Tẩy chay là gì? Phải làm gì khi bị đồng nghiệp tẩy chay?

“Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”, tình cảm con người luôn thâm sâu khó lường, khó mà nắm bắt được. Chính vì thế, tình thương và sự ganh ghét chỉ cách nhau ranh giới mỏng manh. Cần có hàng nghìn lý do để khiến ta thương lấy một người, nhưng chỉ cần một hành động hay một lời nói cũng đủ sức hình thành sự ganh ghét. Sự đố kỵ có thể khiến chúng ta tổn thương nhau bằng nhiều cách như: bạo lực lạnh, bao lực ngôn từ,… hay thậm chí là tẩy chay. Bạn có bao giờ vô tình trở thành nạn nhân bị tẩy chay ở công ty chưa? Tẩy chay là gì? Cần làm gì khi bị đồng nghiệp tẩy chay? Mời bạn đọc cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết bên dưới nhé!

Tẩy chay là gì?

Tẩy chay
Tẩy chay là gì?

Tẩy chay là hành vi cố ý tách biệt đối tượng được xác định ra khỏi tập thể. Tẩy chay nhằm tác động trực tiếp đến tâm lý và cảm xúc của người bị cô lập khiến họ cảm thấy lạc lõng, yếu thế. 

Lý do khiến bạn bị tẩy chay là gì?

Nếu một ngày nào đó bạn vô tình trở thành đối tượng bị đồng nghiệp cô lập, xa lánh rất có thể bạn đã vô tình thực hiện một số hành động sau:

Bạn khác biệt so với đám đông

Sự khác biệt có thể khiến bạn khó hòa nhập với môi trường và văn hóa làm việc của công ty. Điều này làm bạn trở thành “kẻ bên lề”, gây cản trở trong quá trình giao tiếp và ảnh hưởng đến năng suất làm việc nhóm. Đây chính là nguyên nhân khiến đồng nghiệp dần chán ghét và muốn loại trừ bạn ra khỏi tập thể.

Bạn trở thành “mối nguy” của đồng nghiệp

tẩy chay là gì
Khi trở thành đối thủ trong công việc, bạn có thể bị tẩy chay.

Hành vi tẩy chay được hình thành dựa trên sự đố kỵ trong công việc. Nếu đồng nghiệp nhận thấy sự xuất sắc của bạn có thể ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của bản thân thì tẩy chay chính là cách tốt nhất khiến bạn suy sụp, chán nản và nghỉ việc. 

Bạn vô tình đắc tội với nhóm đồng nghiệp

Tinh thần đội nhóm luôn là điều cần thiết trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên không phải lúc nào tinh thần đội nhóm cũng lành mạnh và tích cực. Vẫn tồn tại những nhóm đồng nghiệp toxic sẵn sàng “triệt hạ” bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn vô tình đắc tội với họ. 

Bạn xấu tính, thích chơi trội

Bên cạnh những yếu tố khách quan, bản thân bạn cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tẩy chay của đồng nghiệp. Khi bị cô lập, bạn hãy nhìn nhận lại mình, bạn có phải là người xấu tính và thích chơi trội hơn đồng nghiệp để nhận được sự ưu ái từ cấp trên. Đây chính là lý do khiến đồng nghiệp không thích tiếp xúc, kết thân với bạn.  

Tác hại của việc cô lập là gì?

tẩy chay là gì
Tẩy chay có thể gây ra chấn thương tâm lý nặng nề.

Sự cô lập, tẩy chay nơi công sở như hình phạt thầm lặng bức tử tâm hồn của mỗi người. Đấy là “lãnh cung” vô hình giam giữ những con người yếu thế và hàng ngày dày vò họ trong sự cô độc. Chính vì thế, hành vi tẩy chay tập thể có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

Chứng bệnh tâm lý khi bị tẩy chay là gì?

Tẩy chay có thể gây ra chấn thương tâm lý nặng nề. Từ đó, hình thành cảm xúc tiêu cực và những bệnh tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, hội chứng People Pleaser,… Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc, gây tự ti và đặc biệt đối với những người có tinh thần yếu không chịu nổi sự bắt nạt sẽ suy sụp, thậm chí có những hành động tiêu cực như hành hung đồng nghiệp.

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

tẩy chay là gì
Sự chịu đựng có thể bộc phát thành bạo lực trong công sở.

Chảy máu chất xám, mất nhân tài

Khi không chịu nổi sự ghẻ lạnh, xa lánh của đồng nghiệp thì quyết định rời đi là lựa chọn tất yếu. Điều này chính là nỗi tổn thất của doanh nghiệp, nhất là khi đó còn là một nhân viên tài năng. Tẩy chay không chỉ kìm hãm sự phát triển cá nhân mà còn dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám của doanh nghiệp 

Xem thêm: Làm sao để ngăn chặn chảy máu chất xám trong doanh nghiệp?

Làm gì khi bị đồng nghiệp tẩy chay, cô lập?

Cần làm gì khi bị đồng nghiệp tẩy chay? Đừng hoảng loạn, đây có thể là thời điểm khó khăn nhưng bạn có thể dần thích nghi và vượt qua:

Tìm sự hỗ trợ: Hãy tìm gặp những người đáng tin tưởng để chia sẻ về vấn đề của bản thân và nhận được lời khuyên, hỗ trợ tinh thần kịp thời. Bên cạnh đó, nếu tình hình trở nên phức tạp, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với người quản lý hoặc bộ phận nhân sự để tìm kiếm giải pháp xử lý thích hợp.

tẩy chay là gì
Bày tỏ vấn đề hiện tại để nhận được lời khuyên kịp thời. 

Tìm hiểu nguyên nhân: Đừng cố gắng đáp trả khi nhận ra mình trở thành đối tượng bị tẩy chay trong công sở. Hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn bị tẩy chay là gì? Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tránh tình trạng bốc đồng mất điểm trong mắt sếp. 

Nhìn nhận lại bản thân: Nếu một người ghét bạn, nguyên nhân có thể xuất phát từ họ. Nhưng nếu bạn bị quá nhiều người ghét bỏ,  nguyên nhân có thể xuất phát từ phía bạn. Vì thế, bạn nên thẳng thắn đánh giá bản thân “Liệu bạn đã làm gì khiến đồng nghiệp hiểu lầm không?”, “Bạn có những mặt hạn chế nào gây ảnh hưởng đến tập thể không?”. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bạn, hãy trực tiếp trao đổi với đồng nghiệp để tháo gỡ những hiềm khích, xin lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân hơn. 

Tập trung vào công việc: Tập trung vào công việc và thể hiện năng lực của bản thân, giúp bạn thay đổi trong cách nhìn của đồng nghiệp và đem lại cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Dành thời gian để tận hưởng những điều tích cực: Người bị tẩy chay luôn cảm thấy ngột ngạt và đơn độc không chỉ trong lúc làm việc mà còn ngay cả trong đời sống hằng ngày. Cảm xúc ấy luôn bám lấy bạn bởi vì bạn luôn dành sự tập trung nghĩ đến nó. Chính vì thế, để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực ấy, bạn hãy dành thời gian để phân bổ năng lượng cho những hoạt động tích cực hơn như: tham gia khóa thiền, yoga, nghe podcast chữa lành,… để phát triển bản thân.

tẩy chay là gì
Hãy dành nhiều thời gian cho bản thân để chữa lành tổn thương tâm hồn.

Việc đối mặt với tình trạng tẩy chay không dễ dàng, nhưng đây có thể là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần và luôn nhớ rằng giá trị của bạn không nên phụ thuộc vào cảm nhận của người khác.

Kết luận

Qua bài viết trên, Vieclam24h.vn hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tẩy chay là gì và cách đối phó tình trạng khéo léo nhất. Chúc bạn mỗi ngày đi làm là một ngày vui và tạo ra một môi trường làm việc no – drama, không toxic nhé! Đừng quên đồng hành cùng Vielam24h.vn để khám phá thêm những kiến thức nghề nghiệp cùng các cơ hội việc làm hấp dẫn khác.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Ngoài ra, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản, nhanh chóng trong vài cú click chuột. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh: màu sắc, bố cục, thông tin,… theo mong muốn để sở hữu CV ứng tuyển thế hiện cá tính thu hút nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên. 

Xem thêm: Drama công sở: Đừng biến chốn văn phòng trở thành thâm cung nội chiến!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục