Top các bài test trầm cảm uy tín, nếu cảm thấy chán nản bạn nên làm ngay!

Trầm cảm hiện đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều người. Nguy hiểm hơn, trầm cảm mức độ nặng còn khiến nhiều người nghĩ đến việc tự sát. Làm sao để xác định liệu ai đó có đang bị trầm cảm? Và nếu có thì mức độ ra sao? Những bài test trầm cảm Nghề Nghiệp Việc Làm 24h gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra đáp án.

1. Bài test mức độ trầm cảm là gì?

Bài test trầm cảm là một bài test tâm lý dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm chính xác thông qua các triệu chứng cũng như hành vi của người bệnh; giúp đưa ra các phương án cải thiện hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng trở nặng thêm.

Với bài test này, các bác sĩ tâm thần sẽ tiến hành quan sát và ghi nhận những trạng thái, hành động của người bệnh; sau đó dùng những câu hỏi để đánh giá và phân biệt các chứng rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên việc test độ trầm cảm chỉ là một phần trong quá trình khám và chẩn đoán, góp phần làm tăng độ tin cậy cho kết luận cuối cùng của chuyên gia. 

Xem thêm: Hội chứng trầm cảm cười: Môi mỉm cười nhưng lòng có thực sự đang vui?

2. Mục đích và tác dụng của các bài test

Bài test trầm cảm được dùng như một trong những bước đầu tiên của một buổi thăm khám. Các bác sĩ sẽ dùng chúng để xác định xem các bước tiếp theo có cần hỏi thêm về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân hay không. 

Từ những bài test này, bác sĩ sẽ biết được rằng liệu bệnh nhân có triệu chứng của trầm cảm. Dựa trên kết quả đó các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng kiểm tra khác để bổ sung thêm thông tin và đưa ra kết luận cuối cùng.

test trầm cảm
Việc test trầm cảm có thể thực hiện tại nhà thông qua các trang web cung cấp bài test

Hiện nay do sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể tự làm các bài test trầm cảm online tại nhà thông qua một số trang web ví dụ như psytest, depression test… Tuy nhiên để có kết quả thật chính xác, tốt nhất người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên môn.

3. Khi nào cần thực hiện bài test?

Người nghi ngờ mắc bệnh nên thực hiện các bài test trầm cảm nếu có các biểu hiện sau:

  • Cảm xúc không ổn định và thường rơi vào trạng thái buồn bã chán nản, thậm chí là tức giận vô cớ.
  • Khóc lóc không rõ lý do và không thể kìm được nước mắt dù cố gắng đến thế nào.
  • Cảm thấy chán chường với mọi thứ xung quanh từ học tập, công việc vui chơi cho đến ăn uống.
  • Trí nhớ giảm sút khó tập trung, trở nên lơ đễnh trong mọi chuyện.
  • Cơ thể mất năng lượng và thiếu đi sức sống, luôn trong trạng thái ủ rũ bơ phờ.
  • Một số trường hợp vô phát bộc thức ra những câu nói thể hiện rõ sự tiêu cực, bế tắc.
  • Có sự thay đổi về thói quen ăn uống, mất ngủ hay đau đầu, đau dạ dày…

Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?

4. Top các bài test uy tín bạn có thể áp dụng

Bài test trầm cảm Beck

test trầm cảm
Bài test trầm cảm của bác sĩ Aaron Beck thích hợp cho những người từ 13 tuổi trở lên

Thang đo trầm cảm Beck được bác sĩ tâm thần Aaron Beck xây dựng. Ông cũng chính là người đã sáng tạo ra một phương pháp trị liệu về nhận thức hành vi. Bài test trầm cảm của Beck thích hợp cho người từ 13 tuổi trở lên với 21 câu hỏi, được chấm theo thang từ 0 – 3 điểm. Nếu điểm tổng kết dưới 14 điểm là không có dấu hiệu trầm cảm, còn nếu điểm tổng kết trên 14 điểm là có dấu hiệu trầm cảm.

Thang đo trầm cảm Hamilton

test trầm cảm
Bài test trầm cảm Hamilton với nhiều câu hỏi khác nhau sẽ giúp bạn xác định các mức độ của bệnh trầm cảm

Thang đánh giá mức độ trầm cảm của Hamilton cũng rất phổ biến hiện nay. Bài test gồm có một bảng hỏi với nhiều thông tin giúp xác định chứng trầm cảm, được thiết kế dành riêng cho người trưởng thành. Nhất là với những người muốn test trầm cảm cười, test trầm cảm sau sinh…

Kết quả, nếu tổng điểm từ 0 – 7: không bị trầm cảm, từ 8 – 13 điểm là trầm cảm mức độ nhẹ, từ 14 – 18 trầm cảm mức độ vừa, 19 điểm trở lên là trầm cảm nặng.

Bài test trầm cảm PHQ-9

Bài kiểm tra trầm cảm PHQ-9 do 2 bác sĩ có tên là Spitzer Williams và Kroenke tạo ra. Khác với hai bài test trên, bài test này chỉ bao gồm 9 câu hỏi. Mỗi câu hỏi đã có sẵn 4 đáp án.

test trầm cảm
Với bài test PHQ-9, nếu bạn có từ 5 điểm trở lên là đã có dấu hiệu của bệnh này

Sau khi đã có đáp án, chúng ta cần cộng tổng điểm đã đạt được rồi đối chiếu với kết quả. Tổng số điểm cao nhất sẽ là 27. Nếu kết quả cuối cùng nhỏ hơn 5 là không có dấu hiệu trầm cảm, còn từ 5 trở lên là đã có dấu hiệu của bệnh này, đặc biệt từ 19 trở lên chính là dấu hiệu của trầm cảm nặng.

Thang đo đánh giá trầm cảm Zung

Bài test trầm cảm Zung gồm có 20 mục, mỗi mục có 4 lựa chọn, tương đương với 4 điểm. Bài test giúp khám phá ra các khía cạnh tâm lý và cảm xúc, tình cảm của bệnh nhân.

test trầm cảm
Nếu tổng điểm của bạn từ 61 trở nên nghĩa là bạn mắc trầm cảm rất nặng

Sau khi người bệnh trả lời tất cả các câu hỏi thì tiến hành cộng toàn bộ số điểm và so sánh với kết quả. Nếu dưới 40 điểm là không trầm cảm, từ 41 – 50 là trầm cảm nhẹ, 51 – 60 là trầm cảm mức độ vừa, từ 61 trở lên là trầm cảm nặng cho đến rất nặng.

Bài test trầm cảm do bác sĩ Mỹ Ivan K Goldberg tạo ra

Bài kiểm tra trầm cảm IVan K Goldberg cực đơn giản và chỉ mất từ 3 – 5 phút để có thể thực hiện. Bác sĩ Ivan được biết đến là một trong những chuyên gia hàng đầu về tâm lý học. Hiện bác sĩ đang thực hiện công tác chuyên môn thăm khám và điều trị bệnh trầm cảm cho bệnh nhân.

test trầm cảm
Với bài test này bạn chỉ cần trả lời 18 câu hỏi để có được đáp án

Bài test trầm cảm gồm có 18 câu, người bệnh chỉ cần đọc và trả lời sau đó cộng điểm lại rồi so sánh với thang điểm đánh giá. Mỗi câu hỏi sẽ có 5 đáp án lựa chọn, mức điểm cao nhất là 5 và thấp nhất là 0.

Kết quả nếu điểm của người bệnh từ 0 – 9 thì có thể yên tâm vì không có dấu hiệu của trầm cảm. Nếu từ 10 điểm trở lên là đã có triệu chứng của bệnh này. Điểm càng cao mức độ càng nghiêm trọng.

Xem thêm: Imposter syndrome là gì? Vì sao tôi luôn cảm thấy mình không xứng đáng?

5. Lưu ý khi thực hiện các bài test

Thứ nhất, để chắc chắn rằng các triệu chứng trầm cảm của bạn không liên quan gì đến các yếu tố bệnh lý như tuyến giáp hay thiếu vitamin D… các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm. 

test trầm cảm
Việc khám sức khỏe là cần thiết trong việc chẩn đoán bệnh trầm cảm

Cụ thể là:

  • Khám sức khỏe để loại trừ các nguyên nhân thuộc các bệnh lý gây ra trầm cảm. Chủ yếu tập trung vào hệ thần kinh và nội tiết. Vì suy giáp, cường giáp hay cushing là bệnh lý phổ biến liên quan đến hiện tượng này. Một số chấn thương hệ thần kinh trung ương như u, chấn thương đầu hoặc đột quỵ, bệnh đa xơ cứng… cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.
  • Thực hiện các thí nghiệm trong đó phổ biến là xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thiếu máu không, tuyến giáp ra sao, mức độ canxi và vitamin D1 thế nào…
  • Một số phương pháp kiểm tra khác như kiểm tra chức năng gan, kiểm tra chức năng thận, chụp CT hay MRI, điện tâm đồ và điện não đồ…

Thứ hai, mặc dù các bài test trầm cảm rất hữu ích song nếu bệnh nhân trả lời không trung thực hay có khả năng đọc hiểu không tốt, thực hiện bài test trong không gian không thoải mái cũng có thể ảnh hưởng lớn đến câu trả lời. Một bệnh nhân làm test ở nơi ồn ào có thể khác so với làm test chỗ riêng tư. 

6. Phải làm sao nếu kết quả cho thấy người bệnh bị trầm cảm?

Đừng quá lo lắng bởi đây là bệnh có thể cải thiện và điều trị. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp các bác sĩ đưa ra liệu trình phù hợp nhất giúp bệnh nhân có cuộc sống tích cực và lành mạnh hơn.

Do đó nếu kết quả cuối cùng chỉ ra rằng bạn hay người thân mắc trầm cảm, hãy đơn giản là tuân thủ theo đúng liệu trình để khỏi bệnh. Các bác sĩ có thể sẽ đưa ra phương án điều trị bằng thuốc, bằng các liệu pháp tâm lý hoặc có thể kết hợp cả 2. Bên cạnh việc điều trị chuyên môn người bệnh cũng cần được người thân xung quanh giúp đỡ để có một lối sống lành mạnh, hỗ trợ cho việc chữa trầm cảm tại nhà.

Trên đây là những bài test trầm cảm giúp bạn biết rõ hơn về trạng thái tâm lý của mình. Dựa trên những kết quả này bạn có thể nắm bắt sơ bộ được hiện trạng mình đang gặp phải. Và nếu có nguy cơ mắc bệnh, hãy nhanh chóng chủ động tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn tận tình. Cuối cùng, đừng quên theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hay để cải thiện cuộc sống và công việc của mình nhé!

Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục