Mang thai và làm mẹ là một quá trình thiêng liêng cần rất rất nhiều lo toan và tính toán để mọi việc được diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, việc trở lại và bắt nhịp cùng công việc sau 3 – 6 tháng nghỉ thai sản cũng cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đi làm lại sau thai sản. Tôi đã từng rất bối rối sau 6 tháng nghỉ sinh cháu bé đầu tiên. Và đến khi có em bé thứ hai, tôi đã rút ra cho mình những bài học sau. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay!
Có kế hoạch xử trí khi em bé bị bệnh
Nếu bạn gửi con ở nhà giữ trẻ, không thể tránh khỏi việc chúng bị ốm. Thế nên bạn cần có kế hoạch về cách bạn sẽ xử lý khi nhà trẻ gọi bạn đến đón con ốm. Ai sẽ là người đón em bé, bạn, chồng của bạn hay một người thân trong gia đình có thể làm điều này? Nếu người đón con là bạn, hãy trình bày trước với người quản lý trực tiếp của bạn để nhận được sự hỗ trợ và xem xét từ cấp trên.
Và tốt hơn hết bạn nên đưa ra một lời đề nghị đi kèm giải pháp để dễ dàng nhận được sự chấp thuận của cấp trên hơn. Ví dụ như nếu trong trường hợp bạn phải rời khỏi nơi làm việc bất ngờ, đồng nghiệp nào có thể sẵn lòng hỗ trợ vị trí vắng của bạn. Đối với một số công việc, bạn có thể đề nghị đăng nhập vào hệ thống công ty để làm việc từ xa, hoặc cũng có thể bù giờ vào ban đêm.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho chồng cập nhật mới nhất hiện nay
Dành thời gian để làm quen lại với đồng nghiệp sau kỳ nghỉ thai sản
Bạn đã trải qua một thay đổi lớn trong cuộc đời, và đồng nghiệp của bạn cũng vậy. Họ đã làm những gì trong 06 tháng qua? Đồng nghiệp của bạn đã hoàn thành những công việc gì gì? Họ đang lên kế hoạch gì mới cho những tháng sắp tới? Vị trí, chức vụ của họ có thay đổi? Hay thậm chí là cuộc sống riêng của họ cũng có thay đổi.
Hầu hết mọi người đều thích nói về cuộc sống của chính họ, vì vậy hãy tận dụng cơ hội này để khiến mọi người cởi mở với bạn. Vì các bạn đã không gặp nhau trong một khoản thời gian, thế nên hãy lắng nghe để có thể bắt nhịp lại với các đồng nghiệp của mình.
Lên kế hoạch cho buổi sáng không bị muộn sau khi nghỉ thai sản
Giúp bạn và em bé sẵn sàng vào buổi sáng là một trong những thách thức lớn nhất mà một bà mẹ đang làm việc phải đối mặt. Nếu bạn thường gặp vấn đề với giờ giấc trước khi trở thành một bà mẹ đang làm việc, bạn cần có một chiến lược tốt hơn cho buổi sáng.
Kế hoạch này sẽ cần phải được thay đổi thường xuyên bởi vì khi em bé của bạn phát triển, nhu cầu của bé cũng thay đổi. Việc bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm sẽ tốn thời gian của bạn nhiều hơn cho bú sữa là một ví dụ.
Thế nên thay vì để buổi sáng trở thành một cuộc chạy đua với thời gian. Hãy lên danh sách và đo lường thời gian bạn cần để hoàn thành các công việc vào sáng hôm sau. Nếu có thể hãy chuẩn bị trước những thứ có thể như quần áo, bỉm, thức ăn cho bé để buổi sáng của bạn được thong thả hơn.
Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản: Người lao động cần biết nếu có dự định sinh con
Để đi làm lại sau thai sản bạn cần có kế hoạch chăm sóc bản thân tốt
Tự chăm sóc là yếu tố rất quan trọng đối với một người mẹ đang làm việc. Nếu bạn dành hết năng lượng của mình cho công việc và con mà không có kế hoạch bổ sung thì bạn sẽ sớm kiệt sức. Thế nên, hãy lập một kế hoạch tự chăm sóc bản thân trước khi sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng.
Giấc ngủ, dinh dưỡng, thể dục và giữ tinh thần luôn được lạc quan, thoải mái chính là chìa khóa giúp bạn cân bằng cuộc sống và tái tạo năng lượng để đảm nhiệm đồng thời hai trọng trách vô cùng quan trọng là làm mẹ lẫn làm việc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một việc làm thêm tại nhà để cải thiện thêm thu nhập hãy truy cập ngay vào Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: 3 cách giúp bạn kiểm soát bản thân khi công việc rơi vào bế tắc