Ứng dụng 7P trong Marketing như thế nào? Tại sao 7P lại quan trọng?

Trong các lĩnh vực kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng, để thực chiến hiệu quả, cần nắm vững nền tảng kiến thức cần thiết. Ở bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, hãy cùng tìm hiểu về 7P trong Marketing là gì, tầm quan trọng của chiến lược 7P và có gì khác biệt so với mô hình 4P?

7P trong Marketing là gì?

7p trong marketing
Mô hình 7P trong Marketing

Đây là một trong những chiến lược cốt lõi của Marketing được tạo ra bởi E.Jerome McCarthy vào năm 1960. Mô hình 7P bao gồm 3 yếu tố bổ sung dựa trên khái niệm ban đầu của Marketing Mix 4P, bao gồm:

Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên của mô hình 7P trong Marketing đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông thường sản phẩm hữu hình tập trung vào tính năng, công dụng, bao bì còn dịch vụ tập trung vào chất lượng và quan hệ khách hàng. Đây là những yếu tố giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu tốt nhất để lựa chọn sử dụng. 

7p trong marketing
Product bao gồm rất nhiều sản phẩm hữu hình khác nhau

Price (Giá)

Price đề cập đến chiến lược định giá mà doanh nghiệp áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ bằng cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phân tích chi phí và thiết lập giá bán. Khi chọn giá cũng nên nghĩ về mong đợi của khách hàng, họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm, dịch vụ. Một số hoạt động về giá có thể áp dụng trong Marketing Mix như giảm giá, khuyến mãi tặng quà…

Place (Địa điểm)

Yếu tố Place của 7P trong Marketing thể hiện nơi công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ chẳng hạn như cửa hàng, siêu thị, hoặc fanpage, trang web. Để khách hàng tiềm năng dễ tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ hơn, các Marketer cần xác định địa điểm phù hợp bằng cách phân tích xu hướng mua hàng và cách xu hướng này ảnh hưởng đến chu kỳ mua hàng của họ. 

Trong đó, chu kỳ mua hàng là nhận thức của người tiêu dùng về nhu cầu sử dụng; tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu; xem xét các lựa chọn; mua hàng, đánh giá mức độ hài lòng với sản phẩm và cuối cùng là liệu họ có quay lại mua tiếp hay không.

7p trong marketing
Place là nơi khách hàng nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ

Promotion (Quảng bá)

Đây là yếu tố thứ 4 của mô hình 7P trong Marketing. Các Marketer sử dụng Promotion để thực hiện các hoạt động quảng cáo nhằm cung cấp thông điệp giới thiệu hoặc thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Promotion thường bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân.

People (Con người)

Yếu tố con người đề cập đến nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu và có kiến thức. Ngoài ra, có thể là dịch vụ chatbot trên trang web giúp giải đáp thắc mắc của người dùng trên trực tuyến. People của mô hình 7P trong Marketing đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thực hiện các chiến lược để cải thiện trải nghiệm của người dùng. 

Đảm bảo chất lượng của dịch vụ khách hàng có thể giúp tăng doanh thu và xây dựng lòng trung thành của người dùng. Nếu có những tương tác tích cực với công ty, họ sẽ giới thiệu đến những người khác, điều này rất có lợi và hỗ trợ quá trình bán hàng của doanh nghiệp.

7p trong marketing
Con người là yếu tố quan trọng của mô hình 7P trong Marketing dịch vụ

Process (Quy trình)

Process thể hiện các quy trình của công ty trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ. Yếu tố này có thể giúp hợp lý hóa các hoạt động sản xuất, cải thiện các hoạt động quảng cáo và tăng tốc độ bán hàng. Khi tạo ra các quy trình này, cần đảm bảo sự phù hợp với giá trị của công ty. Ví dụ một công ty may mặc hướng đến sự phát triển bền vững với tự nhiên sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh đi theo kim chỉ nam này.

Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Trong mô hình 7P, Physical Evidence đề cập đến việc tạo ra những bằng chứng để quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và xây dựng nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu. Nhận thức này là khả năng nhớ lại thương hiệu khi quyết định mua hàng. Bạn có thể thu thập bằng chứng hữu hình bằng cách tạo danh thiếp và đưa cho người khác. Ngoài ra, Physical Evidence còn là bằng chứng mua hàng của người dùng bao gồm biên lai, hóa đơn mua hàng…

7p trong marketing
Thực đơn là một dạng bằng chứng hữu hình của mô hình 7P

Tại sao 7P lại quan trọng?

Tầm quan trọng của mô hình 7P là không thể phủ nhận khi giúp doanh nghiệp xem xét, sửa đổi các chiến lược tiếp thị nhằm đảm bảo các hoạt động luôn được tối ưu, đồng thời xác định xem thương hiệu có đang gặp phải những thách thức nào không. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình còn giúp doanh nghiệp:

– Luôn cập nhật các xu hướng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

– Tăng cường vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

– Tăng khả năng tiếp cận thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng mới.

– Tăng doanh thu và giữ chân khách hàng nhiều hơn.

7p trong marketing
Áp dụng chiến lược 7P giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa mô hình 4P và 7P trong Marketing là gì?

Marketing Mix ban đầu chỉ có mô hình 4P bao gồm: Product, Price, Place và Promotion. Mô hình 7P được mở rộng dựa theo 4P và bổ sung thêm People, Process và Physical Evidence. Sự khác biệt quan trọng khác là 4P thường phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hữu hình, trong khi 7P lại được áp dụng cho các công ty kinh doanh mảng dịch vụ.

Xem thêm: Email Marketing là gì? Lưu lại cách thiết kế Email Marketing hiệu quả nhất hiện nay

Ví dụ về 7P trong Marketing

Sau đây là 2 ví dụ về cách áp dụng 7P trong Marketing dịch vụ ở lĩnh vực ngân hàng và khách sạn:

7P trong Marketing dịch vụ khách sạn

Product – Dịch vụ lưu trú

Sản phẩm chính của khách sạn là dịch vụ lưu trú, ăn uống, spa, giải trí…

Cho thuê phòng là Product của 7P trong Marketing dịch vụ khách sạn

Price – Giá phòng

Giá dịch vụ là yếu tố tạo doanh thu duy nhất trong chiến lược Marketing dịch vụ khách sạn. Khi đặt giá, bạn nên hiểu khách hàng, thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh. 

Place – Kênh trực tuyến

Place là nơi mà khách sạn được nhìn thấy bởi khách hàng. Bạn sẽ giới thiệu khách sạn qua những nền tảng nào để người tìm kiếm dễ dàng tìm thấy? Ngoài ra nên đảm bảo trang web được thiết kế với giao diện tối ưu đảm bảo các bước đặt phòng đơn giản.

Promotion – Quảng cáo

Quảng cáo là truyền đạt đúng thông điệp về khách sạn và các tiện nghi đáp ứng nhu cầu để tạo ra nhận thức, sự quan tâm và hành động của người dùng. Hãy tận dụng mạng xã hội để xây dựng hình ảnh và quảng bá về dịch vụ. Đồng thời hợp tác với các công ty du lịch, nền tảng đặt phòng để nhận được nhiều khách hàng hơn.

People – Nhân viên

Nhân lực là yếu tố chiến lược quan trọng của 7P trong Marketing dịch vụ. Do đó cần tạo dựng sự chuyên nghiệp cho nhân viên bằng cách đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ.

Process – Trải nghiệm khách hàng

Quy trình này được sử dụng để mô tả các bước thực hiện nhằm mang lại trải nghiệm chất lượng cho khách hàng. 

Physical Evidence – Dịch vụ

Physical Evidence của 7P trong Marketing dịch vụ khách sạn bao gồm mọi yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ trực quan của khách sạn hoặc dịch vụ, từ bầu không khí đến các tiện nghi.

Xem thêm: Tổng hợp các Marketing tool cần biết để có một chiến dịch truyền thông thành công 

7P trong Marketing ngân hàng

Product

Sản phẩm của ngân hàng bao gồm các dịch vụ như dịch vụ thẻ, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm, cho vay…

Price

Yếu tố giá trong của chiến lược 7P trong Marketing ngân hàng được cố định dưới dạng lãi suất, phí dịch vụ như phí SMS, phí OTP, phí rút tiền…

Place

Đối với ngân hàng, kênh phân phối liên quan đến ngân hàng trực tuyến, ngân hàng số, chi nhánh giao dịch, ATM, nhân viên giao dịch…

Promotion

Hiện nay, các hoạt động truyền thông của ngân hàng được đẩy mạnh trên nền tảng online với nhiều chiến dịch thu hút người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Mục đích thường là thuyết phục người dùng tải ứng dụng, đăng ký dịch vụ.

People

Trong Marketing ngân hàng, yếu tố con người đề cập đến dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua các giao dịch, giải đáp thắc mắc, giải quyết vấn đề…

Process

Tùy vào mỗi khách hàng sẽ có quy trình thủ tục của các dịch vụ khác nhau. Tất cả đều hướng đến sự tiện lợi và chất lượng trải nghiệm của khách hàng.

Physical Evidence

Physical Evidence trong Marketing ngân hàng thường được thể hiện qua không gian ngân hàng, thẻ, giấy tờ… Ví dụ như: số tài khoản dễ nhớ, thẻ màu sắc,…

7p trong marketing
Dịch vụ thẻ là một trong những sản phẩm chính của ngân hàng

Qua bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về mô hình 7P trong Marketing. Để tìm việc làm Marketing mới nhất, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!

Xem thêm: Bật mí 5 dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc mà quản lý nên chú ý

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục