Hội chứng kẻ mạo danh (imposter syndrome) là một hiện tượng tâm lý. Trong đó, bạn luôn có cảm giác mình không xứng đáng với những lời khen tặng, không tài giỏi, thông minh,… như những gì người khác đánh giá về bạn. Khi mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn luôn lo lắng, bất an, thiếu tự tin. Bạn nghĩ: “Mọi người sai rồi. Mình chắc chắn không thể hoàn thành dự án này. Mình không đủ năng lực, mình chỉ giả vờ như mình biết cách làm mà thôi”. Dù thật sự, bạn hoàn toàn có thể làm tốt. Vì sao bạn lại có cảm giác như vậy? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu!
Hội chứng kẻ mạo danh imposter syndrome là gì?
Hai nhà tâm lý học lâm sàng, Pauline Rose Clance và Suzanne Imes, lần đầu tiên xác định và đặt tên cho hiện tượng tâm lý imposter syndrome này vào năm 1978. Họ cũng đưa ra định nghĩa imposter syndrome là gì.
Theo đó, hội chứng kẻ mạo danh là tình trạng bạn cảm thấy lo lắng và đánh giá bản thân không đủ năng lực, mặc dù rất nhiều người cho rằng bạn tài giỏi và thông minh. Khi rơi vào tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy mình như “một kẻ lừa đảo” hoặc “đồ giả mạo” và nghi ngờ khả năng của bạn.
Khi mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn không cảm thấy tự tin hoặc có năng lực, bất kể được thành tựu gì. Bạn sẽ không trải nghiệm được niềm vui thành công bởi vì luôn cho mình kém cỏi và là kẻ lừa đảo. Bạn luôn thường trực nỗi sợ “rồi một ngày nào đó, mọi người sẽ lột mặt nạ của mình, họ sẽ nhận ra mình kém cỏi đến mức nào và khinh bỉ mình”.
Hội chứng imposter syndrome ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn?
Khi mới nghe qua triệu chứng của hội chứng imposter syndrome, bạn sẽ thấy tương đồng với tính cách “khiêm tốn”. Rất nhiều người cho rằng khiêm tốt là tốt. Thế giới luôn thay đổi và các vấn đề hoặc tình huống mà mọi người gặp phải có thể phức tạp hơn so với tưởng tượng ban đầu. Vậy nên, thành công của bạn ngày hôm nay có thể là do may mắn. Do đó, bạn không nên quá tự mãn về bản thân.
Tuy nhiên, hội chứng imposter syndrome khác với khiêm tốn và thận trọng. Bởi vì khiêm tốn và thận trọng bắt nguồn từ sự đánh giá chính xác năng lực của bản thân trước một tình huống phức tạp. Nhưng hội chứng kẻ mạo danh lại bắt nguồn từ cảm giác sai lầm, đánh giá bản thân không xứng đáng với những gì đang có – dù xét về mặt khách quan – bạn hoàn toàn phù hợp với lời khen tặng.
Điều quan trọng nhất, imposter syndrome không phải là đánh giá tình hình mà là đánh giá bản thân. Bạn luôn cảm thấy kém cỏi hơn những người khác khi đang đối mặt với cùng một vấn đề, đến nỗi bạn cảm thấy hoàn toàn không thuộc về nơi bạn đang sống.
Hội chứng kẻ mạo danh có thể khiến bạn cảm thấy kiệt quệ. Cứ như thể bạn đang diễn một vở kịch, mà không thể tiếp tục. Bạn luôn thiếu động lực để phát triển bản thân.
Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?
Nguyên nhân của hội chứng imposter syndrome là gì?
Hội chứng imposter syndrome, về bản chất, là một sự bóp méo nhận thức. Imposter syndrome khiến mọi người nghi ngờ về kỹ năng và thành tích của mình. Họ nghi ngờ sự đánh giá cao của người khác dành cho họ.
Nhưng sự nghi ngờ và bóp méo này đến từ đâu? Mặc dù ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người, nhưng hội chứng kẻ mạo danh không phải là một tình trạng tâm lý nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hội chứng imposter syndrome là kết hợp của nhiều yếu tố:
- Gia đình: cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình có thể đã quá chú trọng vào thành tích hoặc chỉ trích quá mức.
- Áp lực xã hội: là thành viên của một nhóm, hoặc có kết nối với những nhóm người có thành tích cao, dẫn tới cảm giác thành tựu của mình không đáng để nhắc tới.
- Nỗi sợ bị bỏ lại: một phần của hội chứng kẻ mạo danh là nỗi sợ bị phát hiện và bị loại ra khỏi tổ chức, hội nhóm mà họ đang gắn kết.
- Tổn thương trong quá khứ: khi đã từng bị một nhóm, một cộng đồng từ bỏ vì khác biệt, không thể hòa nhập (ví dụ bị nói lắp, hay khác biệt về kinh tế) và lớn lên trong nỗi sợ dai dẳng rằng bản thân không thuộc về cộng đồng này.
