Đi làm với nhiều người giờ đây không chỉ là câu chuyện đến công ty, tập trung hoàn toàn trong 8 tiếng rồi ra về. Môi trường công sở là một thế giới thu nhỏ với đủ hỉ nộ ái ố, đòi hỏi những “thành viên” trong thế giới này phải hiểu rõ các “luật chơi”, quản trị khéo léo các mối quan hệ với sếp, với đồng nghiệp, với khách hàng để có thể tồn tại và phát triển. Thấu hiểu những lo lắng của các bạn trẻ khi mới bước chân vào môi trường công sở, Việc Làm 24h đã có buổi chia sẻ cùng anh Trần Tiến Công, là CEO và Founder của Vietnam Coaching Institute (VCI) về cách quản trị các mối quan hệ công sở, đặc biệt là ứng xử với sếp để vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp.
Bí quyết quản trị các mối quan hệ công sở
Xin chào anh Công, Việc Làm 24h rất hân hạnh được trò chuyện cùng anh. Anh Công với kinh nghiệm hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực coaching đã từng tư vấn và trò chuyện với rất nhiều nhà lãnh đạo và những người làm công tác quản lý. Nhưng ngày hôm nay, không biết cơ duyên nào để anh đồng ý đến với Việc Làm 24h để trò chuyện các bạn trẻ vừa mới ra trường hoặc chỉ có dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc? Anh có thể chia sẻ thêm về cơ duyên này không?
Đầu tiên cảm ơn Việc Làm 24h đã có lời mời và giúp anh có được cơ hội kết nối với các bạn trẻ. Việc đóng góp cho các bạn trẻ làm thế nào để có một tương lai tươi sáng luôn là một khát khao âm ỉ trong trái tim anh. Khát khao này đến từ nỗi đau của chính anh. Từ những ngày đầu tiên đi học đi làm, cho đến gần 10 năm sau, anh vẫn không thể xác định được mình mong muốn điều gì, không hiểu về phát triển và định hướng bản thân. Anh không muốn những bạn trẻ bây giờ phải trải qua những điều giống anh của ngày xưa, rất lãng phí thời gian. Anh thấy rất tuyệt vời khi Việc Làm 24h và VCI cùng hợp tác để đóng góp thêm nhiều giá trị cho các bạn trẻ.
Theo anh đâu là điều các bạn trẻ gặp khó khăn nhiều nhất trong hành trình phát triển sự nghiệp?
Khi mới đi làm, nhiều bạn trẻ cho rằng chỉ cần tập trung vào công việc chuyên môn. Tuy nhiên, một trong những yếu tố cũng rất quan trọng khác, anh đánh giá là quan trọng ngang ngửa chính là quản trị và xây dựng các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ với sếp.
Để làm rõ hơn về bí quyết quản trị mối quan hệ với sếp, Việc Làm 24h hôm nay đã có chọn ra từ những câu chuyện các bạn gửi về 3 tình huống rất “quằn quại” nhưng thú vị để cùng anh Công chia sẻ, giải đáp thắc mắc.
Điều đầu tiên, khi bạn vào làm công ty nhờ vào sự quen biết, mọi người đã có định kiến về vị trí của bạn. Chưa cần biết bạn tệ, bình thường hay giỏi, người ta đã dán nhãn cho bạn là bố bạn quen biết với sếp, bạn được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Đây là điều bạn phải thừa nhận, dù muốn hay không thì điều đó vẫn xảy ra.
Quay lại tình huống giữa bạn với sếp, bạn làm sai thì sếp vỗ về nhưng sau lưng lại nói với góc độ khác. Điều quan trọng trong cuộc sống và trong hành trình đi làm, đó là nói thật ra những gì mình suy nghĩ. Trong tình huống của bạn là làm sao nói chuyện được với sếp. Đây là việc cực kỳ thách thức và lúc này, nỗi sợ sẽ xuất hiện.
Vì bạn là con ông cháu cha, sếp có nỗi sợ nên không dám nói thẳng với bạn. Có một câu nói là “The truth will set you free” (Sự thật sẽ giúp bạn tự do). Mấu chốt ở đây là làm thế nào đề xuất với sếp, hỏi thẳng sếp có điều gì không hài lòng về kết quả làm việc của em. Em muốn có phản hồi thẳng thắn từ sếp để biết em cần làm gì. Và bạn cần nỗ lự hơn nữa để xóa “cái mác” COCC, để nâng cao hiệu quả làm việc của mình để không còn làm sai nữa. Phải nỗ lực vượt bậc, thậm chí là 150% hơn so với người khác.
Vậy còn điều gì cản trở bạn giao tiếp với sếp không? Bởi khi bạn nhận ra được điều đang cản trở, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện trực tiếp với sếp hơn. Khi bạn nhận diện được những gì đang cản trở mình, đó là lúc không còn nỗi sợ, bạn sẽ tự do thực hiện những điều mong muốn.
Xin chúc bạn vượt qua rào cản nỗi sợ để lên tiếng.
Xem thêm: COCC là gì? 3 lời khuyên về cách ứng xử khôn khéo với COCC chốn công sở
Anh nghe câu chuyện này xong, anh cảm thấy rất thương bạn, đặc biệt là ngành bất động sản trong tình trạng bây giờ đang rất khó khăn. Anh chỉ muốn nói với bạn một điều là luôn có cơ hội khác mở ra. Nỗi sợ của bạn là gì? Anh phỏng đoán nỗi sợ này là khi nghỉ công việc này, bạn không còn công việc khác.
Anh đánh giá bất động sản rất khó bán. Em đã bán hàng thành công trong lĩnh vực này thì em sẽ bán được các món khác. Vậy tại sao em không cho mình sự dũng cảm để nhảy qua một vị trí khác với những điều tốt đẹp hơn.
Anh nghĩ đáng sợ nhất chính là mình không dám đối diện với nỗi sợ, bạn vẫn để những lời nhắn tin, hỏi thăm tán tỉnh và vẫn phải gặp sếp hằng ngày. Điều này sẽ gây ra nhiều tình huống khó chịu. Không quan trọng là họ làm điều gì, quan trọng là mình làm gì để họ chấm dứt hành động đó. Anh không biết người sếp này có gia đình hay chưa, nếu có gia đình thì đây là câu chuyện nghiêm trọng hơn nữa. Việc của mình là phải có những hành động khiến họ nhận ra và dừng lại, hãy trao đổi rõ với cấp trên để tự bảo vệ mình.
Lời khuyên: Nếu mình không thoải mái với những lời trêu đùa, hãy thẳng thắn “Em không thích điều này!”. Hãy trao đổi với người sếp ấy và nói rõ em muốn được đối xử như thế này: “Đây là chuyện riêng tư và liên quan đến giới tính, bình đẳng giới và đôi khi nó ảnh hưởng đến cảm xúc và em cảm thấy không được tôn trọng. Anh có thể chấm dứt cái việc này không!” Hãy nói rõ điều mình yêu cầu và xem hành động của sếp như thế nào. Hãy biết lên tiếng để bảo vệ chính mình.
Xem thêm: Quấy rối nơi công sở: Đừng im lặng để rồi câm lặng
Anh đi làm khoảng 20 năm và công ty nào cũng sẽ có người giống bạn đang chia sẻ và anh thấy nó rất bình thường. Anh thấy bạn là người có chuyên môn và khao khát đóng góp cho giá trị công ty, sẵn sàng nói thẳng nói thật. Đó là những điểm mạnh của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng chia sẻ trong một cuộc họp bạn đã thẳng thắn chia sẻ quan niệm của mình với mục tiêu tốt cho công ty, không có tính cá nhân nhưng lại làm cho sếp mất mặt. Anh thấy tình huống này xảy ra rất nhiều khi đi làm, mình nghĩ mình làm đúng nhưng lại gây phật lòng sếp.
Với anh, không quan trọng mình làm gì mà quan trọng mình truyền thông điều mình làm như thế nào. Không sếp nào muốn bị bẽ mặt trước nhân viên cả. Anh tin chỉ có ông sếp có lòng vị tha, phải “tu” dữ lắm mới đối mặt với vấn đề này được. Do vậy đối với góc nhìn của anh, nguyên tắc đầu tiên, khi đi làm, trước mặt mọi người, sếp luôn đúng. Nếu mình có sáng kiến hay hơn, mình phải thuyết phục sếp trước vì khi giao tiếp 1:1 mình sẽ dễ trao đổi hơn và được đánh giá cao về tính chuyên môn, chuyên nghiệp và chỉn chu trong giao tiếp.
Phải làm sao để sếp thấy dù bạn đóng góp ý kiến nhưng sếp cũng có công đã tạo điều kiện cho bạn đóng góp, vậy là cả hai cùng thắng. Ngoài ra, hãy biết kiểm soát và tiết chế cách giao tiếp của bản thân. Bạn đang làm điều tốt, nhưng bạn chưa làm điều đó đúng cách thì người khác bị phản ứng ngược lại với điều bạn làm, như vậy sẽ rất phí cho tài năng của bạn.
Trong tình huống này, bạn đã tiếp cận sai ngay từ vòng gửi xe nếu trò chuyện với sếp theo cách như bạn mô tả. Đây là cách chia sẻ đúng: “Sáng nay, trong cuộc họp, anh và team chốt đi theo định hướng này, nhưng sau khi về suy nghĩ lại, em có góc nhìn khác và em muốn chia sẻ với anh. Mình cùng nhau bàn bạc lại xem như thế nào.”
Không ai muốn bị người khác chỉ thẳng mặt là điều họ nói đang sai. Có thể nó sai thật nhưng lúc đó họ nghĩ họ đang nói đúng. Mình giao tiếp trực diện nhưng phải theo hướng hỗ trợ để lắng nghe phản hồi từ người khác. Sếp lúc đó sẽ thay đổi suy nghĩ rằng bạn đang muốn đóng góp, bạn quan tâm tới những gì đang xảy ra. Anh nghĩ điều này làm rất đơn giản nhưng là kỹ năng mình cần luyện tập. Hãy hiểu, nói, và nói đúng cách.
Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?
Qua 3 tình huống mà các bạn đọc giả đã gửi về chương trình và qua các lời chia sẻ của anh Công hy vọng các bạn đọc dù là nhân viên hay quản lý có thể học được những kiến thức về quản lý mối quan hệ với sếp. Vậy theo anh, kỹ năng và kiến thức gì mà các bạn trẻ cần trang bị nhất trong quá trình làm việc?
Đôi khi mình có sự kỳ vọng cho người khác, kỳ vọng sếp và công ty phải đối đãi với mình theo cách mình mong muốn.
Một trong những kỹ năng anh rất đam mê là thiết kế cuộc sống, làm sao để mình thiết kế một bức tranh cho tương lai. Sự nghiệp là một phần trong bức tranh tổng thể, cụ thể là mình biết mình sẽ đi đâu. Mới ra trường, anh cũng không biết cái gọi là Designing Your Life, cuộc sống là cứ sống thôi, lương tăng từ 30 đến 50% là vui rồi. Nhưng chúng ta cần thiết kế cuộc sống. Đối với anh thiết kế cuộc sống là bộ môn khoa học bao gồm 8 khía cạnh, trong đó có sự nghiệp và mối quan hệ là 2 khía cạnh sẽ song hành với nhau. Trong mối quan hệ bạn cần xác định với bạn mối quan hệ lý tưởng là gì, người sếp đó có phải là mentor lý tưởng không và mình cần thay đổi điều gì để có được sự dẫn dắt từ sếp.
Hy vọng những điều anh chia sẻ có thể giúp các bạn nâng tầm sự nghiệp của mình.
Xem thêm: Kim tứ đồ là gì? Xây dựng con đường tự do tài chính với bí quyết áp dụng kim tứ đồ
Cảm ơn anh Công vì đã nhận lời tham gia chương trình.
Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng những chia sẻ từ “tiền bối” Trần Tiến Công đã giúp các bạn trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm trong quản trị các mối quan hệ và xử lý khôn khéo các vấn đề chốn công sở. Chắc chắn, trong quá trình đi làm sẽ luôn có những tình huống không mong muốn phát sinh. Mong bạn luôn giữ sự bình tĩnh, khéo léo, mạnh mẽ để vượt qua và luôn tỏa sáng trên chặng đường sự nghiệp của mình.
Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cùng bạn trên con đường tìm kiếm cơ hội và việc làm phù hợp giúp bạn luôn thật sự tự tin và sống trọn từng phút giây!
Series bài viết Mở khóa bản thân đánh dấu sự hợp tác giữa Việc Làm 24h và Vietnam Coaching Institute (VCI) nhằm cung cấp kiến thức về các kỹ năng mềm để người trẻ hiểu bản thân, tăng khả năng thấu cảm với những người xung quanh, tăng sức bật và sự linh hoạt trong thế giới đầy biến động. Vietnam Coaching Institute (VCI) là trường đào tạo Coach đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận của cả 2 tổ chức ICF (International Coach Federation) và CCA (Certified Coaches Alliance). VCI ra đời với mục tiêu khuyến khích, truyền cảm hứng và hỗ trợ cá nhân cũng như tổ chức, doanh nghiệp khai thác và phát triển tiềm năng để đạt được hạnh phúc và thành công toàn diện trong các lĩnh vực cuộc sống.