Sau cùng một thời gian phấn đấu, có người đã vươn lên thành sếp nhưng không ít người vẫn an phận ở vị trí nhân viên, tại sao lại có sự khác biệt này? Trở thành lãnh đạo luôn là giấc mơ của mỗi người nhưng giữa một ông chủ và nhân viên, đẳng cấp rất khác biệt với 4 yếu tố dưới đây. Tại sao họ là sếp? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
Tư duy khác biệt: Chìa khóa giải mã lý do tại sao họ là sếp
Tư duy đóng vai trò quan trọng quyết định một người có tầm để trở thành sếp hay không. Một người có khả năng lãnh đạo thường có xu hướng thích tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm và chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, người có khả năng thành sếp thường sẵn sàng kết giao với bạn mới và tạo cho mình mạng lưới đa dạng các mối quan hệ. Tất cả những điều này trở thành nguồn lực giá trị để doanh nghiệp riêng của họ hình thành và phát triển bền vững.
Trong khi đó, nhân viên thường có xu hướng ổn định và hài lòng với một vai trò nào đó ở công ty. Họ hầu như chú tâm hoàn toàn vào độ ổn định của mức lương và rèn luyện chuyên môn của mình. Điều này có nghĩa, với vai trò nhân viên, chúng ta thường có xu hướng trung thành với công ty, tìm cách phát triển cùng tổ chức hơn là tìm một lối đi riêng cho mình để trở thành người chủ.
Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện giúp tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Kiên trì trước mọi thử thách
Sếp luôn kiên trì hơn nhân viên rất nhiều khi đối mặt với trở ngại và thách thức. Thay vì mong chờ mòn mỏi đến lúc hết giờ làm việc và luôn mong đợi người khác có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề của mình, sếp sẽ luôn tự mày mò để tìm ra giải pháp và nhờ những người khác hỗ trợ giải quyết theo cách mình đã vạch ra. Những người ở vị trí nhân viên thường tự cho mình không có thẩm quyền và không sẵn sàng tìm ra giải pháp. Kiên trì cũng là đức tính giúp các ông chủ trụ vững trong quá trình tạo dựng sự nghiệp vì trước khi đến với thành công, họ sẽ bị vùi dập rất nhiều.
Xem thêm: AQ là gì? Bật mí các cách cải thiện chỉ số AQ để vượt qua khó khăn, thử thách
Học! Học nữa! Học mãi!
Khi việc học trở thành niềm yêu thích hoặc kỹ năng cần có, bất kỳ ai cũng sẽ thành công dù ở vị trí nào. Điều tạo nên khác biệt là sếp sẽ xem việc học là việc cả đời. Đồng thời, cách tiếp cận của họ với tri thức có tính linh hoạt theo thời thế, họ sẽ áp dụng một cách mềm dẻo những kiến thức tích lũy được vào quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình.
Nhân viên thường sẽ đi theo con đường phát triển các kỹ năng cụ thể trong lĩnh vực và hướng đến việc thăng chức trong đơn vị họ đang làm việc.
Tại sao họ là sếp: Khiêm tốn chính là yếu tố quan trọng
Các doanh nhân thường sẽ nuôi dưỡng sự khiêm tốn, điều này đồng nghĩa họ luôn bày tỏ mong muốn người khác sẽ đóng góp vào sự thành công của công ty. Sếp sẽ luôn cho bạn thấy rằng họ hoàn toàn tin tưởng vào nhân viên của mình thay vì chăm chăm thể hiện rằng chỉ có họ mới hoàn thành tốt công việc.
Trong khi đó, nhân viên cần học cách thể hiện bản thân thật tốt để nổi bật trong một môi trường làm việc. Chế độ khen thưởng hoặc tăng lương trở thành động lực để “khoe” thành tích và ghi điểm trong mắt sếp.
Nhìn chung, giữa người làm chủ và nhân viên có vài điểm khác biệt nhưng ai cũng có thể chuyển đổi vị trí này tùy theo mục đích hướng đến. Chỉ cần chịu khó học hỏi, mọi nhân viên đều có thể phấn đấu để trở thành nhà lãnh đạo giỏi! Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển nghề nghiệp trong tương lai nhé!
Xem thêm: Thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, người tìm việc hết sức cẩn thận!