- Tính cách: một số loại tính cách có xu hướng nội tâm hóa cảm giác áp lực, nghi ngờ và thất bại – ví dụ người hướng nội. Họ thường có nguy cơ mắc hội chúng imposter syndrome nhiều hơn người khác khi phải đối diện với căng thẳng hoặc sự thay đổi.
Cảm giác lo lắng khiến người mắc hội chứng imposter syndrome né tránh những thách thức hoặc cơ hội giúp họ phát triển và tỏa sáng. Nếu không được kiểm soát, hội chứng kẻ mạo danh imposter syndrome sẽ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, sự nghiệp, cũng như sự hài lòng trong công việc và cuộc sống của mọi người.
Xem thêm: Healing là gì? Bật mí TOP 5 bộ phim healing xoa dịu tâm hồn đáng xem
Làm thế nào để thoát khỏi hội chứng kẻ mạo danh imposter syndrome?
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thoát khỏi hội chứng kẻ mạo danh.
- Hiểu nỗi lo lắng tiềm ẩn bên trong. Đánh giá đúng và tích cực về khả năng của bạn có thể giúp tiết lộ nguyên nhân thật sự khiến bạn không thể thăng tiến trong công việc.
- Đưa ra những bằng chứng cụ thể. Lập một danh sách với hai cột đơn giản. Một bên là “Bằng chứng cho thấy tôi không đủ năng lực” và bên kia là “Bằng chứng cho thấy tôi có năng lực”. Danh sách này cho phép bạn thoát khỏi hội chứng kẻ mạo danh bằng cách thu thập bằng chứng về năng lực thật sự của bạn.
- Tập trung lại vào các giá trị. Hãy luôn nhắc nhở bản thân về những điều thực sự quan trọng với bạn, chứ không phải thành tích và đánh giá của người ngoài.
- Điều chỉnh lại mục tiêu. Cuộc đời và sự nghiệp là một hành trình dài. Bạn không thể phát triển, học hỏi hoặc tiến bộ nếu không cố gắng. Hãy thiết lập những mục tiêu thách thức hơn mỗi ngày, để thoát khỏi cảm giác thành công dễ dàng, đến mức chính bạn phải nghi ngờ.
- Hãy xóa hội chứng kẻ mạo danh ra khỏi từ điển của bạn. Suốt ngày suy nghĩ luẩn quẩn với hội chứng kẻ mạo danh sẽ khiến bạn đắm chìm trong nỗi bất an. Hãy tìm ai đó để nói chuyện hoặc viết ra nỗi sợ hãi của bạn — imposter syndrome ít đáng sợ hơn khi bạn không để tâm đến nó.
- Thực hành lòng trắc ẩn. Đừng tự đánh giá bản thân là một kẻ lừa đảo. Bây giờ, sau khi biết imposter syndrome là gì, bạn đã hiểu cảm giác nghi ngờ này đến đến từ đâu, hãy ghi nhận và cảm thông cho bản thân vì bạn đã thành công.
- Hãy tử tế với chính mình. Bạn là một con người. Con người thường phạm sai lầm. Bạn cũng sẽ như vậy. Thực hành lòng trắc ẩn sẽ giúp bạn chế ngự sự chỉ trích nội tâm của mình.
- Xem xét khả năng thất bại. Thay vì tập trung và xác định thất bại của bạn một cách trừu tượng, hãy dành thời gian viết ra những kết quả có thể xảy ra nếu một phần nỗ lực của bạn thất bại. Bạn sẽ nhận ra, một vài lần mắc sai lầm cũng không khiến thế giới bị hủy diệt, nói cách khác, sai lầm không quan trọng. Hãy thử học hỏi từ những thất bại của bạn thay vì để những thất bại trong quá khứ định hình con người bạn.
- Tìm kiếm phản hồi đáng tin cậy từ bạn bè. Hãy tập thói quen nhận phản hồi định kỳ từ những người mà bạn tin tưởng và tôn trọng. Khi biết rằng mình có một nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa, bạn sẽ thôi băn khoăn về những gì người khác đang nghĩ về bạn.
Xem thêm: Học thiền ở đâu? Gợi ý các khóa học thiền TPHCM, Hà Nội uy tín
Các nhà nghiên cứu tâm lý học nói rằng, bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng kẻ mạo danh imposter syndrome. Con người hiếm khi đánh giá đúng tiềm năng của chính mình. Vì vậy, nếu lúc nào đó, bạn có cảm giác bản thân chưa xứng đáng với lời khen tặng, cảm thấy lạc lõng, sợ thất bại,… hay đúng ra là sợ mất đi hình ảnh hoàn hảo của bản thân trong mắt đồng nghiệp,. hãy thử sử dụng các mẹo bên trên để thoát khỏi cảm giác tự ti.
Rất nhiều thông tin hữu ích cùng “bí kíp” thú vị giúp bạn vượt qua những trở ngại trong công việc cũng như trong các mối quan hệ. Theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật ngay bạn nhé!
Xem thêm: CHRO là gì? Tầm quan trọng của người đứng đầu bộ phận nhân sự