Bạn đã biết “rải hồ sơ” đúng cách?

Đúng người, đúng việc đây là nguyên tắc vàng mà nhà tuyển dụng luôn đặt lên hàng đầu trong quá trình tuyển dụng của họ. Chính vì vậy mà cho dù bạn có kỹ năng, kinh nghiệm và học thức cao nhưng không phù hợp với vị trí và công việc ứng tuyển, bạn cũng sẽ không nhận được sự đồng ý của nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên, để tăng tốc độ rải hồ sơ của mình, mà đã nhân bản hồ sơ và gửi đi rất nhiều vị trí khác nhau lại quên mất một quy tắc là không phải vị trí nào cũng cần đúng một hồ sơ như nhau. Chính vì vậy, họ luôn bị nhà tuyển dụng gạt ra khỏi tầm mắt nếu như bộ hồ sơ đó không thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Nếu bạn rải hồ sơ đến nhiều vị trí khác nhau và muốn có cơ hội nhận được cuộc gọi phỏng vấn, chỉ khi nào bạn thật sự hoàn chỉnh hồ sơ của mình phù hợp nhất. Vì vậy, hãy tập trung đầu tư vào hồ sơ của mình và nhắm vào vị trí mà bạn muốn ngắm đến qua các bước sau.

1. Xác định công việc phù hợp với bạn

Nghiên cứu thật kỹ thông tin tuyển dụng, nhu cầu công việc, mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng, để xem năng lực của bạn có thật sự phù hợp và đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không. Chính bản thân bạn sẽ giúp mình xác định được công việc nào là phù hợp nhất, có khả năng nhất trước khi làm một bộ hồ sơ và rải đơn để ứng tuyển vào công việc đó.

ban-da-biet-rai-ho-so-dung-cach-hinh-anh
Chính bản thân bạn sẽ giúp mình xác định được công việc nào là phù hợp nhất

2. Viết hồ sơ cho mỗi công việc

Sau khi đã xác định được những công việc nào mình có khả năng ứng tuyển vào, bạn cần phải tạo hồ sơ cho mỗi công việc đó. Trong đó, mục tiêu nghề nghiệp cần phải đổi khác. Cùng với đó cần nhấn mạnh vào những ưu điểm của bạn và những thành tích mà bạn đã đạt được liên quan đến công việc ứng tuyển. Cần nhớ, mỗi công việc khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau vì vậy đừng ghi tràn lan kinh nghiệm đã làm trong quá khứ cho những công việc khác nhau nếu nó không thật sự phù hợp đối với vị trí ứng tuyển của bạn. Vì dụ, từng làm ở vai trò kế toán, bạn có thể ghi như sau : “ đã từng là kế toán viên cho công ty XYZ và nhờ vào dự án mà bạn thiết lập nên đã giảm được 10% khoảng thời gian thực hiện các nghiệp vụ…”Nhớ rằng bất cứ công việc và thành tích nào cũng nên có những bằng chứng chứng minh cụ thể cho thành tích đó.

3. Kiểm tra hồ sơ trước khi nộp

Một thao tác không bao giờ bỏ qua trong bất cứ một công việc nào đó chính là kiểm tra. Việc kiểm tra lại hồ sơ tối thiểu hai lần sẽ đảm bảo hồ sơ của bạn hoàn toàn sạch lỗi, chỉn chu và hoàn chỉnh nhất. Nhất là kiểm tra lỗi chính tả, lỗi trình bày và đặc biệt là các chi tiết được nhân bản từ một hồ sơ khác nhau. Một hồ sơ sạch sẽ, trình bày tươm tất và hoàn toàn không có lỗi sai nào là điều thiết yếu cần phải có. Nó giúp thể hiện bạn là người chỉn chu và cẩn thận trong bất cứ công việc nào và thể hiện và luôn có đầu tư và trách nhiệm đối với việc ứng tuyển này.

Cuối cùng, nếu bạn có ý định tìm việc nghiêm túc và mong muốn có được một công việc tốt thì hãy đầu tư thời gian và công sức để viết hồ sơ phù hợp với mỗi công việc mình dự tuyển. Chắc chắn khoản đầu tư này của bạn sẽ không bao giờ lãng phí!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục