Kỹ năng Digital Marketing là vũ khí quan trọng của marketer trong thời đại bùng nổ công nghệ. Bạn đang quan tâm và mong muốn bước chân vào lĩnh vực này? Bỏ túi ngay 14 kỹ năng cần có để trở thành một Digital Marketer xịn sò cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé.
Digital Marketing là gì? Cần trang bị các kỹ năng Digital Marketing nào?
Digital Marketing là sử dụng các kênh online (số) để truyền thông tiếp thị. Sự khác biệt cơ bản giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống là kênh truyền tải thông điệp. Nếu Marketing truyền thống sử dụng nhiều kênh như: tạp chí, báo giấy, truyền hình, quảng cáo ngoài trời… Digital Marketing tập trung vào các phương tiện kỹ thuật số như website, mạng xã hội, ứng dụng di động…
Xem thêm: Digital Marketing là gì, xu hướng và cơ hội phát triển ra sao trong tương lai?
Digital Marketing thường chỉ là một phần trong kế hoạch Marketing tổng thể kết hợp các kênh truyền thống, Marketing tại điểm bán với Digital Marketing để thu về hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội số hoá và IoT, thời gian trên Internet của con người nhiều hơn thời gian tương tác thực, Digital Marketing trở thành kênh tiếp thị chủ lực không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua. Bởi vậy, kỹ năng Digital Marketing trở thành vũ khí mới mọi Marketer đều phải trang bị.
Theo một báo cáo của Gartner, ngân sách dành cho Digital Marketing năm 2022 chiếm tới 56% tổng ngân sách Marketing của doanh nghiệp. Trong đó, quảng cáo mạng xã hội (social advertising) chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là tìm kiếm trả tiền (paid search) và hiển thị (digital display).
Một khảo sát khác của LinkedIn cũng cho thấy kỹ năng Digital Marketing là bộ kỹ năng quan trọng nằm trong top những kỹ năng có nhu cầu cao từ thị trường lao động.
Xem thêm: Hiểu rõ Performance Marketing là gì để bách chiến bách thắng
Bộ kỹ năng digital marketing giúp bạn thành công
Vậy Digital Marketing cần những kỹ năng gì? Cùng tham khảo những kỹ năng cần có sau đây.
Kỹ năng cứng
Kiến thức Marketing căn bản
Dù bạn làm Marketer trong thời đại nào đều không thể thiếu được những kiến thức Marketing nền tảng. Digital chỉ là công cụ. Các nguyên tắc về tiếp thị, những quy luật cơ bản trong truyền thông, tâm lý học cộng đồng ứng dụng vào Marketing… vẫn là nền tảng cơ bản để bạn tiến xa hơn trong nghề.
Bên cạnh đó, bạn còn cần am hiểu các kênh truyền thông trên nền tảng số như: mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok…), báo điện tử, các ứng dụng giải trí trên điện thoại… Ngoài ra, bạn còn cần hiểu được cách thức các nền tảng này vận hành, cách thức người dùng tương tác cũng như cách triển khai các chiến dịch số trên từng nền tảng.
Xem thêm: Giải mã câu hỏi ngành Marketing là gì, muốn làm việc có cần bằng cấp không
Phân tích dữ liệu (Data Analytics)
Một Marketer không cần thành thạo mọi kỹ năng của một Data Analyst – chuyên viên phân tích dữ liệu. Nhưng bạn cần biết cách đọc dữ liệu cần thiết liên quan đến các hoạt động Digital Marketing như: dữ liệu phân tích thị trường, dữ liệu quảng cáo, dữ liệu về website… Kết quả một chiến dịch sẽ trả về qua các con số (lượt traffics, lượt tương tác, lượt views, lượt mua hàng, lượt nhấp vào quảng cáo, CTR…). Vấn đề, nguyên nhân, giải pháp cũng đều được thể hiện qua con số. Bởi vậy khả năng đọc, hiểu và phân tích dữ liệu là kỹ năng Digital Marketing quan trọng bất cứ ai muốn đi theo nghề đều cần trau dồi.
Xem thêm: Data Analyst là gì? Cần học những gì để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp?
Kỹ năng sử dụng phần mềm đây sẽ là kỹ năng digital marketing giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng hơn
Cụ thể, bạn cần biết sử dụng các phần mềm văn phòng như Microsoft Office (Word, Excel, Power Point…), các bộ công cụ Google (Gmail, Drive…), các phần mềm quản lý công việc (Trello, CRM…), các công cụ họp trực tuyến (Zoom, Zalo, Skype…)
Bên cạnh biết cách sử dụng các phần mềm, bạn còn cần liên tục cập nhật xu hướng ứng dụng công nghệ vào Marketing để nâng cao hiệu quả công việc (ví dụ như: công nghệ thực tế ảo, các công cụ tương tác realtimes, hình ảnh 360 độ…)
Nghiên cứu (R&D)
Lên kế hoạch, thực thi, đánh giá, thử nghiệm liên tục các chiến dịch số sẽ là công việc thường nhật của các Digital Marketer. Bởi vậy, bạn cần có kỹ năng nghiên cứu để nắm được nhu cầu thị trường theo từng giai đoạn, phát triển và lựa chọn các chiến lược quảng cáo tiếp thị và truyền thông phù hợp. Đồng thời, tốc độ thay đổi trên môi trường số nhanh và liên tục từng ngày đòi hỏi Marketer cần không ngừng nghiên cứu thị trường và các xu hướng truyền thông mới để tạo ra các chiến dịch hiệu quả.
Xem thêm: R&D là gì, có vai trò như thế nào? Muốn trở thành kỹ sư R&D cần những gì?
Lập kế hoạch chiến lược (strategic planning)
Nếu bạn mong muốn tiến xa trong ngành Digital Marketing, đây là kỹ năng cơ bản không thể thiếu.
Từ một fresher Digital Marketing, bạn đã phải làm việc hàng ngày với các bản kế hoạch tuần, tháng, quý. Nhưng lên vị trí Senior hoặc Manager, bạn sẽ là người lập ra các bản kế hoạch này.
Từ kết quả nghiên cứu thị trường, xu hướng tiếp thị, kế hoạch sẽ là la bàn chỉ đường để từng nhân sự và cả phòng ban cùng thực hiện để đạt tới mục tiêu Marketing chung của doanh nghiệp.
SEO và SEM
Phần lớn các công ty triển khai Digital Marketing đều làm SEO và SEM. Do đó, đây được xem là hai kỹ năng Digital Marketing quan trọng hiện nay.
SEO (hay Search Engine Optimization – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) là hoạt động cơ bản trong Digital Marketing nhằm kéo organic traffic (free traffic) về một website. Các hoạt động trong SEO thường gồm: SEO on-page (tối ưu hoá nội dung, cấu trúc, các yếu tố hiển thị trên website…), SEO off-page (tập trung xây dựng inbound links, backlinks… trỏ về website chính) và Technical SEO (kỹ thuật điều chỉnh phần backend để tối ưu công cụ tìm kiếm).
SEM (Search Engine Marketing) là hoạt động tiếp thị công cụ tìm kiếm gồm các kỹ thuật tối ưu công cụ tìm kiếm trả phí hoặc miễn phí để đưa website lên thứ hạng cao trên trang tìm kiếm. Thông thường SEO và SEM được kết hợp để đưa nội dung website đến gần khách hàng mục tiêu nhanh nhất.
Xem thêm: SEO là gì, SEM là gì? SEO và SEM khác nhau như thế nào?
Content Marketing – “linh hồn” trong các kỹ năng digital marketing cần có
Có thể nói đây là “linh hồn” trong các kỹ năng Digital Marketing. Sản xuất content (hay nội dung) bao gồm tất cả hoạt động sáng tạo nội dung giúp đạt được mục đích Marketing như: tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy bán hàng…
Các hình thức content bao gồm: bài viết, hình ảnh, video, âm thanh (podcast, bài hát…). Một số doanh nghiệp sẽ có chức danh riêng và cụ thể cho vị trí này tuỳ theo nhu cầu sản xuất nội dung. Ví dụ như: chuyên viên Content (sản xuất bài viết), chuyên viên Media (sản xuất video, quay, chụp hình ảnh), chuyên viên thiết kế (sản xuất hình ảnh), biên tập viên, chuyên viên sáng tạo nội dung… Hoặc đôi khi bạn có thể là người làm tất cả các dạng nội dung trên.
Các kỹ năng cứng thuộc về Content Marketing bao gồm: kỹ năng viết và biên tập, kỹ năng chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh, kỹ năng quay, dựng và edit video…
Xem thêm: Content Marketing là gì? Lộ trình thăng tiến và mức lương cho người làm content
Kỹ năng thiết kế – kỹ năng Digital Marketing quan trọng cần được trang bị
Gắn liền với kỹ năng sản xuất nội dung, thiết kế là kỹ năng Digital Marketing quan trọng tiếp theo bạn cần trang bị.
Kỹ năng thiết kế ở đây không đơn thuần là sử dụng các phần mềm đồ hoạ mà còn bao hàm cả tư duy thiết kế. Đó không chỉ là cảm quan, đánh giá về màu sắc, bố cục và chữ trong một ấn phẩm Marketing, mà còn là tư duy thiết kế theo trải nghiệm người dùng, đặt khách hàng làm trung tâm.
Kỹ năng mềm
Bên cạnh các kỹ năng cứng có thể rèn luyện qua công việc và tích lũy qua các khóa học, Digital Marketer cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm quan trọng.
Giải quyết vấn đề
Dù bạn làm Marketing hay bất cứ nghề nghiệp nào, giải quyết vấn đề là kỹ năng mềm quan trọng. Kỹ năng này bao gồm khả năng: phát hiện vấn đề, phân tích và tìm ra nguyên nhân, giải quyết và ngăn chặn vấn đề tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Tư duy logic đây là kỹ năng digital marketing cần thiết để phát triển sự nghiệp
Kỹ năng này giúp bạn phân tích tình huống sắc bén, từ đó đề ra những kế hoạch hoặc giải pháp thông minh, biết cách tận dụng các công cụ digital tốt để giải quyết công việc hiệu quả.
Xem thêm: Logic là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy logic hiệu quả, tăng năng suất công việc
Nhạy bén với xu hướng thị trường
Người làm Marketing cần nhạy bén với thị trường, liên tục cập nhật các xu hướng, am hiểu về hành vi của người tiêu dùng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng thiết kế các trải nghiệm khách hàng phù hợp trên không gian số. Ngoài ra, nhạy bén với các thay đổi của thị trường còn giúp bạn nhanh chóng bắt kịp và áp dụng các xu hướng mới này vào hoạt động Marketing, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sáng tạo – kỹ năng digital marketing mang đến lợi thế trong công việc
Là hoạt động dựa trên những yếu tố có sẵn để tạo ra những điều mới mẻ có giá trị. Các xu hướng và nội dung thay đổi từng giây, sự sáng tạo càng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng, định hướng hay mang lại những trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng. Từ đó giúp tối ưu hiệu quả Marketing và mang về lợi thế cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Bật mí 6 cách sáng tạo trong công việc giúp mỗi ngày đi làm là một ngày vui
Giao tiếp cộng đồng
Một chiến dịch Digital không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp công sức của cả tập thể. Bởi vậy, giao tiếp với đồng nghiệp tốt sẽ giúp cho công việc nhóm của bạn trôi chảy, đảm bảo thành công của chiến dịch, đồng thời kiến thiết nên văn hoá đội nhóm và gắn kết các nhân sự, cải thiện môi trường lẫn hiệu quả làm việc.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Một insight có thể bất ngờ được khám phá ra khi bạn giao tiếp với một khách hàng mục tiêu. Việc giao tiếp tốt, biết cách lắng nghe, đồng cảm và tương tác với thế giới xung quanh còn giúp Marketer thu lượm kho kiến thức xã hội cần thiết để ứng dụng vào công việc tốt hơn.
Lời kết
Hành trình trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp còn đòi hỏi thời gian trải nghiệm và sự nỗ lực học hỏi không ngừng. Tuy nhiên, việc thuần thục những kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng bắt nhịp và từng bước làm chủ sự nghiệp mình yêu thích. Theo dõi Việc Làm 24h cũng là một trong những cách để bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức về ngành nghề. Bởi vậy, đừng quên thường xuyên theo dõi bọn mình nhé! Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Junior là gì? Cách để junior thăng tiến vù vù trên nấc thang sự nghiệp