Dù Vlog đã tồn tại cách đây hơn 20 năm và rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây nhưng không phải cũng biết Vlog là gì. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn khám phá khái niệm, mục đích và cách làm Vlog hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về Vlog
Vlog là gì?
Khi đặt ra câu hỏi “Vlog là gì?”, chắc hẳn bạn đang có nhu cầu xây dựng một Vlog và hướng đến kiếm thêm thu nhập từ kênh của mình. Về cơ bản, Vlog là viết tắt của “video log”. Nội dung của thể loại video này là ghi lại cuộc sống cá nhân, thường do chính người đó quay và truyền tải. Vlog đã tồn tại cách đây hơn 20 năm, khi Adam Kontra đăng tải video đầu tiên lên trang blog cá nhânvào tháng 1 năm 2000.
Những người làm Vlog hay Vlogger được thỏa sức sáng tạo nội dung theo cách riêng, miễn là thu hút lượng lớn lượt xem. Hiện nay, những video này thường được đăng tải trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, nhưng phổ biến nhất là trên YouTube và TikTok.
Vlogger là những người quay Vlog, đang trở thành một nghề nghiệp phổ biến, nhất là với giới trẻ. Công việc này giúp họ kiếm khoản thu nhập lớn và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Và đặc biệt, dù bạn là ai, bạn đều có thể trở thành một Vlogger.
Tuy nhiên, để trở thành một Vlogger chuyên nghiệp, bạn phải trải qua một hành trình dài và khó khăn. Không phải Vlogger nào cũng thu hút người xem. Để tạo ra nội dung chất lượng, hấp dẫn khán giả, bạn cần phải trang bị đầy đủ từ thiết bị quay phim, nội dung, hình ảnh. Đồng thời, bạn cũng phải chăm chỉ, sáng tạo và bắt kịp xu hướng mới.
Xem thêm: KOL là gì? Bật mí 7 bước trở thành KOL chuyên nghiệp thu hút triệu fans
Daily Vlog là gì?
Daily Vlog hoặc “Vlog hàng ngày” là một dạng Vlog ghi lại và chia sẻ cuộc sống cá nhân của chính Vlogger trong sinh hoạt hằng ngày. Thông qua Daily Vlog, Vlogger sẽ truyền tải những điều tích cực họ đã làm trong cuộc sống thường nhật. Nội dung của Daily Vlog rất đa dạng. Đó có thể là những chuyến đi, cuộc gặp gỡ, hoạt động thể chất, vui chơi, suy nghĩ, quan điểm, học tập, nấu ăn,… Mục tiêu của Daily Vlog là tạo ra sự kết nối gần gũi giữa Vlogger và người xem. Thông qua đó, Vlogger còn có thể chia sẻ, tương tác và trải nghiệm cuộc sống cá nhân đến khán giả của mình.
Thời điểm Vlog du nhập vào Việt Nam
Năm 2011, Vlog đầu tiên mang tiêu đề “Bạn nghĩ là bạn giỏi tiếng Anh?” của tài khoản có tên là duhocsinhmy đã đánh dấu sự du nhập của Vlog vào thị trường Việt Nam. Sau khi được công chiếu, Vlog này đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Trong đó có cả ý kiến đồng tình và cũng có sự phản đối quyết liệt.
Từ đó, xu hướng làm Vlog tại Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là các bạn trẻ. Một số Vlog nổi tiếng một thời tại Việt Nam có thể kể đến như Bà Tân Vlog, Khoai lang thang, 1977 Vlog, Ẩm thực mẹ làm, Giang ơi,…
Tuy nhiên, một số Vlog đã không còn duy trì được sức hút từ người xem do nhiều số lý do khách quan, như tập trung vào công việc chính, nội dung không có gì mới dẫn đến nhàm chán hoặc do áp lực.
Mục đích khi làm Vlog là gì?
Kiếm tiền
Phần lớn người làm Vlog đều có mục tiêu kiếm tiền từ việc tạo ra nội dung video. Thông qua quảng cáo, hợp tác với nhãn hàng và các nguồn thu khác, Vlogger có thể kiếm nguồn thu nhập ổn định. Tuỳ vào số lượng lượt xem và sự phát triển của kênh, nguồn thu nhập mà các Vlogger kiếm được sẽ khác nhau.
Tạo giá trị
Một số người làm Vlog với mong muốn tạo ra nội dung có giá trị cho cộng đồng. Mục tiêu của họ là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hoặc truyền tải thông điệp tích cực đến người xem. Thông qua những Vlog có giá trị này, người xem sẽ có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy hiệu quả.
Phát triển bản thân
Làm Vlog có thể giúp người tạo nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, quản lý thời gian và tạo nên một hình ảnh trực tuyến tích cực. Không những thế, làm Vlog cũng là cách để bạn tạo ra những thách thức để phát triển bản thân.
Kết nối và tương tác
Làm Vlog cũng là cách giúp Vlogger tạo cơ hội để xây dựng các mối quan hệ và kết nối với người xem. Người làm Vlog có thể tương tác với cộng đồng thông qua bình luận, livestream và các hình thức khác. Nhờ đó, Vlogger có thể tạo nên sự gần gũi và tương tác với khán giả tốt hơn.
Điều quan trọng là mục đích của việc làm Vlog nên phù hợp với giá trị và đạo đức của người tạo nội dung.Vlogger không nên tạo ra nội dung chỉ để câu view và kiếm tiền ngay tức thời. Thay vào đó, Vlogger cần tập trung vào việc tạo giá trị và phát triển bền vững.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân và những lưu ý dành cho người muốn tỏa sáng!
Ưu điểm và hạn chế khi làm Vlog là gì?
Ưu điểm
Xây dựng nội dung ý nghĩa
Vlog cho phép bạn tạo ra nội dung có ý nghĩa và giúp giảm tỷ lệ thoát. Thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hoặc kể một câu chuyện thú vị, bạn có thể tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với người xem.
Thu hút lượng lớn người xem
Vlog có tiềm năng thu hút một lượng lớn người xem và người theo dõi, nhất là khi bạn tạo nội dung hấp dẫn cũng như tương tác tích cực với cộng đồng.
Công cụ tìm kiếm xếp hạng đơn giản
Một số nền tảng như Youtube, tính năng tìm kiếm giúp Vlogger dễ dàng tối ưu hoá nội dung. Nhờ đó, nội dung của họ có cơ hội hiển thị trên trang đầu trong kết quả tìm kiếm. Đây là cách giúp Vlogger thu hút nhiều lượt xem hơn.
Mang lại nguồn thu nhập
Nếu kênh Vlog của bạn đủ mạnh với lượng người xem lớn, bạn sẽ có cơ hội kiếm thêm nguồn thu nhập khủng. Thu nhập của bạn thường bắt nguồn từ quảng cáo, việc hợp tác với các nhãn hàng và nhiều nguồn thu khác.
Hạn chế
Chi phí sản xuất cao
Để tạo ra video chất lượng, bạn phải đầu tư vào thiết bị quay phim, âm thanh, chỉnh sửa video. Thậm chí, bạn sẽ phải thuê nhân công hoặc dịch vụ chuyên nghiệp để nâng cấp chất lượng video. Việc này thường đòi hỏi bạn phải có nguồn tài chính đáng kể để đổ vào kênh Vlog.
Đòi hỏi sự đổi mới và nội dung ý nghĩa
Để tăng tính hấp dẫn cho nội dung của mình, bạn phải liên tục đổi mới và xây dựng nội dung truyền tải ý nghĩa và thiết thực. Việc này thường tiêu tốn khá nhiều thời gian cũng như chất xám của bạn.
Mất thời gian để tạo ra một Vlog
Tạo ra một video chất lượng mất nhiều thời gian, từ việc chuẩn bị, quay phim, chỉnh sửa, đến khi xuất bản. Do đó, người làm Vlog phải thật sự kiên nhẫn và cố gắng.
Hướng dẫn cách làm Vlog từ những bước đầu tiên
Bước 1: Định rõ mục tiêu và chủ đề của Vlog là gì?
- Mục tiêu và kế hoạch: Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất khi làm Vlog là xác định mục tiêu cụ thể. Hãy hỏi bản thân mình mục tiêu làm Vlog là gì. Liệu bạn chỉ đơn thuần muốn thử nghiệm hay thật sự nghiêm túc muốn trở thành một Vlogger chuyên nghiệp?
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Mục tiêu ngắn hạn giúp bạn biết được mình đang làm gì và cần điều chỉnh gì trong quá trình làm Vlog. Ví dụ, trong những Vlog đầu tiên, bạn có thể đặt mục tiêu là tự tin hơn và cải thiện khả năng giao tiếp. Trong khi đó, mục tiêu dài hạn mà bạn đặt ra có thể là: số lượng người theo dõi, lượt xem hoặc doanh thu mà mình muốn đạt được.
- Chọn chủ đề: Mỗi Vlogger cần xác định một chủ đề cố định để tạo phong cách và hướng đi riêng. Chủ đề này có thể là nấu ăn, làm đẹp, du lịch, khoá học hoặc bất cứ thứ gì bạn yêu thích. Hãy chọn chủ đề mà bạn đam mê và có kiến thức.
Bước 2: Chuẩn bị thiết bị
- Bắt đầu với những gì có sẵn: Nếu mới bắt đầu và chưa có ngân sách để đầu tư vào thiết bị chuyên nghiệp, bạn có thể tìm hiểu cách quay Vlog bằng smartphone, máy ảnh cơ bản hoặc thậm chí là webcam máy tính.
- Hình ảnh và âm thanh: Hãy lưu ý rằng hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố quan trọng để làm cho video của bạn trở nên chuyên nghiệp. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo hình ảnh trên video đủ sắc nét, âm thanh đủ rõ ràng để người xem có thể theo dõi câu chuyện của bạn.
- Chọn máy quay phù hợp: Khi chọn máy quay, bạn cần xem xét các yếu tố như độ nét, khả năng thu âm, kích thước và trọng lượng. Đặc biệt, máy quay nên có màn hình lật để bạn có thể kiểm tra và thấy mình trong quá trình quay. Chống rung cũng là một tính năng quan trọng, nhất là khi bạn quay ngoài trời hoặc đang di chuyển.
Bước 3: Chỉnh sửa video
- Công đoạn chỉnh sửa video: Chỉnh sửa video là một công đoạn tốn thời gian và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Bạn cần tạo sự liên kết cho video, cắt bỏ những phần không cần thiết, thêm hiệu ứng và nhạc nền.
- Phần mềm chỉnh sửa video: Học cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video như Adobe Premiere, Pinnacle hoặc các phần mềm khác cũng là cách giúp bạn tạo ra những thước phim chuyên nghiệp, chỉn chu hơn.
- Máy tính hoặc laptop mạnh mẽ: Bạn cần đảm bảo máy tính hoặc laptop của mình đủ mạnh để xử lý chỉnh sửa video một cách mượt mà.
Bước 4: Thực hiện Vlog
- Tự nhiên và chân thật: Những Vlog có tính chân thực cao và tự nhiên sẽ thường được đánh giá cao và thu hút hơn. Vì vậy, bạn đừng quá cố quá áp đặt kịch bản chi tiết mà hãy thoải mái và tự nhiên hết mức có thể.
- Ánh sáng và âm thanh: Bạn cần đảm bảo video của mình đảm bảo đủ về mặt âm thanh và ánh sáng. Nếu có thể, bạn nên dùng nguồn sáng tự nhiên. Đồng thời, bạn hãy cân nhắc việc sử dụng mic thu âm để tạo âm thanh chất lượng.
- Tương tác với người xem: Bạn hãy kết nối với người xem bằng cách tương tác qua ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể và lời nói. Đồng thời, bạn nên khuyến khích người xem like, share và để lại bình luận.
- Là chính mình: Đừng giả vờ là người khác. Thay vào đó, bạn hãy là chính mình. Vì sự chân thực luôn là điều gây ấn tượng tốt nhất.
Bước 5: Tạo kênh YouTube hoặc TikTok và tối ưu hóa video
Tạo kênh YouTube hoặc TikTok: Bạn có thể sử dụng Youtube hoặc TikTok để đăng tải Vlog của mình. Tuy nhiên, dù là nền tảng nào, bạn cũng nên tối ưu hóa video trước khi đăng lên. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu thuật toán của nền tảng, sử dụng từ khóa liên quan, mô tả hấp dẫn và chọn ảnh đại diện thu hút.
Bước 6: Truyền thông và kiếm tiền từ Vlog là gì?
- Truyền thông cho chính mình: Thay vì chờ đợi từng lượt xem tự nhiên, bạn hãy tự quảng bá video trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ video trên các fanpage hoặc website liên quan của mình.
- Kiếm tiền từ Vlog: Khi đã có đủ lượng người theo dõi, bạn có thể chạy quảng cáo trên video của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hợp tác với các thương hiệu khác để kiếm tiền thông qua quảng cáo và sự tài trợ.
Xem thêm: Influencer là gì? Làm sao để chuyên nghiệp và mang tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội?
Làm Vlog đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng sáng tạo và lòng nhiệt huyết. Vì vậy, bạn hãy luôn là chính mình, không ngừng cải thiện kênh và luôn theo đuổi đam mê.
Một số chủ đề làm Vlog thu hút nhiều lượt xem
Du lịch
Vlog về các hành trình du lịch, khám phá địa điểm mới, ẩm thực địa phương và trải nghiệm văn hóa địa phương luôn thu hút sự quan tâm của người xem.
Ẩm thực
Nếu đam mê nấu ăn hoặc thưởng thức món ngon, bạn có thể làm Vlog về ẩm thực để thu hút người xem. Bạn có thể chia sẻ cách làm món ăn, thực đơn yêu thích hoặc trải nghiệm món ăn mới.
Làm đẹp và thời trang
Chia sẻ các bí quyết làm đẹp, trang điểm, cách chăm sóc tóc và xu hướng thời trang cũng là một chủ đề Vlog hấp dẫn. Những Vlog về làm đẹp và thời trang thường có lượng người xem đông đảo.
Ngoại ngữ
Nếu có kiến thức về ngôn ngữ hoặc đang học ngoại ngữ, bạn có thể làm Vlog chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ hoặc thử thách giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Phong cách sống và phát triển cá nhân
Một trong những chủ đề hấp dẫn khi làm Vlog là chia sẻ bí quyết phát triển cá nhân, kỹ năng sống, quản lý thời gian và cách sống hạnh phúc. Những Vlog này có thể truyền động lực cho người xem.
Thể thao và thể hình
Nếu yêu thích thể thao, thể hình, bạn có thể xây dựng kênh Vlog về luyện tập, dinh dưỡng hoặc tham gia các sự kiện thể thao.
Âm nhạc và giải trí
Thực hiện Vlog về âm nhạc, hát hò, biểu diễn hoặc đánh giá các bài hát, phim ảnh, hoặc trò chơi video cũng là chủ đề thú vị.
Chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống
Chia sẻ về cuộc sống hàng ngày, gia đình, tình bạn, học hành và những trải nghiệm cá nhân. Những Vlog như vậy có thể tạo một mối kết nối mạnh mẽ với người xem.
Khoa học và công nghệ
Nếu có kiến thức về khoa học và công nghệ, bạn cũng có thể thức sức với việc làm Vlog review sản phẩm công nghệ, thảo luận về các xu hướng công nghệ mới hoặc những bí ẩn khoa học thú vị.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Vlog. Nghề Nghiệp 24h hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc “Vlog là gì?” cũng như nắm rõ cách làm Vlog hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để đón đọc những bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Xem thêm: Cách viết các kỹ năng trong CV để ghi điểm trước nhà tuyển dụng khó tính