Ngoại thương là gì? Triển vọng nghề nghiệp và mức lương có cao không?

Thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã mang đến nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên theo đuổi khối ngành kinh tế, đặc biệt là ngành ngoại thương. Bạn đang tìm hiểu ngoại thương là ngành gì? Học ngành ngoại thương ở đâu? Các khái niệm về ngoại thương như nghiệp vụ ngoại thương là gì, kinh tế ngoại thương là gì,… khiến bạn bối rối? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngành ngoại thương cũng như cơ hội việc làm của ngành học này. Cùng theo dõi nhé!

Ngoại thương là gì?

ngoại thương là gì
Ngoại thương là gì? Nghiệp vụ kinh tế ngoại thương là gì?

Ngoại thương (Foreign Trade) là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế, mô tả các hoạt động thương mại, buôn bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa,… giữa các quốc gia khác nhau. Mọi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ của một quốc gia được gọi là ngoại thương. Trong ngữ cảnh này, ngoại thương có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm xuất, tạm nhập, tái xuất, tái nhập, quá cảnh,… 

Các hoạt động ngoại thương là cơ sở quan trọng giúp thúc đẩy mối tương quan kinh tế giữa nhà sản xuất và đơn vị cung cấp với thị trường quốc tế, nhờ đó đáp ứng nhu cầu giao thương của mỗi quốc gia. 

Nghiệp vụ ngoại thương là gì?

Nghiệp vụ ngoại thương (Foreign Trade Techniques) là cách thức tiến hành công việc nhằm mục đích thực hiện một quyết định kinh doanh hoặc thương vụ kinh doanh. 

Nghiệp vụ ngoại thương có thể bao gồm:

  • Cách thực hiện các thủ tục theo quy định của đối tác nước ngoài.
  • Cách chuẩn bị các chứng từ liên quan để tiến hành công việc.
  • Kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho buổi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương.
  • Kỹ năng tính toán thương vụ kinh doanh để rút ngắn trình tự tiến hành công việc hoặc quá trình ra quyết định kinh doanh để thực hiện thành công thương vụ với đối tác nước ngoài. 

Bản chất của nghiệp vụ ngoại thương là các công việc mang tính thực hành, nhằm phục vụ ban hành hoặc thực hiện các quyết định kinh doanh. Chính vì thế, nghiệp vụ ngoại thương gắn liền với các văn bản pháp luật của mỗi quốc gia ban hành trong các giai đoạn nhất định. 

Ngoại thương là ngành gì? Kinh tế ngoại thương là gì?

ngoại thương là gì
Nhiều bạn bắt đầu tìm hiểu ngoại thương là gì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường 

Tuỳ vào chương trình giảng dạy mà sinh viên Ngoại thương sẽ được đào tạo các chuyên ngành dưới đây: 

  • Kinh tế ngoại thương
  • Quản trị kinh doanh
  • Nhóm ngành ngân hàng – tài chính
  • Nhóm ngành ngoại ngữ

Ngành ngoại thương là ngành học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Luật kinh tế, kinh doanh quốc tế, kinh tế quản lý, kinh tế đối ngoại, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu và các kiến thức kinh doanh quốc tế như tài chính, tiền tệ quốc tế, hải quan, thuế,… Nhờ đó, sinh viên theo học ngành ngoại thương có thể trau dồi các kiến thức và kỹ năng liên quan, nhằm phục vụ cho công việc trong tương lai gắn liền với hoạt động thương mại xuyên quốc gia.  

Cụ thể thì sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng quan trọng dưới đây: 

  • Thu thập, xử lý thông tin và phân tích các sự kiện kinh tế trong nước,  quốc tế.
  • Thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Lập và tổ chức các kế hoạch xuất nhập khẩu.
  • Quản lý và điều hành các công việc liên quan đến hợp đồng kinh tế xuất – nhập khẩu.
  • Các công việc về nghiệp vụ xuất – nhập khẩu: nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm, vận tải, hải quan, kiểm định hàng hóa,…

Ngành ngoại thương thi khối nào? 

Một số tổ hợp xét tuyển ngành ngoại thương phổ biến hiện nay 

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) 
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) 
  • D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • D02 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nga)
  • D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)
  • DO4 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung)
  • D06 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nhật)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Các bạn có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển các khối ngành thuộc ngành Ngoại thương hiện nay: 

  • Ngành Kinh tế: A00, A01, D01, D02, D03, DO4, D06, D07.
  • Ngành Kinh tế quốc tế: A00, A01, D01, D03, D07.
  • Ngành Luật: A00, A01, D01, D07.
  • Ngành Quản trị kinh doanh: A00, A01, D01, D07.
  • Ngành Kinh doanh quốc tế: A00, A01, D01, D06, D07.
  • Ngành Quản trị khách sạn: A00, A01, D01.
  • Ngành Tài chính và ngân hàng: A00, A01, D01, D07.
  • Ngành Kế toán: A00, A01, D01, D07.
  • Các ngành Ngôn ngữ: D01, D03, DO4, D06.

Các trường đào tạo ngành ngoại thương

Khu vực Hà Nội:

  • Học Viện Ngoại Giao
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Học Viện Ngoại giao
  • Học Viện Ngân Hàng
  • Đại Học Giao thông vận tải
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khu vực TPHCM:

  • Đại Học Kinh Tế TPHCM
  • Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
  • Đại Học Tài Chính Marketing
  • Đại học Bách khoa
  • Đại Học Ngân Hàng 
  • Đại học Công nghiệp TPHCM
  • Đại học  Văn Lang
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Giao thông vận tải TPHCM

Các tỉnh/thành khác:

  • Đại Học Cần Thơ
  • Khoa Quốc Tế – Đại Học Thái Nguyên
  • Đại Học An Giang
  • Đại học Công nghệ Miền Đông

Lý do nên theo học ngành ngoại thương là gì?

ngoại thương là gì
Lý do nhiều bạn chọn theo đuổi ngành ngoại thương là gì? 

Hiện nay, Việt Nam ngày càng chứng minh “sức nặng” khi trở thành “điểm vàng” đầu tư tại khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế mà hoạt động ngoại thương trở nên sôi nổi và nhộn nhịp hơn bao giờ hết, mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu thập hấp dẫn và triển vọng nghề nghiệp dành cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành Ngoại thương.

Như vậy, bạn chắc chắn đã có lời giải đáp cho câu hỏi lý do nên theo học ngành ngoại thương là gì? Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành ngoại thương có cơ hội nâng cao kiến thức về thị trường trong và ngoài nước, cũng như các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngoại thương,… Với tiềm năng phát triển như hiện nay, bạn có được cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc với vị trí đa dạng và mức lương hậu hĩnh.

Cơ hội việc làm ngành kinh tế ngoại thương là gì?

ngoại thương là gì
Triển vọng ngành ngoại thương là gì, mức lương ra sao, công việc thế nào?

1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Công việc của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là nghiên cứu và hoạch định chiến lược nhằm mục đích mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, vị trí này còn phải tìm kiếm khách hàng/đối tác mới, đàm phán, thương lượng và ký hợp đồng ngoại thương.

Mức lương vị trí này dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng, chưa tính tới hoa hồng từ các phi vụ hợp đồng ký kết thành công.

2. Nhân viên Logistic

Nhân viên Logistic là người chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa tại công xưởng, nhà máy và lên kế hoạch đóng gói – xuất hàng. Đồng thời đàm phán về giá cả, thời gian và điều kiện chuyên chở với các hãng tàu vận chuyển. Nhân viên Logistic còn chịu trách nhiệm giám sát các lô hàng của phía đối tác vận chuyển để xử lý các vấn đề vận chuyển kịp thời. Ngoài ra, nhân viên Logistic còn phải phối hợp với nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu giải quyết các vấn đề phát sinh.

Mức lương vị trí này dao động từ 6-12 triệu đồng/tháng.

3. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Cử nhân ngành ngoại thương có thể apply vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Ngoài nhiệm vụ soạn thảo hóa đơn, hợp đồng và các loại giấy tờ quan trọng như DO, PO, Packing List,… nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu còn là người liên hệ với các hãng tàu để lên lịch vận chuyển dựa vào hóa đơn khách hàng. Đồng thời, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu còn kiểm tra, quản lý các chi phí như phí thuê bãi, phí DEM, container,… và thực hiện thanh toán các hợp đồng quốc tế. 

Không những thế, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu còn chuẩn bị hồ sơ, chứng từ về hàng hóa cần vận chuyển; xin giấy kiểm định, giấy chứng nhận từ cơ quan chức năng và lưu trữ, sắp xếp, quản lý chứng từ. 

Mức lương vị trí này dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng.

4. Nhân viên xuất nhập khẩu (bộ phận mua hàng)

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại thương có thể apply vị trí nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng. Ở cương vị này, nhân viên chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của toàn bộ đối tác cung ứng hàng hóa. Đồng thời, theo dõi tình trạng thanh toán các khoản chi phí theo mỗi lô hàng thông quan và cập nhật quá trình di chuyển hàng hóa trên các hãng tàu để ghi chú, lưu trữ thông tin ngày giờ hàng về kho,…

Mức lương vị trí này dao động từ 6-10 triệu đồng/tháng.

Sinh viên ngành kinh tế ngoại thương ra trường làm việc ở đâu?

Ngành ngoại thương mở ra nhiều vị trí việc làm với mức lương hấp dẫn và môi trường làm việc đa dạng như:

  • Các đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • Công ty thương mại.
  • Công ty xuất nhập khẩu.
  • Các văn phòng đại diện hoặc các đơn vị dịch vụ, đại lý hàng không, vận tải tàu biển, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương,…
  • Các cảng xuất nhập khẩu hoặc bộ phận xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
  • Các cơ quan ban ngành quản lý hoạt động ngoại thương và xuất – nhập khẩu như Hải quan, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương
  • Các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành ngoại thương.

Các bạn có thể truy cập Vieclam24h.vn và ứng tuyển các vị trí việc làm ngành ngoại thương dễ dàng chỉ với vài cú nhấp chuột. Đừng quên tham khảo mô tả chi tiết công việc, mức lương và quyền lợi làm việc trước khi ứng tuyển bất kỳ vị trí nào. Không những thế, các bạn có thể tạo CV ứng tuyển các vị trí ngành ngoại thương dễ dàng, hoàn toàn miễn phí với tính năng tạo CV của Vieclam24h.vn. 

Những lưu ý khi theo học ngành ngoại thương là gì?

Để theo đuổi ngành ngoại thương và phát triển nghề nghiệp trong ngành này, ngoài kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, các bạn cần tăng cường các kỹ năng quan trọng dưới đây:

Kết luận

Hiện nay, ngoại thương được đánh giá là một trong những ngành đào tạo nhân sự chất lượng làm việc trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa và xuất nhập khẩu. Các bạn trẻ đang có ý định theo đuổi ngành ngoại thương nên tìm hiểu và nắm rõ ngành ngoại thương là gì cũng như mức thu nhập, cơ hội việc làm. Hy vọng những thông tin Vieclam24h.vn chia sẻ trở thành hành trang vững chắc giúp các bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn thành công. 

Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.

Xem thêm: 5 phần mềm quản lý đơn hàng hiệu quả, dễ sử dụng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục