Triết lý kinh doanh là gì? Cách xác định triết lý kinh doanh

Thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, để có thể tạo nên sự khác biệt và khẳng định vị thế bền vững, các doanh nghiệp cần xác định rõ triết lý kinh doanh. Đây được coi là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu, định hướng đúng cho sự phát triển và sớm gặt hái thành công. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay!

Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp xác định rõ mọi hoạt động, con đường phát triển đúng đắn. Đây là hệ thống những nguyên tắc, mục tiêu, giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp… Tất cả được được xây dựng cẩn thận, rõ ràng, nhất quán, không chỉ định hướng cho chính sách, chiến lược kinh doanh mà còn tạo động lực, cam kết cho nhân viên và khách hàng. Đây cũng là nền tảng vững chắc, tạo lợi thế cạnh tranh vững mạnh trên thị trường.

Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Định hướng chiến lược

triết lý kinh doanh
Định hướng chiến lược dễ dàng và nhất quán hơn nhờ có triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh như “ngọn đèn chỉ đường” giúp doanh nghiệp xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi để thực hiện mục đích. Từ đó, có thể đưa ra chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhất quán.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Khi bạn không giống ai, bạn luôn nổi bật, việc sở hữu một triết lý kinh doanh độc đáo, khác biệt sẽ giúp các đơn vị, tổ chức xây dựng được những lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Đây cũng là “dấu ấn” thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng.

Xây dựng văn hóa mạnh

Triết lý kinh doanh định hình nên văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tạo ra bản sắc riêng, niềm tin và cam kết gắn bó của mỗi nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp mạnh thúc đẩy tinh thần đoàn kết, sự tin tưởng, tạo động lực làm việc của nhân viên.

Xem thêm: Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì? 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp nổi bật

Tăng sự gắn kết với khách hàng

Khi triết lý kinh doanh được thể hiện rõ ràng, uy tín, nó sẽ giúp khách hàng củng cố niềm tin, dễ dàng lựa chọn, đồng hành cùng thương hiệu của bạn lâu dài. 

Tạo sự khác biệt

Triết lý kinh doanh đúng đắn, sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt, độc đáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín và vị thế vững chắc của doanh nghiệp.

Ví dụ về triết lý kinh doanh

triết lý kinh doanh
Các lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp đều có thể áp dụng triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực và hoạt động của mọi doanh nghiệp.

Dưới đây là một số ví dụ về triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới:

Triết lý kinh doanh của Amazon

Tập trung vào khách hàng và không ngừng cải thiện – nhờ triết lý này mà phần lớn khách hàng khi đến với Amazon đều có những trải nghiệm tích cực, mua sắm tiện lợi, nhanh chóng. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường liên tục cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được kỳ vọng của họ. 

Triết lý kinh doanh của Starbucks

triết lý kinh doanh
Triết lý yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công của Starbucks 

Triết lý của Starbucks đặt trọng tâm vào việc mang đến cho khách hàng trải nghiệm uống cà phê chất lượng, không gian thưởng thức thư giãn thoải mái. Các sản phẩm và dịch vụ đều tuyệt vời, nhân viên Starbucks được đào tạo kỹ năng pha chế và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Đây là những yếu tố then chốt tạo nên thành công của Starbucks trên thị trường.

Triết lý kinh doanh của thương hiệu Adidas

Tập trung vào sự sáng tạo, đổi mới với lối sống tích cực, năng động. Phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng kết hợp các yếu tố truyền thống với phong cách hiện đại. Đặc biệt, chú trọng đến trải nghiệm, ghi nhận sự phản hồi của khách hàng nhanh chóng… đó là triết lý mà Adidas định hình mình trong suốt gần 1 thế kỷ qua. 

Triết lý kinh doanh của Ikea

“Cung cấp nội thất chất lượng với giá cả hợp lý”

Ikea tập trung vào thiết kế sản phẩm thông minh, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Áp dụng mô hình kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm chi phí để có thể bán sản phẩm với giá cạnh tranh.

Triết lý kinh doanh gồm những nội dung gì?

triết lý kinh doanh
Sứ mệnh, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi, Nguyên tắc hoạt động làm nên Triết lý kinh doanh 

Sứ mệnh (Mission)

Sứ mệnh của một doanh nghiệp là mục đích và lý do tồn tại của tổ chức, được xác định rõ ràng để định hướng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Sứ mệnh thể hiện những giá trị, cam kết và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, góp phần tạo nên sự khác biệt và giá trị độc đáo cho khách hàng.

Tầm nhìn (Vision)

Tầm nhìn (Vision) của một doanh nghiệp được hiểu là một mục tiêu mà tổ chức mong muốn trở thành và đạt được trong tương lai. Tầm nhìn thể hiện khát vọng, niềm tin và ước mơ của doanh nghiệp, làm nền tảng để định hướng, cổ vũ và truyền cảm hứng cho toàn thể tổ chức hướng tới sự phát triển bền vững.

Giá trị cốt lõi (Core Values)

Là những nguyên tắc và niềm tin quan trọng nhất mà tổ chức cam kết tuân thủ và thực hành trong mọi hoạt động kinh doanh. Đó có thể là sự tận tâm, trách nhiệm với khách hàng, là sự trung thực, minh bạch… với cộng đồng. Chúng là nền tảng cơ bản giúp định hướng và dẫn dắt các hành vi của tất cả thành viên trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Giá trị cốt lõi là gì? 5 giá trị cốt lõi giúp xây dựng đội ngũ vững mạnh

Nguyên tắc hoạt động (Operating Principles)

Bao gồm những quy tắc, chuẩn mực và phương thức vận hành mà tổ chức cam kết tuân thủ và áp dụng trong các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, còn là phương thức, cách thức doanh nghiệp thực hiện các công việc nhằm quản lý hiệu quả tối ưu hóa quy trình và tài nguyên, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Làm thế nào để xây dựng triết lý kinh doanh hiệu quả?

triết lý kinh doanh
Tập thể cần thống nhất và nghiêm túc tuân theo triết lý đã đặt ra

Việc xây dựng triết lý đúng đắn ứng dụng hiệu quả vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp định hướng hoạt động, mà còn tạo nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Khi thiết lập bước then chốt này, các đơn vị, tổ chức cần chú ý đến những yếu tố dưới đây. 

Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng triết lý phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là nền móng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và vươn tầm trở thành những thương hiệu uy tín trên thị trường. Yếu tố này nhằm định hình các giá trị cốt lõi, nguyên tắc và cách thức doanh nghiệp hoạt động. Khi triết lý và văn hóa phù hợp, chúng tạo nên sự thống nhất về tư duy và hành động, giúp doanh nghiệp vận hành nhịp nhàng và hiệu quả. Hơn hết còn truyền tải được thông điệp rõ ràng, nhất quán về các giá trị và cam kết tới khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Cân nhắc tính khả thi và khả năng thực hiện

Để triết lý định hướng hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, nó cần phải dựa trên những nguyên tắc và giá trị có thể được áp dụng trong thực tế. Một triết lý mang tính lý tưởng cao nhưng không khả thi về nguồn lực, trang thiết bị máy móc, công nghệ hay bối cảnh thị trường, sẽ chỉ là một ý tưởng đẹp trên lý thuyết.

Bên cạnh đó, dù triết lý có được thiết kế khoa học, nếu không được nhân viên thấu hiểu và ủng hộ, cũng sẽ trở thành một gánh nặng và chướng ngại đối với tổ chức. Vì vậy, việc cân nhắc tính khả thi và khả năng thực hiện vô cùng cần thiết.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

triết lý kinh doanh
Triết lý khả thi hơn nếu có sự cố vấn của các chuyên gia 

Các chuyên gia có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thị trường, xu hướng, và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, do đó họ có thể đánh giá tính khả thi của triết lý, cảnh báo về những rủi ro, thách thức và giúp công ty điều chỉnh triết lý để đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, sự tư vấn của chuyên gia còn giúp công ty xây dựng một triết lý có tính cạnh tranh, độc đáo và tổng thể, tránh việc sao chép.

Chuyên gia cũng có thể giúp công ty vượt qua các giới hạn và tư duy truyền thống, tìm ra những hướng đi mới, sáng tạo và đổi mới. Vì vậy, tham khảo ý kiến chuyên gia là một bước quan trọng để xây dựng một triết lý vững chắc, có tính khả thi và cạnh tranh cao.

Khi tìm kiếm và lựa chọn chuyên gia để tham vấn về triết lý kinh doanh bạn cần chú ý xác định rõ các vấn đề mà công ty cần tư vấn và tìm những chuyên gia có chuyên môn và kiến thức liên quan. Ví dụ, nếu cần tư vấn về chiến lược mở rộng thị trường, hãy tìm những chuyên gia có kinh nghiệm về phân tích thị trường và phát triển kinh doanh. Họ phải là người có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực kinh doanh đó, có những kiến thức, hiểu biết sâu sắc để tư vấn.

Triển khai rộng rãi

Mọi triết lý kinh doanh đưa ra đều cần được truyền đạt rõ ràng, được chia sẻ và thực hành triệt để trong toàn doanh nghiệp. Đây là quá trình liên tục để đảm bảo triết lý luôn phù hợp và tạo sự đồng bộ trong doanh nghiệp. Khi xây dựng triết lý, doanh nghiệp cần phổ biến và triển khai rộng rãi, tạo sự thống nhất và cam kết trong toàn tổ chức, đảm bảo toàn thể nhân viên hiểu rõ và luôn cam kết thực hiện.

Triết lý này là nền tảng cho các mục tiêu và chiến lược của công ty, và khi được thông tin rộng rãi, sẽ chi phối và định hướng các quyết định, hành động của mọi thành viên, đảm bảo sự thống nhất, tập trung và tăng cường hiệu quả khi triển khai chiến lược kinh doanh.

Cuối cùng, việc phổ biến triết lý rộng rãi sẽ củng cố niềm tin và cam kết của khách hàng, đối tác, giúp xây dựng hình ảnh của các bên về doanh nghiệp.

Như vậy, bạn đã nắm rõ triết lý kinh doanh là gì và vai trò đối với mỗi doanh nghiệp, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chúc bạn sớm tìm kiếm và định hướng được triết lý phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Tư duy mở là gì? Làm thế nào để rèn luyện cho tư duy mở?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục