Brand Marketing là gì? Mô tả tất tần tật những điều bạn cần biết về Brand Marketing

Hiện nay, có nhiều thương hiệu xuất hiện trên thị trường khiến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, vì thế doanh nghiệp phải ghi được dấu ấn thương hiệu của mình trong nhận thức của khách hàng, mới có thể bán được sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, các doanh nghiệp bắt đầu tập trung hơn trong việc quảng bá thương hiệu, hay còn được biết đến với tên gọi “Brand Marketing”. Vậy cụ thể Brand Marketing là gì? Mô tả công việc của vị trí này ra sao? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay bên dưới.

1. Brand Marketing là gì?

Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) là quá trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp thương hiệu đó được nhiều người biết đến. Nói một cách dễ hiểu, Brand Marketing chính là việc giúp sản phẩm của doanh nghiệp in sâu vào tâm trí khách hàng, là cầu nối giữa người dùng và sản phẩm, từ đó giúp đạt mục tiêu cho doanh nghiệp.

brand marketing là gì
Brand Marketing là gì? Đây là một bộ phận trong phòng Marketing chuyên về quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.

Đây được xem là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện đại. Khác với cách marketing truyền thống chỉ tập trung vào sản phẩm, các công ty lớn và tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong việc lấy thương hiệu làm trung tâm của mọi chiến lược truyền thông và phát triển của doanh nghiệp. 

2. Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp

Đây là một bộ phận mang ý nghĩa chiến lược trong công cuộc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Nếu làm tốt điều này, bạn sẽ có thể:

  • Tạo ra những dấu ấn thương hiệu tốt đẹp trong tâm trí người dùng.
  • Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và thương hiệu.
  • Kích thích sự tò mò tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, từ đó, gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
  • Xây dựng được bộ phận người dùng trung thành, yêu thích thương hiệu.
  • Giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, phân biệt với các thương hiệu khác.

3. Nhiệm vụ của Brand Marketing đối với doanh nghiệp

Xác định khách hàng tiềm năng

Điều đầu tiên khi xây dựng chiến lược, bạn cần biết chính xác đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến là ai. Đó chính là nhóm khách hàng tiềm năng – những người có khả năng cao sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó những người làm Brand Marketing có thể phác hoạ ra chân dung khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ cho việc xây dựng một chiến lược chính xác và hiệu quả. 

Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Đâu là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả?

brand marketing là gì
Dù chiến lược Brand Marketing là gì thì bước đầu tiên phải xác định được khách hàng tiềm năng.

Xây dựng chiến lược Brand Marketing

Việc xây dựng chiến lược luôn là công việc cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả trong hoạt động Brand Marketing. Các chiến lược này phải tạo được ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng và khiến họ nghĩ ngay đến thương hiệu. 

Nếu doanh nghiệp có nhiều thương hiệu thì có thể lập các chiến lược phụ trợ. Tại đây, các thương hiệu hỗ trợ qua lại, cùng nhau phát triển. Để thực hiện chiến lược thương hiệu, bạn cần tiến hành các công việc như: 

  • Xác định mục tiêu cụ thể (mỗi doanh nghiệp có thể theo đuổi từ 1 đến nhiều mục tiêu Marketing)
  • Tạo danh mục thương hiệu (dựa vào tính đa dạng hóa của sản phẩm, dịch vụ, một doanh nghiệp có thể sở hữu 1 hoặc nhiều thương hiệu khác nhau)
  • Định vị thương hiệu – đây là tập hợp những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo dựng chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng. 
brand marketing là gì
Các chiến lượcạo được ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng và khiến họ nghĩ ngay đến thương hiệu 

Triển khai chiến lược Brand Marketing

Sau khi xây dựng chiến lược Brand Marketing, doanh nghiệp sẽ tiến tới bước triển khai các chiến lược đó trên thực tế. Để có thể thực thi tốt mọi hoạt động trong chiến lược đặt ra, người làm Marketing cần phân tích thị trường kỹ lưỡng, thấu hiểu tâm lý khách hàng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng, theo sát quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ ngân sách, nguồn lực hợp lý, phối hợp với các bộ phận khác,… 

Đo lường kết quả chiến lược Brand Marketing

Đo lường kết quả của chiến lược Brand Marketing là việc vô cùng cần thiết. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực và quy trình triển khai giúp bạn biết liệu chiến dịch này có thật sự hiệu quả.

Trên thực tế, việc kiểm tra kết quả có thể diễn ra tại mọi thời điểm của quy trình triển khai chiến lược, ngay cả khi chiến lược chưa kết thúc. Như vậy, người làm Brand Marketing có thể kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn mà không làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

4. Mô tả công việc của người làm Brand Marketing

Với những nhiệm vụ như trên thì mô tả của việc của một người làm Brand Marketing là gì? Dưới đây là mô tả công việc cơ bản của hai vị trí Brand Marketing trong một doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:

Đối với cấp bậc Brand Marketing Executive

  • Phân tích dữ liệu, đề xuất và đưa ra các dự đoán về sự phát triển của thương hiệu.
  • Theo dõi, báo cáo về ngân sách sử dụng cho các hoạt động thương hiệu.
  • Xây dựng các mục tiêu, chiến lược cũng như kế hoạch Marketing phục vụ cho phát triển thương hiệu.
  • Xây dựng các nội dung liên quan đến truyền thông như photo, video.
  • Quản lý, phụ trách các kênh truyền thông thương hiệu của công ty, doanh nghiệp như Fanpage, Website, kênh báo chí,…
  • Kiểm tra, trả lời các phản hồi từ khách hàng qua email hoặc các kênh liên lạc khác hàng ngày.
  • Trực tiếp liên hệ đến đối tác hoặc khách hàng.

Xem thêm: Executive là gì? Tổng hợp các vị trí Executive hot nhất hiện nay trên thị trường

brand marketing là gì
Chuyên viên Brand Marketing sẽ xây dựng các nội dung liên quan đến truyền thông như text, photo, video.

Đối với cấp bậc Brand Marketing Manager 

  • Họp về các hoạt động liên quan đến brand trực tiếp với ban giám đốc hoặc với khách hàng, đối tác…
  • Làm việc, thảo luận với các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác quảng cáo về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Đề xuất các mục tiêu cho thương hiệu, đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho hoạt động tiếp thị thương hiệu.
  • Nghiên cứu về thị trường, lên các kế hoạch cụ thể và chi tiết, báo cáo lên ban giám đốc và thực hiện triển khai kế hoạch.
  • Phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo kế hoạch Brand Marketing được diễn ra theo đúng tiến trình.
  • Quản trị nhãn hàng, thương hiệu.

Xem thêm: Manager là gì? Bật mí các kỹ năng cần có để thành Manager chuyên nghiệp

brand marketing là gì
Brand Marketing Manager thường xuyên có những cuộc họp với ban giám đốc và đối tác.

5. Thu nhập của người làm Brand Marketing

Trong nhóm ngành Marketing, công việc Brand Marketing có mức lương khá cao:

  • Đối với vị trí chuyên viên Brand Marketing (Brand Marketing Executive), phổ lương có thể dao động từ 8 đến 15 triệu đồng tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và năng lực của ứng viên. 
  • Đối với cấp bậc quản lý Brand Manager với kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm, bạn sẽ được nhận mức lương dao động từ 20 đến 25 triệu đồng. Với những Brand Manager có năng lực và kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể lên đến hơn 50 triệu. 

Với mức lương tương đối cao như trên, Brand Marketing tuyển dụng luôn có những yêu cầu khắt khe và khó hơn so với những vị trí khác, vì đây được xem như là “bộ mặt” của doanh nghiệp nên phải được lựa chọn kỹ lưỡng và phù hợp.

6. Phân biệt Brand Marketing với các khái niệm khác trong marketing

Brand Marketing vs. Trade Marketing

Trade Marketing là các hành động ảnh hưởng trực tiếp lên việc bán sản phẩm, dịch vụ. Nhiệm vụ của Trade Marketing là quyết định điểm bán; thúc đẩy phân phối sản phẩm cho các đại lý bán buôn bán lẻ, thuyết phục họ nhập bán sản phẩm của doanh nghiệp; quản lý mạng lưới phân phối, hoạch định chiến lược Marketing liên quan tới bán hàng; giới thiệu sản phẩm mới, đưa ra các kế hoạch khuyến mãi để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,… Khác với Brand Marketing, khi công việc này chủ yếu liên quan trực tiếp và chủ yếu đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Brand Marketing và Trade Marketing đều đóng vai trò mật thiết, gắn bó và không thể thiếu được trong tổng thể chiến lược chung của cả doanh nghiệp. Để có thể phát triển, doanh nghiệp cần nắm được và xây dựng cả 2 khía cạnh này.

Xem thêm: Trade Marketing là gì? Công việc và lộ trình thăng tiến cụ thể ngành Trade Marketing

Brand Marketing với Product Marketing

Chúng ta đã biết Brand Marketing là tiếp thị, quảng bá giúp thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Đối với Product Marketing là tiếp thị – quảng cáo sản phẩm, là một nhánh trong cả phần tiếp thị. Do đó, chủ yếu Product Marketing thực hiện quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho từng hàng hóa cụ thể, khơi gợi sự thích thú và tạo nhu cầu cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, không phải tập trung quảng bá toàn bộ thương hiệu.

Xem thêm: Hiểu tường tận Product Marketing là gì để chọn đúng nghề

brand marketing là gì
Product Marketing sẽ tập trung quảng bá sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp.

Tổng kết

Hi vọng với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ Brand Marketing là gì cũng như những vai trò, nhiệm vụ và cách phân biệt công việc này với những công việc khác trong cùng nhóm ngành Marketing. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu những thông tin Brand Marketing tuyển dụng thì có thể tham khảo ngay tại Việc Làm 24h nhé! 

Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nha. 

Xem thêm:

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục