xấu đến kết quả kỳ vọng của nhiệm vụ cần thực hiện. Đồng thời, gây nảy sinh các vấn đề tiêu cực về ý chí cá nhân, mối quan hệ trong một tập thể. Dưới đây là một số phân tích cụ thể về ảnh hưởng của social loafing đến môi trường công sở: 

Giảm hiệu suất chung 

Trong một công ty, tổ chức, nếu tất cả nhân viên đồng lòng và cống hiến 100% năng lượng thì hiệu suất đạt được sẽ tối đa. Tuy nhiên, khi có một trong số đồng nghiệp nỗ lực ít hơn sẽ làm giảm hiệu suất chung của cả tập thể. Mức năng suất này sẽ còn thấp hơn nữa nếu nhiều người trở thành nạn nhân của hiện tượng lười biếng xã hội. 

social loafing là gì
Lười biếng xã hội có thể “bị lây” khi cá nhân không làm chủ được ý thức về giá trị bản thân

Rạn nứt mối quan hệ đồng nghiệp

Sự lười biếng xã hội cũng có thể làm tổn thương mối quan hệ của nhân viên. Chẳng hạn như, bạn đã phải gồng gánh trách nhiệm trong các tác vụ chung và không nhận được giúp đỡ hoặc góp sức của một số thành viên khác. Cảm nhận bất công này khiến bạn trở nên bực dọc khi ganh tị với sự “rảnh rỗi” của họ. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến xung đột nhóm.

Mất động lực cống hiến 

Khi xảy ra mâu thuẫn bất bình trong đội nhóm, các thành viên vốn có nỗ lực hơn có xu hướng đáp lại kẻ lười biếng bằng cách giảm bớt nỗ lực vào công việc để không cảm thấy bị lợi dụng. Hiện tượng này được gọi là lười biếng trừng phạt (retributive loafing). Việc thực hiện nhiệm vụ theo cách “đối phó” dưới mức trung bình của cả nhóm khiến các thành viên mất động lực hơn khi làm các nhiệm vụ khác trong tương lai. 

social loafing là gì
Người có đóng góp nhiều nhất có khả năng không hài lòng với các thành viên còn lại

Xem thêm: Quiet quitting và quiet firing là gì? Ảnh hưởng đến thị trường lao động ra sao?

Cạn kiệt năng lượng 

Sự lười biếng xã hội cũng có thể góp phần gây ra sự kiệt sức cho các thành viên tích cực trong nhóm. Họ thường tự đặt ra quá nhiều áp lực cho bản thân, làm thêm giờ và thậm chí là “sửa chữa” lại phần việc mà người lười biếng đã làm một cách hời hợt. Những người này có thể không duy trì được phong độ trong thời gian dài hơn. Khi cảm thấy quá mệt mỏi, họ sẽ xin nghỉ phép để xốc lại tinh thần. Tệ hơn nữa là xin nghỉ việc, họ tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng hơn và đồng đội phù hợp hơn.

Tâm lý social loafing có khắc phục được không? Lời giải cho bài toán social loafing là gì?

Người quản lý có thể kiểm soát tình trạng social loafing. Nhưng để làm được điều này, cần có sự nỗ lực của tập thể.

Chia thành các nhóm nhỏ 

Như kết quả của thí nghiệm chia quy mô nhóm vào năm 2005 của các nhà nghiên cứu, nhóm càng ít thành viên thì hiệu suất càng cao. Khi số lượng tham gia càng ít, giá trị cá nhân mỗi người càng được nâng cao tạo động lực và áp lực hoàn thành công việc một cách xuất sắc. 

social loafing là gì
Hiệu suất tăng cao ở những nhóm có kích thước nhỏ

Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết nào để trở thành một Leader vừa có tâm vừa có tầm

Phân chia công việc cụ thể để hạn chế tâm lý social loafing là gì?

Song song với việc tạo nhóm, lãnh đạo cần lập checklist công việc chi tiết cho từng cá nhân. Mục tiêu và checklist rõ ràng là kim chỉ nam giúp mọi người hiểu rõ vai trò của bản thân và tập trung vào thực hiện nhiệm vụ. Sẽ thật khó khăn nếu như bạn phải bơi vô định trong một nhóm mà không biết chắc chắn mình cần làm gì. 

Giám sát

Để đảm bảo rằng mọi thành viên đều có trách nhiệm và nỗ lực hết mình vì nhiệm vụ chung, lãnh đạo cần đặt ra KPI cho từng người thay vì KPI cho cả nhóm. Việc đặt KPI cá nhân hoá và giám sát thường xuyên sẽ giúp chủ doanh nghiệp đánh giá khách quan hơn về đóng góp của mỗi người. 

Điều này sẽ xây dựng được “văn hoá trách nhiệm” trong môi trường công sở. Sẽ không có bất kỳ ai dám lười biếng khi biết rằng mình sẽ bị đánh giá dựa vào kết quả của team và cả biểu hiện thành tích của cá nhân. 

social loafing là gì
Khích lệ tinh thần nhóm cũng là sợi dây gắn kết các thành viên

Ghi nhận và tán dương 

Mỗi nhân viên khi đi làm đều mong được ghi nhận, khích lệ và tán dương. Hãy chắc chắn rằng nhân viên cảm nhận được bạn luôn để mắt tới những việc họ đang làm. Đừng tiếc lời khen khi nhân viên có biểu hiện xuất sắc, cũng như góp ý thẳng thắn ngay nếu kết quả chưa tốt. 

Lời kết 

Lười biếng xã hội (social loafing) là hiện tượng khá phổ biến. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta cổ suý và không loại bỏ tâm lý social loafing trong học tập và làm việc. Để khắc phục được social loafing, mỗi cá nhân cần phải tự ý thức về giá trị và trách nhiệm của bản thân trong bất cứ hoạt động nhóm nào. Cách chúng ta nỗ lực hết mình cũng truyền được cảm hứng cho thành viên khác, đẩy lùi tâm lý dựa dẫm và lười biếng. 

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về hiệu ứng social loafing. Hãy tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về các thuật ngữ tâm lý xã hội cùng các cơ hội nghề nghiệp khác từ Việc Làm 24h nhé! 

Xem thêm: 5 cách thỏa thuận lương hiệu quả giúp bạn tự tin đạt được mức lương mong muốn

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục