Top 3 bài test rối loạn cảm xúc chính xác, tham khảo ngay khi cảm thấy không ổn

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một tình trạng tâm lý đặc biệt, có đặc điểm chính là những biến đổi không bình thường trong tâm trạng của người bệnh. Khác với các bệnh có thể được xác định thông qua xét nghiệm, để chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bạn cần phải thực hiện các bài quiz test rối loạn cảm xúc được thiết kế và thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý. Vậy các bài test rối loạn cảm xúc này là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như bệnh hưng-trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực, là một trong những dạng rối loạn cảm xúc phổ biến, thường đi kèm với rối loạn trầm cảm. Tình trạng này diễn tả sưh dao động không bình thường của tâm trạng, trong đó người bệnh trải qua các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ.

test rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là bệnh tâm lý diễn ra khi người mắc phải có các tâm trạng và cảm xúc bất thường, thay đổi từ hưng cảm quá độ đến trầm cảm quá mức.

Giai đoạn trầm cảm thường là thời kỳ cảm xúc suy yếu kéo dài, người bệnh thường buồn bã, bi quan, chán nản, tuyệt vọng, và thiếu niềm vui hay sự hứng thú đối với cuộc sống.

Ngược lại, trong giai đoạn hưng cảm, tâm trạng của họ tăng cao, khiến họ cảm thấy vui vẻ, năng động, và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, cảm xúc cao quá mức có thể dẫn đến kích động, cáu kỉnh và khó kiểm soát, có thể thể hiện qua các hành vi bất thường như mua sắm không kiểm soát, đầu tư rủi ro, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn hoặc đánh bạc.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh tâm thần mãn tính, thường phát triển theo các giai đoạn và kéo dài suốt cuộc đời. Mục tiêu của điều trị là giúp kéo dài giai đoạn ổn định và giảm thiểu tác động của rối loạn lưỡng cực đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Bipolar Disorder Test) là một loạt các câu hỏi được sử dụng để đo lường và đánh giá xem một người có thể mắc phải rối loạn lưỡng cực hay không. 

Bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường bao gồm một loạt các câu hỏi liên quan đến tâm trạng, cảm xúc, hoạt động hàng ngày. Người thực hiện bài test thường cần trả lời các câu hỏi về cảm xúc của họ trong thời gian gần đây, cũng như về các biểu hiện của rối loạn lưỡng cực mà họ có thể đã trải qua.

Các bài test rối loạn lưỡng cực thường được sử dụng trong quá trình chẩn đoán hoặc tư vấn tâm lý, giúp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ xác định liệu người đó có các triệu chứng rối loạn lưỡng cực hay không. 

test rối loạn cảm xúc
Các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm các câu hỏi với những câu trả lời có mức điểm tương ứng.

3.  Khi nào nên làm bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Vì rối loạn lưỡng cực là một bệnh mãn tính, việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu bạn có một trong các triệu chứng như bên dưới thì hãy thực hiện các bài test rối loạn cảm xúc: 

Giai đoạn hưng cảm (Mania)

Giai đoạn hưng cảm, thường được gọi là Mania, được định nghĩa dựa trên Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM). Đây là giai đoạn đặc biệt khi tâm trạng gia tăng ở mức bất thường và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Các triệu chứng của Mania thường kéo dài ít nhất 7 ngày và có 3 trong số các biểu hiện sau:

  • Mất ngủ
  • Cảm giác quá tự tin
  • Nói nhanh, nói liên tục, nói to
  • Khả năng tập trung giảm, dễ bị phân tâm
  • Có ý tưởng táo bạo, không bình thường
  • Kích động, cáu kỉnh, khó kiểm soát
  • Tham gia các hoạt động nguy hiểm
test rối loạn cảm xúc
Sự hưng cảm quá mức trong một thời gian nhất định có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn lưỡng cực.

Giai đoạn trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm có thể xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo trước và kéo dài ít nhất 2 tuần. Giai đoạn trầm cảm nặng phải bao gồm ít nhất 4 trong các triệu chứng sau:

  • Tâm trạng buồn, chán nản
  • Cảm giác tội lỗi, tự trách 
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc buồn ngủ liên tục
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định, thậm chí cả việc nhỏ nhặt
  • Thay đổi cân nặng 
  • Mất năng lượng, suy sụp
  • Suy nghĩ về cái chết và ý định tự tử.

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

Rối loạn lưỡng cực loại I (Bipolar I Disorder)

Rối loạn lưỡng cực loại I bao gồm ít nhất một hay nhiều giai đoạn hưng cảm hoặc một giai đoạn trầm cảm nặng và không phụ thuộc vào chất kích thích hoặc ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe thể chất.

Rối loạn lưỡng cực loại II (Bipolar II Disorder)

Rối loạn lưỡng cực loại II bao gồm ít nhất một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm và ít nhất một giai đoạn hưng cảm khác nhau. Giai đoạn hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực loại II thường ở mức Hypomania, có triệu chứng nhẹ hơn. Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực loại II có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Rối loạn lưỡng cực chu kỳ nhanh (Rapid Cycling Bipolar Disorder)

Rối loạn lưỡng cực chu kỳ nhanh được xem xét là dạng nặng của rối loạn lưỡng cực, trong đó người bệnh trải qua ít nhất bốn giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm hoặc thậm chí cả hai trong vòng một năm.

test rối loạn cảm xúc
Rối loạn lưỡng cực chu kỳ nhanh sẽ thay đổi nhanh chóng và nhiều lần giữa hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm trong khoảng thời gian nhất định.

Cyclothymia

Cyclothymia là một dạng rối loạn lưỡng cực đặc trưng bởi sự thay đổi giữa giai đoạn trầm cảm thấp và giai đoạn hưng cảm. Để được chẩn đoán là Cyclothymia, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 năm ở người trưởng thành và ít nhất 1 năm đối với trẻ em, mà không thể được phân loại vào các dạng rối loạn cụ thể khác.

Rối loạn không chỉ định (NOS – Not Otherwise Specified)

Trong trường hợp các triệu chứng không phù hợp với bất kỳ dạng rối loạn lưỡng cực cụ thể nào, hoặc không đủ để chẩn đoán thành một dạng cụ thể, người bệnh có thể được chẩn đoán là rối loạn không chỉ định được (NOS). Các trạng thái này có thể bao gồm sự thay đổi tâm trạng nhanh chóng và đột ngột mà không kéo dài đủ lâu để được coi là giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm thực sự.

4. Các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực phổ biến

Có nhiều bài kiểm tra có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực. Bạn có thể tham gia các bài trắc nghiệm trực tuyến hoặc làm các bài kiểm tra dưới đây để tự đánh giá tình trạng:

Bài kiểm tra sàng lọc phổ rối loạn lưỡng cực Goldberg

Đây là bài kiểm tra được phát triển bởi Bác sĩ Ivan K. Goldberg tại Mỹ, dành cho những người từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt là những người đã trải qua giai đoạn trầm cảm. Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu hỏi với mỗi câu có các phương án trả lời điểm số như sau:

  • Không bao giờ: 0 điểm
  • Chỉ một chút: 1 điểm
  • Đôi khi/thỉnh thoảng: 2 điểm
  • Trung bình: 3 điểm
  • Khá thường xuyên/khá nhiều: 4 điểm
  • Rất thường xuyên/rất nhiều: 5 điểm

Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, bạn có thể tổng hợp số điểm và xem kết quả. Bài kiểm tra này có khả năng giúp bạn xác định dạng rối loạn cảm xúc của mình, bao gồm trầm cảm đơn thuần, trầm cảm nặng hoặc rối loạn lưỡng cực. Hãy lưu ý rằng bài kiểm tra này nên được thực hiện sau khi được chẩn đoán mắc ít nhất 1 lần trầm cảm bởi một chuyên gia tâm lý và không nên tự đánh giá.

Dưới đây là 12 câu hỏi trong bài test sàng lọc rối loạn lưỡng cực Goldberg:

  1. Đôi lúc bạn có tâm trạng rất tốt, năng động và làm việc rất hiệu quả.
  2. Đôi khi bạn nói nhanh hơn bình thường và thường chuyển chủ đề liên tục trong các cuộc trò chuyện.
  3. Bạn thường có tâm trạng bất ổn, dễ cáu kỉnh và tức giận.
  4. Có những giai đoạn bạn hứng thú với đời sống tình dục và tăng tần suất quan hệ rõ rệt.
  5. Bạn có thời kỳ thành công rực rỡ trong công việc và thường thay đổi công việc nhiều lần.
  6. Đôi khi bạn trải qua những giai đoạn buồn chán không rõ lý do, nhưng cũng có giai đoạn tâm trạng vui vẻ, lạc quan và sáng tạo trong công việc.
  7. Có những giai đoạn bạn cảm thấy lạc quan và hứng thú, nhưng cũng có giai đoạn tuyệt vọng và bi quan mà bạn không thể hiểu rõ nguyên do.
  8. Bạn có những lúc vừa cảm thấy chán nản, vừa cảm thấy hưng phấn.
  9. Đôi khi bạn tự tin đến mức quá cao, nhưng cũng có những lúc thiếu tự tin về bản thân.
  10. Bạn có những lúc rất tức giận và thường giữ thái độ thù địch với mọi người mà không rõ lý do.
  11. Có những lúc bạn muốn tham gia vào những nơi đông người, náo nhiệt, nhưng cũng có lúc bạn muốn yên tĩnh và sống cô lập.
  12. Có khi bạn cười đùa vui vẻ quá mức, nhưng cũng có khi bạn khóc lóc, buồn bã sâu sắc mà không rõ lý do.

Kết quả và giải thích:

  • Từ 0 – 15 điểm: Nếu bạn có điểm trong khoảng này, có khả năng bạn đang trải qua trầm cảm đơn cực. Tâm trạng, tư duy và hành vi của bạn thường bị ức chế. Bệnh lý này có thể được điều trị và không nhất thiết phải tiếp tục điều trị suốt đời như rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, trầm cảm không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
  • Từ 16 – 24 điểm: Trong trường hợp này, bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm nặng.
  • Từ 25 điểm trở lên: Nếu bạn có điểm từ 25 trở lên, có nguy cơ bạn đang trải qua rối loạn lưỡng cực. Trong trường hợp này, bạn thường trải qua các giai đoạn xen kẽ giữa trầm cảm và hưng cảm, với biểu hiện tâm trạng lên xuống thất thường và khó kiểm soát, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống.
test rối loạn cảm xúc
Những ai đã từng trải qua các giai đoạn trầm cảm thì có thể thử ngay bài test rối loạn cảm xúc Goldberg trên.

Bài trắc nghiệm sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS):

Bài trắc nghiệm này cũng rất phổ biến và giúp đánh giá nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực cũng như giai đoạn hưng cảm, trầm cảm và hỗn hợp.Tương tự như các bài kiểm tra rối loạn lưỡng cực khác, bài kiểm tra này cũng sử dụng hệ thống 4 câu trả lời tương ứng với số điểm khác nhau:

  • Không bao giờ/hiếm khi: 0 điểm
  • Đôi khi/chỉ một chút: 1 điểm
  • Vừa phải: 2 điểm
  • Thường xuyên/hầu hết mọi lúc: 3 điểm

Bộ 19 câu hỏi trong bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS):

  1. Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và giảm năng lượng.
  2. Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  3. Không cần ngủ quá nhiều nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
  4. Nói nhiều hơn bình thường.
  5. Suy nghĩ nhanh, liên tục có những luồng suy nghĩ chạy trong đầu.
  6. Nhận thấy bản thân không còn yêu thích và hứng thú với một số hoạt động, sở thích từng thích trước đây.
  7. Dễ bị phân tâm với những thứ xung quanh ngay cả khi biết những điều này nhỏ nhặt, không quan trọng.
  8. Cảm thấy tự tin và cho rằng không ai có thể cản trở bản thân đạt được mục tiêu.
  9. Bị chẩn đoán mắc một số vấn đề sức khỏe gây ra sự mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng (suy giáp, …).
  10. Cảm thấy bồn chồn và gần như không thể giữ sự im lặng, ngay cả khi được người khác yêu cầu.
  11. Cảm thấy vui vẻ và bản thân đang tận hưởng những hoạt động có thể gây ra rắc rối nhưng không thể nào dừng lại như mua sắm quá mức, cờ bạc, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn,…
  12. Cảm giác thèm ăn và sở thích ăn uống thay đổi khá thường xuyên.
  13. Dễ cáu kỉnh và đôi khi buồn bã vì những điều rất nhỏ nhặt.
  14. Giảm hoặc tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 30 ngày.
  15. Cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi, tội lỗi.
  16. Nghĩ đến cái chết.
  17. Khó khăn khi suy nghĩ và đưa ra quyết định (ngay cả với những quyết định rất đơn giản như lựa chọn phương tiện gì để đi làm, quần áo để mặc, chọn món ăn, thức uống,…).
  18. Những triệu chứng bản thân gặp phải là do sử dụng thuốc hoặc rượu bia, chất kích thích.
  19. Những triệu chứng gặp phải gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như mâu thuẫn, xung đột, gây hấn, khó khăn khi làm việc và học tập.

Kết quả và giải thích:

  • Tương tự như bài test trước, bạn cộng tất cả điểm của các câu hỏi để xem kết quả.
  • Các câu hỏi số 9, 18 và 19 không được tính điểm, mà chỉ được sử dụng để loại trừ một số khả năng.
  • Số điểm càng cao, cho thấy khả năng bị rối loạn lưỡng cực càng lớn.

4.3. Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS):

Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS) tương tự như bài kiểm tra trước, tuy nhiên ở bài kiểm tra này sẽ tập trung vào việc chẩn đoán các giai đoạn hưng cảm. Bài kiểm tra này cũng có nhiều câu hỏi với các phương án trả lời điểm số:

  • Không bao giờ: 0 điểm
  • Chỉ một chút: 1 điểm
  • Thỉnh thoảng/đôi khi: 2 điểm
  • Vừa phải: 3 điểm
  • Khá nhiều/khá thường xuyên: 4 điểm
  • Rất thường xuyên: 5 điểm

Bộ 18 câu hỏi trong bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS):

  1. Cảm thấy đầu óc linh hoạt và sắc bén hơn bao giờ hết.
  2. Có rất nhiều ý tưởng mới và kế hoạch nhưng gần như không thể hoàn thành bất cứ việc gì.
  3. Cảm thấy bản thân đặc biệt hạnh phúc.
  4. Nói quá nhanh khiến mọi người không theo kịp.
  5. Dễ cáu kỉnh và tức giận.
  6. Có cảm nhận cuộc sống như một bữa tiệc nên lúc nào cũng vui vẻ và hứng thú.
  7. Suy nghĩ nhiều về tình dục.
  8. Có rất nhiều kế hoạch đặc biệt có tính chất vĩ mô.
  9. Các ý tưởng liên tục thay đổi.
  10. Ngủ ít hơn bình thường nhưng luôn tràn đầy sức sống và khỏe mạnh.
  11. Cảm thấy áp lực khi trò chuyện do nhiều luồng suy nghĩ xuất hiện trong đầu và bản thân nói nhanh hơn bình thường rất nhiều.
  12. Có nhiều ý tưởng mới mẻ vượt ngoài khả năng của bản thân.
  13. Dễ cười tươi và vui vẻ.
  14. Cảm thấy đặc biệt hạnh phúc và vui tươi.
  15. Biết rằng bản thân đang tiêu tốn nhiều tiền cho việc mua sắm, du lịch, đầu tư,…
  16. Cảm thấy thật khó để có thể làm việc, trò chuyện chậm và gần như không thể ở yên một chỗ.
  17. Cảm thấy tràn đầy năng lượng.
  18. Hoạt động tích cực và năng động hơn bình thường.

Kết quả và giải thích:

  • Tương tự như bài test trước, bạn cộng tất cả điểm của 18 câu hỏi để xem kết quả.
  • Các câu hỏi số 8 và 9 không được tính điểm và chỉ được sử dụng để loại trừ một số khả năng.
  • Kết quả có thể được phân thành các loại như sau:
  • 0 – 9 điểm: Không có biểu hiện hưng cảm
  • 10 – 17 điểm: Có biểu hiện hưng cảm nhẹ (Hypomanic)
  • 18 – 21 điểm: Khả năng cao bị rối loạn nhân cách ranh giới
  • 22 – 35 điểm: Hưng cảm nhẹ đến trung bình
  • 36 – 53 điểm: Hưng cảm trung bình đến nặng
  • Từ 54 trở lên: Hưng cảm nghiêm trọng

Hưng cảm là một phần của rối loạn lưỡng cực bên cạnh giai đoạn trầm cảm. Hưng cảm nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hậu quả và cần phải điều trị. Việc đưa ra chẩn đoán cụ thể và quyết định liệu trình điều trị phù hợp nên được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.

test rối loạn cảm xúc
Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục trên sẽ thiên về nhận biết tình trạng tâm lý hưng cảm của bạn.

5. Một số lưu ý khi thực hiện test rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các bài kiểm tra về rối loạn lưỡng cực có thể sử dụng như công cụ sàng lọc để xem xét nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác và hữu ích, cần tuân theo một số quy tắc sau:

Lựa chọn thời điểm thích hợp

Hãy thực hiện bài kiểm tra khi bạn cảm thấy tinh thần ổn định và không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc các sự kiện khủng bố. Cảm xúc và tâm trạng thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả của bài kiểm tra.

Thực hiện test rối loạn cảm xúc định kỳ

Để theo dõi sự thay đổi trong tâm trạng và cảm xúc, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra một tuần/lần. 

Tham vấn từ gia đình

Nếu có tiền sử về rối loạn lưỡng cực trong gia đình, khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng thực hiện bài kiểm tra. Điều này giúp xác định các dấu hiệu bất thường ở mức độ rộng hơn để tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị từ sớm.

Xem xét câu trả lời cẩn thận

Hãy xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn câu trả lời. Nếu có thể, hãy thảo luận với người thân, bạn bè, hoặc chuyên gia để đảm bảo bạn chọn câu trả lời phản ánh tình trạng của bạn chính xác. Người bị rối loạn lưỡng cực thường có thể không nhận ra các biểu hiện bất thường ở bản thân, đặc biệt trong giai đoạn hưng cảm.

Xem thêm: Mental health là gì? 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên

test rối loạn cảm xúc
Cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra các câu trả lời trong bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

6. Cần làm gì sau khi thực hiện bài test rối loạn cảm xúc?

Các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể phần nào thể hiện tình trạng tâm lý của bạn.

Tuy nhiên, vì cảm xúc và tâm trạng của mỗi người là riêng biệt và hay biến đổi, kết quả có thể chưa thể hiện chính xác tình trạng hiện tại của bạn. Do đó, trước khi kết luận bất kỳ điều gì, bạn nên thực hiện bài kiểm tra nhiều lần, thường xuyên để xem xét sự thay đổi.

Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng mắc rối loạn lưỡng cực, hãy tìm kiếm ngay sự hỗ trợ chuyên môn. Gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng và tình trạng của mình. Bác sĩ có thể sử dụng các tiêu chuẩn như DSM-5 hoặc ICD-10 để đưa ra một chẩn đoán chuẩn xác hơn.

Nếu kết quả kiểm tra không cho thấy nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực, hãy tiếp tục duy trì một lối sống lành mạnh cho cả tâm lý và thể chất. Đồng thời, luôn lắng nghe và quan sát bản thân để nhận biết sớm các biểu hiện bất thường và tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý khi cần thiết.

test rối loạn cảm xúc
Nếu nhận thấy các biểu hiện của rối loạn lưỡng cực sau khi thực hiện bài test thì bạn nên đến gặp ngay các chuyên gia tâm lý.

Tạm kết

Các bài test rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một công cụ hữu ích để giúp bạn đánh giá nguy cơ mắc bệnh và xác định giai đoạn bệnh ban đầu. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các bài kiểm tra này không thể thay thế hoàn toàn cho những chẩn đoán chính thức từ một chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm thần.

Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết có những biểu hiện hoặc triệu chứng đáng lo ngại liên quan đến rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên môn. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Top các bài test trầm cảm uy tín, nếu cảm thấy chán nản bạn nên làm ngay!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục