Từ chối công việc khác, một mực vào được biên chế không phải là ước mơ lành mạnh

Tôi năm nay 30 tuổi, làm việc trong lĩnh vực nhân sự. Nhiều năm tuyển dụng, nhiều năm làm khảo sát hàng trăm cô cậu sinh viên tốt nghiệp khiến tôi rút ra nhiều cái nhìn rất thú vị.

Nếu như ngày xưa tốt nghiệp thủ khoa là một chuyện đáng mừng và đáng tung hô thì bây giờ nó chẳng có gì ghê gớm trong cái xã hội 4.0 này. Dù bạn có bằng thạc sĩ, tiến sĩ cũng không thể nói lên điều gì vì không ai đảm bảo thạc sĩ, tiến sĩ hôm nay sẽ không lạc hậu vào ngày mai. Ở cái xã hội này, khi không có điều kiện vững chắc về xuất thân, tài chính không dư dả, thiếu hụt kỹ năng thì phải gồng mình làm việc nhiều gấp 10 lần người khác.

tu-choi-cong-viec-khac-mot-muc-vao-duoc-bien-che-khong-phai-la-uoc-mo-lanh-manh-hinh-anh-1
Từ chối công việc khác, một mực vào được biên chế không phải là ước mơ lành mạnh

Tôi có dịp trò chuyện và tiếp xúc rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm. Đa phần các bạn ấy khá thụ động và có tâm lý trông chờ. Các bạn được Nhà nước hỗ trợ học phí từ khi còn ngồi trên giảng đường. Khi ra trường các bạn ấy lại trông chờ vào biên chế Nhà nước để được hỗ trợ cho một công việc. Tôi tự hỏi liệu như vậy có công bằng với sinh viên những ngành nghề khác? Những người đang miệt mài tìm việc, chăm chỉ tự học, vất vả mưu sinh nuôi tri thức với hi vọng cuộc sống sáng sủa hơn, có công việc tốt hơn.

Tôi là người từng trải nên tôi nghĩ không có gì đáng thương và bất lực hơn việc trông chờ vào người khác. Chờ đợi là một việc không dễ dàng. Dù bạn có tốt nghiệp thủ khoa, cầm trong tay những tấm bằng giá trị mà bạn cứ trông chờ ai đó cho bạn cơ hội thì suốt đời bạn cũng chỉ ngồi nhà như kẻ chờ thời. Trong khi những thanh niên cùng trang lứa đã sớm bươn chải và tích lũy vài năm kinh nghiệm cho mình. Người ta đã xuất phát lâu lắm rồi sao bạn vẫn không chịu đứng vào vạch xuất phát?

Nhiều nhà báo lên tiếng chỉ trích những sinh viên ngành sư phạm chờ được vào biên chế là “ăn vạ” xã hội. Vào biên chế rồi thì sẽ ngủ vùi trong đó mà không muốn sáng tạo, không muốn cống hiến vì nhiều người nghĩ lúc đó an phận rồi, có “cơm nhà nước” rồi thì cần gì lo. Nhiều bạn tốt nghiệp thủ khoa được mấy trường tư mời về dạy, thế mà cũng từ chối và xin về quê dạy để được vô biên chế nhà nước. Từ chối công việc khác, một mực vào được biên chế không phải là ước mơ lành mạnh của tuổi trẻ đâu.

tu-choi-cong-viec-khac-mot-muc-vao-duoc-bien-che-khong-phai-la-uoc-mo-lanh-manh-hinh-anh-2
Từ chối công việc khác, một mực vào được biên chế không phải là ước mơ lành mạnh

Tôi thiết nghĩ tuổi trẻ nếu không tự đứng lên bằng đôi chân của mình, cứ trông chờ vào một bàn tay sẽ đỡ mình đứng dậy thì không khéo sẽ bị xô cho ngã sấp mặt. Mỗi cơ hội đến với bạn đều ẩn chứa nguyên nhân của nó. Bạn sẽ không biết mình sẽ học được điều gì, có được điều gì nếu bạn không dám thử.

Nếu yêu nghề sư phạm, thì dù có được vào biên chế hay không bạn vẫn vui vẻ, vẫn có thể đi dạy ở những nơi khác hay tìm kiếm những công việc thuộc về mình. Bởi lẽ, ngành sư phạm nếu không khiến bạn chủ động hơn, không khiến bạn muốn phát triển mình lên để làm một người tốt về đạo đức lẫn kỹ năng giảng dạy cho người khác, thì đó không phải là mục đích của ngành sư phạm.

Chia sẻ của N.D

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục