1. Chia nhỏ mục tiêu
Trên thực tế những động lực để thực hiện ước mơ lớn thường xuyên bị lu mờ bởi những thách thức và khó khăn của cuộc sống. Do đó, bạn sẽ cần một thời gian dài để khiến ước mơ có thể trở thành hiện thực. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì không nhìn thấy được kết quả cụ thể.
Để bản thân luôn có động lực làm việc, tràn ngập năng lượng tích cực, bạn hãy xây dựng thói quen mới với những mục tiêu nhỏ hơn và cố gắng hoàn thành từng việc. Chúng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua sự chán nản và duy trì động lực để tiếp tục chinh phục ước mơ của mình.
2. Rèn luyện thay vì nghĩ ngợi, lo lắng
Từ ý tưởng đến hiện thực phải đi qua một quãng đường dài, và trên con đường ấy luôn tồn tại những khó khăn, thất bại. Càng nghĩ về những khó khăn, bạn sẽ càng rối trí và khó hành động. Chính vì vậy, thay vì suy nghĩ, hãy viết ra những điều mà bạn đang lo lắng và tìm cách giải quyết từng mắt xích.
Ví dụ: Với 2 nhóm sinh viên cùng học tiếng Anh. Trong khi một nhóm học ngôn ngữ bằng cách liệt kê những điều cần chú ý để nâng cao trình độ tiếng Anh, sau đó luyện tập trong lớp mỗi ngày. Còn nhóm kia họ luôn nghĩ tiếng Anh rất khó. Và nhóm đầu tiên chính là những người có động lực hơn và ít lo lắng hơn về quá trình tạo lập và duy trì thói quen sử dụng ngoại ngữ mới.
3. Hãy tạo ra những thay đổi tích cực trên nền tảng những thói quen cũ của chính bạn
Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra thói quen mới dựa trên thói quen hoặc kinh nghiệm cũ của chính mình. Thực hiện một thay đổi hoàn toàn thường rất khó khăn, nó sẽ khiến bạn dễ dàng chán nản. Thay vào đó, hãy tạo ra những thay đổi tích cực trên nền tảng những thói quen cũ của chính bạn, đừng “bỏ đi xây lại từ đầu”.
Ví dụ: Để tạo được thói quen dọn dẹp phòng làm việc vào mỗi cuối tuần có vẻ không mấy dễ dàng vì chúng ta rất dễ lười biếng bởi có quá nhiều thứ cần được vệ sinh. Nhưng việc thường xuyên lau bàn và hay quét dọn hằng ngày thì bạn hoàn toàn có thể làm được. Điều này cực kỳ đơn giản và sẽ không mất quá nhiều thời gian nhưng nó sẽ khiến cuộc sống của bạn dần trở nên tốt đẹp hơn.
4. Tập trung mục tiêu, cắt giảm sự lựa chọn
Trong tủ quần áo của Mark Zuckerberg – người sáng lập ra Facebook chỉ có duy nhất hai loại: áo sơ mi và quần jean. Là 1 người nổi tiếng, tài sản hàng tỉ đô la, nhưng anh ta không lãng phí thời gian của mình vào việc quyết định sẽ mặc gì vào mỗi ngày. Và Mark dùng năng lượng đó để tạo nên những sáng tạo đột phá cho sự nghiệp của anh ta.
Hạn chế lựa chọn sẽ giúp bạn tự kiểm soát mình tốt hơn trong quá trình xây dựng thói quen mới. Hãy tạo cho mình một môi trường tẻ nhạt ít sự lựa chọn và lặp đi lặp lại. Cố gắng cắt giảm tối đa các lựa chọn, nếu không bạn sẽ bị “sa lầy” và khó có được thói quen mới mà bạn muốn.
5. Đừng vội vàng “đầu hàng” và “từ bỏ”
Thật dễ dàng để từ bỏ một việc gì đó khi bạn không thấy bất kì kết quả tích cực nào. Bạn sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi: Liệu nó có thực sự đáng để nỗ lực hay không? Đó là khi bạn đặt ra mục tiêu nhưng lại không thể thực hiện được nó. Dù có như vậy, bạn cũng đừng vội vàng đầu hàng và từ bỏ.
Có một điều chúng ta cần hiểu đó là việc hình thành thói quen mới là một quá trình đầy thách thức và mong manh. Nếu có lúc nào đó, bạn muốn dừng lại vì cho rằng nó không làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn thì hãy bình tĩnh ngồi xuống và thử nhìn nhận một cách tích cực về những gì đang thực sự xảy ra. Chắc chắn khi đó, bạn sẽ tự biết mình có nên từ bỏ hay không.