Biên tập viên là gì? Bật mí những kỹ năng cần thiết và cơ hội của nghề này

Bạn thích viết lách và muốn theo đuổi nghề biên tập viên nhưng bạn chưa hình dung được Biên tập viên là gì? Các công việc mà vị trí này sẽ đảm nhiệm? Bạn muốn tìm hiểu thêm những kỹ năng cần có để có thể làm biên tập viên là gì? Trong bài viết sau, Việc Làm 24h sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến nghề biên tập viên. Tham khảo nhé!

Biên tập viên là gì?

Trước khi tìm hiểu học gì để làm Biên tập viên, hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Biên tập viên là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB TP.HCM): “Biên tập là soạn thảo, phản hồi kiến với tác giả, kiểm duyệt những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”. Theo đó, Biên tập viên là người trực tiếp soạn thảo, kiểm duyệt thông tin từ tác giả để đảm bảo tính chính xác của bản thảo sách, nội dung báo chí – truyền hình, kịch bản cho các chương trình truyền hình…

biên tập viên là gì

Không dừng lại ở cơ hội việc làm, nghề Biên tập viên còn có một mức lương đáng mong đợi. Nếu bạn có năng lực, sự sáng tạo trong công việc thì mức lương sẽ đi đôi với tất cả những công sức bạn bỏ ra. Chính vì vậy, đừng quá lo lắng về mức lương khi theo đuổi ngành nghề này.

Biên tập viên là làm gì? Công việc của biên tập viên là gì?

Hiểu được công việc của Biên tập viên là gì sẽ giúp bạn xác định được lĩnh vực phù hợp nhất với bản thân để xây dựng mục tiêu sự nghiệp. Công việc của biên tập viên sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Điểm chung khi bạn làm biên tập viên là đảm bảo tính chính xác của nội dung trước khi xuất bản ra công chúng. 

Nếu bạn làm biên tập viên trong ngành báo chí, bạn sẽ đảm nhiệm các công việc như: 

  • Chủ động lấy tin, biên tập các tin bài phù hợp với chuyên mục mình phụ trách 
  • Tiếp nhận nội dung, bài viết từ các phóng viên và cộng tác viên
  • Đọc, chỉnh sửa và kiểm tra tính chính xác của các thông tin có trong bài viết
  • Đảm bảo sự uy tín của phóng viên và cả tòa soạn báo

Nếu bạn làm ở đài Truyền hình, bạn sẽ đảm nhiệm: 

  • Tìm kiếm và xác thực các nguồn tin đáng tin cậy
  • Thu thập thông tin, lên ý tưởng và biên tập lại thành các bản tin hoàn chỉnh theo chuyên mục
  • Suy nghĩ và chuẩn bị về hình ảnh bản thân trước khi lên sóng 
  • Đọc tin, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu, thu hút
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình ghi hình

Nếu bạn làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất bản, bạn sẽ đảm nhiệm: 

  • Phối hợp với tác giả viết sách để phác thảo nội dung sơ bộ cũng như cấu trúc của cuốn sách.
  • Tiếp nhận nội dung, đọc, phân tích cũng như góp ý với tác giả để đảm bảo nội dung sau khi xuất bản đúng pháp luật và các tiêu chí liên quan.
  • Tiếp nhận ý tưởng cũng như kiểm tra và sắp xếp vị trí của hình ảnh minh họa có trong cuốn sách
  • Góp ý đặt tên cho cuốn sách.
biên tập viên là gì
Khi bạn Biên tập viên lĩnh vực xuất bản sẽ cần ngồi cùng tác giả để xây dựng nội dung.

Biên tập viên làm việc ở đâu?

Tùy vào lĩnh vực của nghề Biên tập viên mà bạn theo đuổi mà bạn có thể làm việc trong các tổ chức như:

  • Đại sứ quán
  • Các Bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội
  • Các sở báo chí, vụ, cục, văn hóa thuộc tỉnh, thành phố,…
  • Nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình, đài phát thanh
  • Viện nghiên cứu hoặc Khoa Báo chí của các trường đại học 
  • Bộ phận nội dung, truyền thông của các doanh nghiệp (Marketing, Content Marketing, Copywriter…) 

Học trường gì để làm biên tập viên? 

Theo dõi đến đây, bạn đã có được câu trả lời Biên tập viên là gì cũng như biết được công việc của Biên tập viên là gì. Thông tin tiếp theo mà Việc Làm 24h muốn chia sẻ đến bạn là các trường học đào tạo bàn bản ra những biên tập viên nổi tiếng hiện nay. 

Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng chuyên đào tạo Biên tập viên giỏi để bạn tham khảo: 

  • Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Ngành Báo chí)
  • Đại học Sân khấu điện ảnh (Khoa biên tập truyền hình)
  • Cao đẳng phát thanh truyền hình II TP. Hồ Chí Minh
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nội
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh)

Học gì để trở thành biên tập viên giỏi

Bên cạnh việc tham gia các khóa học tại các trường chuyên môn, bạn cũng cần trang bị cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết để trở thành biên tập viên giỏi trong lĩnh vực. Một số kỹ năng cần thiết của biên tập viên là gì?

Vốn ngôn từ đa dạng

biên tập viên là gì
Để trở thành biên tập viên tạo ra các nội dung tốt, bạn cần trau dồi vốn ngôn từ của mình.

Là một biên tập viên, bạn sẽ thường xuyên làm việc với con chữ dù bạn nói hay viết. Vậy nên, sở hữu vốn từ đa dạng là yếu tố cần có để giúp bạn truyền đạt được thông tin, tin tức, ý tưởng đến với khán giả, độc giả và thính giả một cách rõ ràng, thu hút. 

Cách trau dồi vốn từ bạn có thể tham khảo: 

  • Tìm hiểu về tiếng Việt thông qua các cuốn sách, câu hát, câu thơ.
  • Thường xuyên sử dụng các câu đồng nghĩa, ca dao tục ngữ, từ láy, tượng hình, tượng thanh phù hợp trong các trường hợp.
  • Trao đổi, nói chuyện với những nhân vật có tiếng trong lĩnh vực mà bạn đang phụ trách để tăng vốn từ chuyên ngành.

Cẩn thận và tỉ mỉ

Nếu bạn làm biên tập viên tại các tờ báo, bạn cần phải lên dàn ý, kiểm tra, sửa lỗi về câu từ, ngữ pháp, chính tả. Nếu bạn làm biên tập viên cho các bộ phim, chương trình truyền hình, bạn cần kiểm tra và lên sẵn các góc máy, khung hình, lời thoại của MC… để đảm bảo chương trình được phát sóng với chất lượng cao nhất. Vậy nên, để đảm bảo tất cả nội dung trước khi phát hành đã có sự chỉn chu, bạn cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. 

Biết nắm bắt tâm lý khán giả

Biết nắm bắt tâm lý khán thính giả, độc giả là một trong những yếu tố để quyết định bạn có phải là một biên tập viên lành nghề hay không. Bởi khi có kỹ năng này, bạn sẽ biết được nội dung nào thu hút được khán giả, thời lượng chương trình nên là bao nhiêu để không gây cảm giác nhàm chán. Đặc biệt, qua đó bạn cũng có thể xác định được thị hiếu của người xem để làm “kim chỉ nam” cho các chương trình hay cuốn sách cũng như nội dung tiếp theo. 

Để có thể nắm bắt tâm lý khán giả, bạn có thể rèn luyện bằng cách: 

  • Nghiên cứu về mức độ tương tác của độc giả/khán giả thông qua các chỉ số đo lường riêng như lượt xem, số đơn hàng mua…
  • Xem gameshow được nhiều người xem trên TV hoặc youtube để học hỏi cách biên tập.
  • Đọc những trang báo hàng đầu để học hỏi cách trình bày nội dung.

Kỹ năng quản lý thời gian

Biên tập viên cũng giống các ngành nghề khác. Bạn sẽ phải đối mặt với khối lượng công việc không nhỏ với những thời hạn khác nhau. Bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian làm việc hiệu quả và khoa học nếu không sẽ khó có thể làm việc tốt trong môi trường nhanh nhạy về thông tin.

Các bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian bạn có thể tham khảo: 

  • Lên danh sách những việc cần làm trong 1 ngày, 1 tháng.
  • Tập trung xử lý các việc thật sự quan trọng và cấp thiết nhất.
  • Ngưng trì hoãn vì càng trì hoãn bạn càng khó quản lý kế hoạch làm việc của mình.
  • Tìm hiểu các yêu cầu công việc trước khi nhận thời hạn công việc.
  • Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung.
  • Học cách từ chối các công việc không cần thiết.
  • Tìm hiểu và đọc sách về quản lý thời gian.

Xem thêm: Bí quyết trau dồi kỹ năng quản lý thời gian cực hiệu quả dân văn phòng cần biết

Kỹ năng giải quyết vấn đề

biên tập viên là gì
Mức lương của biên tập viên sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: Kinh nghiệm, trình độ và lĩnh vực.

Khi làm biên tập viên, bạn sẽ đối mặt với các vấn đề có thể xảy ra nhưng trong quá trình quay, thiết bị đọc nội dung có vấn đề hoặc nội dung sách vi phạm bản quyền trước đó. Lúc này, bạn cần đứng ra để giải quyết sự cố để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đơn vị mình đang công tác. Một biên tập viên muốn thăng tiến nhanh không thể thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc. 

Dưới đây là một số cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề: 

  • Rèn luyện thói quen đặt câu hỏi “tại sao” để tìm hiểu nguyên nhân 
  • Tìm cho mình những người có năng lực giải quyết vấn đề tốt để làm hình mẫu học hỏi
  • Viết ra những vấn đề, sự cố đang xảy ra để nhìn thấu vấn đề 
  • Đọc sách liên quan đến nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Xem thêm: 3 câu hỏi độc đáo nhận diện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên

Kỹ năng giao tiếp

Là biên tập viên, bạn cần giao tiếp rất nhiều với các bộ phận liên quan như nhà báo, tác giả, nhân viên nhà đài, cấp trên… Vậy nên, để có thể truyền tải và thu thập đúng thông tin, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp tốt. 

Để trau dồi kỹ năng giao tiếp, bạn có thể tham khảo lời khuyên sau: 

  • Thường xuyên giao tiếp với những người có kỹ năng giao tiếp tốt 
  • Luôn tự tin khi giao tiếp
  • Luôn chuẩn bị thông tin trước khi truyền tải sang người nghe 
  • Luôn tôn trọng đối phương trong quá trình giao tiếp
  • Tìm ra điểm chung giữa mình và đối phương để gia tăng sự cởi mở
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp 

Xem thêm: Vai trò nghệ thuật giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại?

Mức lương của biên tập viên

Tùy vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và lĩnh vực việc làm của Biên tập viên là gì mà mức lương của biên tập viên có sự khác nhau. Theo thống kê từ các tin đăng tuyển việc làm trên hệ thống website vieclam24h.vn, mức lương biên tập viên sẽ có các mốc như sau: 

  • Đối với biên tập viên mới ra trường, học việc chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động khoảng 3 triệu đồng/tháng.
  • Đối với biên tập viên đã có 6 tháng – 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 6 đến 10 triệu đồng/tháng.
  • Đối với biên tập viên có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, mức lương dao động khoảng 10 đến 12 triệu đồng/tháng.
  • Đối với mức lương của biên tập viên có trên 2 năm kinh nghiệm sẽ dao động từ 12 – 15 triệu/tháng. 
  • Mức lương của các biên tập viên lành nghề có trên 3 năm kinh nghiệm sẽ dao động trên 15 triệu/tháng. 

Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Cách deal lương hiệu quả khi JD ghi lương cạnh tranh

Tìm việc làm biên tập viên ở đâu?

Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 300 Đài truyền hình lớn nhỏ, hơn 800 đơn vị Tòa soạn… chưa kể đến vô số đơn vị truyền thông khác. Điều này dẫn đến nhu cầu tuyển dụng biên tập viên rất lớn, kéo theo đó cơ hội việc làm biên tập viên cũng rất nhiều. Nếu bạn đam mê lĩnh vực này, có sự sáng tạo, sẵn sàng vượt qua những yêu cầu khắt khe của nghề biên tập viên thì hãy truy cập Việc Làm 24h để tìm kiếm doanh nghiệp phù hợp. Ngoài vị trí biên tập viên, trên website cũng cập nhật nhiều ngành nghề liên quan đến viết lách để bạn lựa chọn. 

Hi vọng với những thông tin mà Việc Làm 24h chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ biên tập viên là gì và có sự chuẩn bị kỹ trước khi bước vào nghề này. Đừng quên theo dõi các bài chia sẻ về nghề nghiệp khác tại trang blog của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Chúc bạn sớm thành công!

Xem thêm: Tìm hiểu các hình thức trả lương phổ biến hiện nay của doanh nghiệp

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục