Cách viết báo cáo thực tập từ A đến Z chuẩn không cần chỉnh cho sinh viên

Trong quãng thời gian sinh viên, thực tập là cơ hội tốt để các bạn cọ xát, học hỏi trong môi trường làm việc thực tế. Kết thúc mỗi kỳ thực tập, viết báo cáo thực tập là phần quan trọng không thể thiếu. Thành quả cũng như công sức của nhiều tháng thực tập sẽ được thể hiện và đúc kết và truyền tải qua bản báo cáo này. Bài viết sau của Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn hiểu hơn về báo cáo thực tập cũng như những lưu ý để có một bản báo cáo xuất sắc. 

Báo cáo thực tập giúp truyền tải kết quả học hỏi qua các tháng thực tập của sinh viên.

Báo cáo thực tập là gì?

Hiểu được ý nghĩa của báo cáo thực tập chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt tay vào làm báo cáo. Cụ thể, đây là tài liệu tổng kết lại các kiến thức, kỹ năng mềm, kinh nghiệm mà bạn học được trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Nội dung có thể bao gồm: trình bày kết quả nghiên cứu, trải nghiệm, khảo sát, đánh giá về đề tài mà bạn lựa chọn. 

Bản báo cáo thực tập này thường sẽ được nộp lại cho nhà trường hoặc đơn vị tuyển dụng sau khi bạn kết thúc kỳ thực tập. Thông thường, mỗi trường đại học/cao đẳng hoặc đơn vị tuyển dụng sẽ có yêu cầu về bố cục, nội dung, hình thức thể hiện báo cáo thực tập khác nhau. Bạn cần tuân thủ theo quy định này bên cạnh những quy định chung mà Việc Làm 24h sẽ giới thiệu sau đây. 

báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập cho thấy kết quả nghiên cứu, trải nghiệm thực tế tại cơ sở thực tập của bạn. 

Kết cấu của một bản báo cáo thực tập

Thông thường, kết cấu của một báo cáo thực tập sẽ bao gồm: Lời mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, nội dung chính và tài liệu tham khảo.

Trong phần nội dung chính của báo cáo sẽ gồm:

  • Tổng quan về đơn vị/cơ sở thực tập: tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, quy mô, thế mạnh, tầm nhìn, định hướng phát triển…
  • Cơ sở lý thuyết: đây là nền tảng lý thuyết bạn đã được học trong sách vở, thông qua nghiên cứu, tìm hiểu, từ đó áp dụng lý thuyết này vào giải quyết các vấn đề thực tế tại cơ sở thực tập. Cơ sở lý thuyết đủ chắc chắn, có độ tin cậy cao, phù hợp và liên quan tới các vấn đề thực tế cần giải quyết sẽ khiến bản báo cáo càng chất lượng.
  • Nội dung áp dụng thực tiễn tại cơ sở thực tập: sau khi khái quát hóa lý thuyết, đưa ra được vấn đề cần kiểm chứng hoặc giải quyết trong thực tế, ở phần này, bạn sẽ trình bày, phân tích các hoạt động thực tế (công việc được giao, cách thức thực hiện…) cũng như kết quả thu được tại tại cơ sở thực tập. 
  • Kết quả: Sau khi triển khai công việc thực tế tại cơ sở thực tập, bạn đạt được những kết quả nào, kết quả đó được chứng minh hoặc thể hiện như thế nào. 
  • Kết luận và kiến nghị: ở phần này, bạn sẽ đưa ra kết luận cũng như đánh giá về kết quả đạt được của quá trình thực tập. Có thể so sánh với nền tảng cơ sở lý thuyết ban đầu để thấy rõ hơn tính khả thi và đúng đắn của lý thuyết khi ứng dụng thực tế.

Từ đánh giá này, bạn sẽ đưa ra khuyến nghị hoặc mong muốn đề xuất gì với đơn vị thực tập hoặc với nhà trường để giúp nâng cao hiệu quả công việc, hiệu quả học tập.

báo cáo thực tập
Một bản báo cáo thực tập thường sẽ tuân theo kết cấu chung.

Lời mở đầu báo cáo thực tập

Một trong các phần quan trọng của báo cáo thực tập chính là lời mở đầu. Đây là những câu chữ đầu tiên dẫn dắt người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa của bản báo cáo nói riêng và quá trình thực tập nói chung. Đây cũng là phần tạo ấn tượng ban đầu cho các thầy cô chấm bài hoặc đơn vị bạn thực tập. Do đó, lời khuyên của Việc Làm 24h là nên viết ngắn gọn, súc tích, nhưng đầy đủ ý, nêu thẳng vào vấn đề bạn và cơ sở thực tập đang quan tâm.

Cụ thể, các nội dung cần có của lời mở đầu bao gồm:

  • Lý do lựa chọn đề tài báo cáo này/ tính cấp thiết của đề tài
  • Tình hình nghiên cứu hiện nay
  • Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Cấu trúc chung của bản báo cáo.
báo cáo thực tập
Mỗi phần trong lời mở đầu của báo cáo thực tập bạn không nên viết quá 2 trang, đi thẳng vào các nội dung chính. 

Lời cảm ơn báo cáo thực tập

Lời cảm ơn là nội dung quan trọng tiếp theo không thể bỏ qua trong báo cáo thực tập. Phần lời cảm ơn này không cần quá dài. Mục đích của phần này là bày tỏ sự biết ơn và trân trọng tới những cá nhân, đoàn thể đã giúp đỡ và tạo điều kiện để quá trình thực tập của bạn được thuận lợi. Lời cảm ơn nên viết ngắn gọn, chân thành và tạo thiện cảm. 

5 lưu ý trong cách viết báo cáo thực tập

Bên cạnh việc tuân thủ theo yêu cầu về bố cục, kết cấu và hình thức như trên, sau đây là 5 lưu ý bạn cần chú tâm để bản báo cáo thực tập được chỉnh chu và chuyên nghiệp nhất.

báo cáo thực tập
Bên cạnh tuân thủ yêu cầu về kết cấu, bố cục, bạn cần lưu ý để bản báo cáo chỉn chu và hoàn hảo hơn. 

Đừng mất điểm vì chính tả

Nhiều bạn thường không xem trọng yếu tố này. Tuy nhiên, một bản báo cáo thực tập mắc lỗi chính tả, thiếu dấu câu, viết lủng củng hay lan man, không ngắt dòng ngắt đoạn chắc chắn sẽ khiến người chấm bài khó đọc và đánh giá thấp độ chuyên nghiệp của bạn.

Lời khuyên của Việc Làm 24h là bạn nên viết ngắn gọn, rõ ý trong từng câu, tránh các ngôn ngữ của văn nói (thì, là, mà…). Đặc biệt, sau khi hoàn thiện, bạn có thể in thử bản đầu tiên và nghiêm túc dành khoảng 30 phút rà soát lại tất cả các lỗi chính tả. Việc in ấn sẽ giúp bạn phát hiện lỗi chính tả chuẩn hơn so với khi nhìn trên máy tính hay thiết bị thông minh.

Nhất quán trong trình bày

Thông thường, các trường đại học sẽ có bản hướng dẫn cách trình bày báo cáo hoặc nghiên cứu khoa học. Trong hướng dẫn này sẽ có yêu cầu chi tiết về font chữ, cỡ chữ, cách căn lề, quy cách ảnh, cách trình bày mục lục, tài liệu tham khảo. 

Nếu không có, bạn có thể tham khảo theo thông tin chung sau. 

Khổ giấy trình bàyA4 (210x297mm)
Hình thức inIn 1 mặt
Phông chữTimes New Roman
Size chữ13
Dãn dòng1,5
Căn lềTrái: 3.5cm; phải: 2.0cm; trên: 2.0cm; dưới: 2.0cmCăn đều 2 bên với các đoạn văn bảnHình ảnh, sơ đồ, bảng biểu căn chính giữa
Đánh số trang Mục lục đánh số trang theo số la mã, từ lời mở đầu đánh số thường từ 1
Đầu mụcViết theo chương đánh số La Mã, mục 1,2,3 đánh số thường , các tiểu mục là 1.1; 1.2; 1.3 và 1.1.1; 1.1.2; …
Trình bày bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh Đánh số thứ tự cho bảng (bảng 1, 1.1… hình 1, hình 1.1…; sơ đồ 1, sơ đồ 1.1…)

Lưu ý, cách trình bày cần thống nhất xuyên suốt báo cáo. Bạn nên hạn chế từ viết tắt, chỉ nên viết tắt tên tổ chức quá dài hoặc các từ khóa dài xuất hiện nhiều lần trong báo cáo. Bạn có thể làm mục lục hình ảnh, mục lục bảng, danh sách các từ viết tắt ngay bên dưới mục lục chính để giúp người đọc dễ theo dõi cũng như tạo sự chuyên nghiệp cho báo cáo.

báo cáo thực tập
Sự nhất quán trong trình bày sẽ giúp bản báo cáo của bạn dễ đọc và tăng sự chuyên nghiệp. 

Đừng “nước đến chân mới nhảy”

Thông thường, bố cục của báo cáo có thể hình thành ngay từ khi bạn bắt đầu quá trình thực tập. Lời khuyên của Việc Làm 24h là bạn có thể lập dàn ý và viết dần báo cáo thực tập ngay quá trình bắt đầu. Các phần nội dung như lời mở đầu, cơ sở lý thuyết hoàn toàn có thể được viết trước. Trong quá trình thực tập, đặc biệt là giai đoạn sắp kết thúc thời gian thực tập, lúc này bạn có thể hoàn thiện các phần còn lại. 

Như vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để xem lại, chỉnh sửa bản báo cáo sao cho ưng ý và tốt nhất. 

Trích dẫn tài liệu tham khảo

Bài báo cáo thực tập của bạn sẽ được đánh giá cao nếu có sự tham khảo thông tin từ nhiều nguồn đa dạng. Tuy nhiên, lưu ý mọi thông tin tham khảo đều cần trích nguồn chính xác và ghi đầy đủ thông tin tác giả. 

Bạn tuyệt đối không nên sao chép hay copy nội dung từ các bản báo cáo khác bởi đây là hành vi gian lận. Bài báo cáo thậm chí có thể bị loại bỏ nếu bạn gian lận. 

Ngoài ra, cần lưu ý nếu sao chép và tham khảo quá nhiều nội dung dễ khiến báo cáo bị rời rạc. Đừng quên yếu tố quan trọng nhất là quá trình bạn thực tập và kết quả thu được từ quá trình thực tập. Việc quá tập trung vào cơ sở lý thuyết hay tài liệu tham khảo mà bỏ bê phần nội dung chính sơ sài cũng sẽ khiến bài báo cáo mất điểm. 

báo cáo thực tập
Trích dẫn tài liệu tham khảo cần chính xác và ghi rõ nguồn từ tác giả nào. 

Hình ảnh rõ nét, chân thực

Mục đích chính của báo cáo thực tập là trình bày kết quả thực tập thực tế của bạn. Do đó, đừng quên bổ sung vào báo cáo những hình ảnh chân thực về quá trình bạn đã làm thực tế như thế nào.

Lưu ý nhỏ là hình ảnh nên rõ nét, đọc được rõ chữ trên ảnh (nếu có). Không nên nhồi nhét quá nhiều ảnh hay quá ít ảnh vào báo cáo. Đồng thời hình ảnh cần liên quan tới nội dung báo cáo. 

báo cáo thực tập
Nên sử dụng thêm hình ảnh thực tế trong bài báo cáo. 

Lời kết

Trên đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về báo cáo thực tập cũng như các lưu ý quan trọng và các lỗi sai nên tránh để giúp bạn có một bản báo cáo như ý.

Báo cáo thực tập chỉ là trình bày lại quá trình thực tập cũng như tổng kết những điều bạn đã đạt được sau nhiều tháng trải nghiệm ở môi trường thực tế. Để hoàn thành một bài báo cáo thực tập chuyên nghiệp không quá khó, tuy nhiên, bạn cần đầu tư chất xám, thời gian, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, và đặc biệt là sự chân thật. Chúc các bạn có bài báo cáo thực tập thật tốt!

Nếu các bạn đang muốn tìm một công việc phù hợp thời gian cho sinh viên làm thêm, hãy nhấn ngay vào nút bên dưới ngay nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục