Trốn thuế là gì? Hành vi trốn thuế bị xử phạt như thế nào?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng lợi dụng lỗ hổng pháp luật để thực hiện hành vi trốn thuế. Trốn thuế để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều cá nhân hoặc tổ chức vẫn cố tình trốn thuế. Vậy trốn thuế là gì, hành vi gian lận khi nộp thuế là như thế nào, bị xử phạt ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h

Trốn thuế là gì?

trốn thuế
Trốn thuế là gì?

Đây là hành vi của các chủ thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Nhà nước. Chủ thể trốn thuế là các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm đến quản lý kinh tế của Nhà nước. 

Theo Điều 143 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định các hành vi trốn thuế như sau:

  1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
  2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
  3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
  4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
  5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
  6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
  7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  8. Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
  9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
  11. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này đối với trường hợp sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;

b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Xem thêm: Quyết toán thuế là gì? Hướng dẫn kê khai thông tin trên tờ khai quyết toán thuế TNCN

Hành vi trốn thuế gian lận khi nộp thuế là như thế nào?

trốn thuế
Hành vi gian lận khi nộp thuế là như thế nào?

Hành vi trốn thuế gian lận khi nộp thuế là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc tinh giảm, che giấu thu nhập, tài sản hoặc lợi ích kinh tế nhằm tránh hoặc giảm thuế phải nộp. Đây là một hành vi phạm pháp và có thể bị xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.

Các hành vi gian lận khi nộp thuế có thể bao gồm sử dụng các phương tiện, biện pháp nhằm giảm bớt thu nhập, tài sản hoặc lợi ích kinh tế như không khai báo đầy đủ thu nhập, tài sản, chi phí, giảm trừ thuế hoặc chuyển hướng thu nhập, tài sản sang các tài khoản không chính thức. Ngoài ra, hành vi gian lận còn có thể bao gồm sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để khai báo thuế hoặc thực hiện các hành vi đánh thuế không đúng quy định.

Mức phạt trốn thuế như thế nào?

trốn thuế
Mức xử phạt ra sao?

Đây là hành vi phạm pháp luật và được xem là một tội danh trong Bộ luật Hình sự. Các cá nhân hoặc công ty, tổ chức trốn thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào số tiền trốn thuế. 

Mức xử phạt hành chính

Theo Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi trốn thuế như sau:

  1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10) (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này) nêu trên. 
  2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
  4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
  5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản (1), (2), (3), (4), (5) thuộc Điều này.

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản (1), (2), (3), (4), (5) thuộc Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế sẽ không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng phải nộp đầy đủ số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ và số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với các hành vi quy định tại khoản (1), (2), (3), (4), (5) thuộc Điều này.

Mức xử phạt hình sự

Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, điểm a và điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 có quy định về tội trốn thuế như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi trốn thuế (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9) thuộc Điều 143 Luật Quản lý thuế năm 2019 với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài ra, pháp nhân có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn khi hành vi gây thiệt hại, có khả năng thực tế gây thiệt hại liên quan đến tính mạng của nhiều người; gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Tùy vào số tiền trốn thuế mà cá nhân hoặc tổ chức có thể bị xử lý hình sự, có những trường hợp số tiền trốn thuế chưa đến mức bị xử lý hình sự nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế như quy định trên thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một số lưu ý

trốn thuế
Những lưu ý về hành vi gian lận khi nộp thuế là gì?
  • Hành vi trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội trốn thuế.
  • Chủ thể tội trốn thuế là người từ đủ 16 tuổi trở nên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi được Nhà nước công nhận là pháp nhân thương mại.
  • Tội trốn thuế được thực hiện do lỗi cố ý, người biết rõ hành vi trốn thuế của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.
  • Tội trốn thuế xâm phạm quy định Nhà nước về thuế và làm suy giảm ngân sách Nhà nước.

Kết luận

Trốn thuế là một hành vi phi đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế không chỉ đe dọa tính minh bạch và công bằng trong việc thu thuế, mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Do đó, việc ngăn chặn và xử lý hành vi trốn thuế là rất cần thiết để tăng cường năng lực tài chính của đất nước và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24 chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nhận thức cao hơn về vấn đề trốn thuế, cũng như các chính sách và quy định pháp luật về xử lý các hành vi trốn thuế.

Xem thêm: Thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân, bao lâu nhận được?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục