Ngành hàng không điểm chuẩn bao nhiêu, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn ra sao?

Bạn yêu thích ngành hàng không nhưng băn khoăn không biết ngành nghề này cần học gì, có những chuyên ngành gì, nên thi vào trường nào, điểm chuẩn ra sao và tốt nghiệp hàng không có những lựa chọn nghề nghiệp nào? Tham khảo ngay bài viết sau từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để có câu trả lời. 

Ngành hàng không là gì?

Hàng không là ngành kinh tế vận tải ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao và các thiết bị tân tiến để vận tải theo đường hàng không. Đây là ngành nghề có tính quốc tế, đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về an ninh, an toàn, đòi hỏi hoạt động theo quy trình chặt chẽ và tuân thủ theo kế hoạch.

Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt nam, thị trường vận tải năm 2022 của ngành này đạt khoảng 54,2 triệu khách, lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 1,25 triệu tấn và còn hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tại Việt Nam hiện nay có tới hơn 20 cảng hàng không phân bố khắp 3 miền, tần suất các chuyến bay  với nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của hành khách ngày càng tăng. 

Do đó, ngành nghề này hứa hẹn mang tới cơ hội việc làm đa dạng và rộng mở cho những ai yêu thích công việc trong lĩnh vực hàng không.  

ngành hàng không
Hàng không là ngành nghề ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao vào vận chuyển, vận tải.

Các nghề nghiệp trong ngành hàng không

Sau đây là những nghề nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn khi theo lĩnh vực hàng không.

Phi công

Phi công đảm nhiệm công việc trực tiếp lái máy bay. Để đảm nhận vị trí này, bạn cần có bằng lái, vượt qua kỳ thi đầu vào vô cùng khắt khe, qua nhiều bài kiểm tra về sức khỏe, ngoại ngữ, kiến thức. Đồng thời, bạn cần vượt qua hàng trăm giờ bay thử trước khi chính thức được điều khiển một chiếc máy bay thực tế.

Bên cạnh đó, để trở thành một phi công, bạn còn cần thị lực tốt, khả năng giao tiếp tốt, tiếng Anh chuyên ngành hàng không, biết cách lên kế hoạch, tổ chức, thành thạo khả năng định hướng, tập trung cao độ và giữ được sự bình tĩnh, trách nhiệm cao với công việc. 

ngành hàng không
Phi công là lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực hàng không.

Huấn luyện bay

Đây là vị trí chịu trách nhiệm dạy lái máy bay dân dụng. Để trở thành người huấn luyện bay, bạn cần nắm vững lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tế. Đồng thời, bạn cần hiểu rõ các quy định, quy tắc của ngành, cẩn thận, có trách nhiệm, chu đáo, sẵn sàng giúp đỡ. 

Kiểm soát không lưu

Nhân viên kiểm soát không lưu có trách nhiệm theo dõi và cung cấp chỉ dẫn hướng di chuyển khi máy bay đi trên đường băng nhằm tránh va chạm.

Đồng thời, các nhân viên này còn hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn khi máy bay không may gặp sự cố.

Tiếp viên hàng không

Đây là những nhân viên hỗ trợ, phục vụ hành khách và thành viên của phi hành đoàn trên chuyến bay dân dụng. Nhiệm vụ chính của tiếp viên hàng không là kiểm tra vé, hành lý, hỗ trợ sắp xếp chỗ, hướng dẫn hành khách di chuyển, phục vụ nhu cầu ăn uống và hỗ trợ các hành khách trên suốt chuyến bay. 

Đây là công việc vất vả, tương tối căng thẳng và thường làm theo ca. Thời gian làm việc phụ thuộc vào lịch trình của chuyến bay. 

Xem thêm: Tất tần tật về nghề tiếp viên hàng không học ở đâu, mức lương ra sao?

ngành hàng không
Tiếp viên hàng không là công việc trong lĩnh vực hàng không phổ biến hiện nay.

Cân bằng trọng tải

Nhân viên đảm nhiệm nhiệm vụ này có trách nhiệm tính toán tải trọng thực tế của hành lý, hàng hoá, bưu kiện, hành khách cho mỗi chuyến bay. Họ cũng là người lên sơ đồ, kế hoạch sắp xếp hàng hóa để tính toán lượng nhiên liệu sử dụng cần thiết. 

Thủ tục viên

Đây là vị trí tiếp nhận, hỗ trợ hành khách thực hiện thủ tục đăng ký, thực hiện ký gửi hành khách, kiểm tra hành khách trước khi  lên máy bay. 

Bảo dưỡng máy bay

Các kỹ sư làm nhiệm vụ bảo dưỡng máy bay sẽ có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng các bộ phận máy bay thường xuyên nhằm đảm bảo máy bay luôn hoạt động tốt. 

Thợ máy

Đây là những nhân sự chính của bộ phận bảo dưỡng máy bay, đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi động cơ của máy bay để kịp thời phát hiện trục trặc, hư hỏng nếu có và nhanh chóng khắc phục.

ngành hàng không
Thợ máy, kỹ sư bảo dưỡng là những người đảm nhiệm sửa chữa, giữ cho tàu bay luôn vận hành an toàn.

Bên cạnh những nghề trên, lĩnh vực hàng không còn nhiều vị trí khác như:

  • Chuyên viên hỗ trợ khách hàng
  • Vận chuyển hành lý
  • Cung cấp thông tin
  • Giải quyết khiếu nại
  • Tìm hành lý thất lạc
  • Nhân viên điều động
  • Bán vé máy bay
  • Đóng gói, kiểm tra, đóng gói, phân loại hàng hoá
  • Bảo vệ tại cảng hàng không
  • Nhân viên cứu hộ

Mức lương

Tuỳ theo từng vị trí, mức lương trung bình của nhân sự làm việc trong lĩnh vực hàng không dao động từ 6 triệu đồng đến 30 triệu đồng mỗi tháng.

Mức lương thực nhận sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều yếu tố khác như:

  • Số chuyến bay/ thời gian bay thực tế.
  • Mức thưởng
  • Hiệu suất làm việc

Mức lương này còn tăng theo kinh nghiệm, trình độ, chính sách của từng hãng hàng không cũng như tuỳ theo địa điểm làm việc.

ngành hàng không
Mức lương khi làm việc trong lĩnh vực hàng không vô cùng hấp dẫn. 

Thuận lợi và khó khăn của ngành

Như vậy bạn đã biết ngành hàng không là gì. Trước khi quyết định có nên theo học ngành này hay không, bên cạnh mức lương, bạn có thể cân nhắc dựa trên các ưu điểm và khó khăn khi theo ngành này như sau:

Các ưu điểm của ngành hàng không

  • Tiềm năng lớn: với sự gia tăng về lưu lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển, đây được xem là ngành nghề có  nhu cầu nhân lực cao.
  • Thu nhập hấp dẫn, công việc ổn định: mức thu nhập của lĩnh vực hàng không so với nhiều ngành nghề khác ở mức cao và tương đối ổn định. Do đó, đây là ngành nghề được nhiều người yêu thích và theo đuổi. 
  • Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp: với đặc thù là ngành nghề hoạt động liên tục 24/7, lĩnh vực hàng không hoạt động không ngừng và luôn nhộn nhịp, đây được xem là ngành nghề phù hợp với nhiều bạn trẻ muốn hoàn thiện bản thân từ kiến thức, ngoại hình. 
  • Cơ hội thường xuyên ra nước ngoài: nhân viên trong lĩnh vực hàng không cũng nhận được nhiều ưu đãi về vé máy bay, mang đến nhiều cơ hội ra nước ngoài thường xuyên. 

Hạn chế của ngành hàng không

Bên cạnh những ưu điểm trên, làm việc trong lĩnh vực hàng không có nhiều thách thức như:

  • Áp lực lớn
  • Làm việc theo ca,
  • Không nghỉ các dịp Lễ, tết
  • Thường xuyên xa nhà
  • Các vấn đề về thay đổi múi giờ 

Ngành hàng không học gì?

Công việc hàng không là loại hình công việc có tính đặc thù cao, có những vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng cao, trong khi có những vị trí không đòi hỏi cao về bằng cấp. Tùy theo từng vị trí có những yêu cầu về kiến thức và quá trình đào tạo khác nhau, điều này được thể hiện rõ qua các ngành học khác nhau.

  • Công nghệ kỹ thuật điện tử & viễn thông hàng không: đào tạo kiến thức về bảo trì, khai thác, quản lý, sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông ngành hàng hông để làm việc tại các trung tâm quản lý bay, cảng hàng không, sân bay…
  • Quản trị kinh doanh: đào tạo kiến thức về quản trị doanh nghiệp hàng không, cảng hàng không để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào hoạt động khai thác thương mại, dịch vụ tại các sân bay trong và ngoài nước, các cảng hàng không, hoặc cơ quan quản lý về hàng không dân dụng…
  • Ngành quản lý bay: sinh viên được đào tạo về khả năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển hàng không, đáp ứng năng lực làm việc tại các vị trí như: kế hoạch bay, thủ tục bay, kiểm soát không lưu… tại hãng hàng không, cảng hàng không, sân bay…
  • Ngành phục vụ hành khách: đào tạo về các cung cấp thông tin xuất nhập cảnh, làm thủ tục, xếp chỗ lên tàu bay, cân, dán nhãn hành lý, tính giá, thu cước hành lý…
  • Ngành kiểm soát không lưu: đào tạo cho học viên khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi điều khiển đường bay, ghi chép lệnh, hướng dẫn máy bay tiếp cận, kiểm soát phương tiện kỹ thuật di chuyển trong khu vực tàu bay hoạt động… đáp ứng nhu cầu về công việc tại phòng thủ tục bay hoặc các trung tâm kiểm soát không lưu tại sân bay.
  • Ngành kỹ thuật hàng không (cơ giới – điện – điện tử): học viên được học về cách vận hành, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra, hiệu chỉnh các chi tiết, bộ phận của tàu bay, biết cách dùng các dụng cụ để mở, tháo, gò, hàn, ráp… khi tàu bay cần bảo dưỡng, sửa chữa…
  • Ngành an ninh hàng không: học viên được trang bị các kỹ năng về kiểm soát an ninh ra bào, giám sát, canh gác, tuần tra, bảo vệ phương tiện, thiết bị tại sân bay…
  • Ngành phi công: học viên được huấn luyện các kỹ năng để điều khiển thành thạo tàu bay, liên lạc với đài chỉ huy và thực hiện chuyến bay theo lịch trình…

Riêng với nghề tiếp viên hàng không, khi hãng hàng không có nhu cầu, họ sẽ trực tiếp tuyển dụng và ký hợp đồng cùng Học viện Hàng không để mở khoá đào tạo. Các khóa đào tạo diễn ra ngắn hạn từ 4 tháng đến 5 tháng tuỳ theo trình độ đầu vào. Học viên nhận được chứng nhận nghề ngắn hạn sau khi tốt nghiệp. 

ngành hàng không
Tuỳ theo yêu cầu công việc, mỗi nghề trong lĩnh vực hàng không đòi hỏi cách thức đào tạo khác nhau.

Học ngành hàng không ở đâu?

Là một ngành nghề đặc thù nên hiện nay không có nhiều đơn vị đào tạo ngành nghề này. Trong đó, đơn vị đào tạo uy tín hiện nay nổi bật nhất là Học viện (HV) hàng không Việt Nam.

Mức điểm trúng tuyển năm 2022 các ngành học viện hàng không theo phương thức thi THPTQG như sau:

STTNgành xét tuyểnMã ngànhKhối thiĐiểm chuẩn
1Ngôn ngữ Anh7220201A01, D01, D78, D9623
2Quản trị Kinh doanh7340101A01, D01, D78, D9619
3Công nghệ thông tin7480201A00, A01, D07, D9021,4
4Quản trị nhân lực7340404A01, D01, D78, D9619,3
5CNKT điện tử viễn thông7510302A00, A01, D07, D9017
6CNKT công trình xây dựng7510102A00, A01, D07, D9017
7CNKT điều khiển & tự động hoá7510303A00, A01, D07, D9017
8Kỹ thuật hàng không7520120A00, A01, D07, D9021,3
9QT dịch vụ du lịch & lữ hành7810103A01, D01, D78, D9619
10Kinh tế vận tải7840104A01, D01, D78, D9619
11Quản lý HĐ bay7840102A01, D01, D78, D9623,3

Bên cạnh Học viện hàng không, bạn có thể thu tuyển và theo học kỹ sư hàng không tại:

– Trường ĐH Bách khoa HN

– Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 

–  HV Kỹ thuật Quân sự.

– HV Phòng không Không quân.

– Trường Sĩ quan Không quân.

– Trường ĐH Bách khoa 

– Trường ĐH Đà Lạt.

Lời kết

Trên đây là những thông tin tổng hợp của Việc Làm 24h về ngành hàng không, cơ hội nghề nghiệp cũng như học hàng không ở đâu. Mong rằng những thông tin hữu ích này giúp bạn dễ dàng lựa chọn được ngành học yêu thích, phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp tương lai. 

Xem thêm: Ngành báo chí học trường gì? Cơ hội công việc khi ra trường như thế nào?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục