Bước 1: Đánh giá bản thân
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do vậy bạn cần phải biết bản thân mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Để nhận biết được điều này, bạn cần tìm những “cố vấn bên cạnh”, đó là đi hỏi người thân, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp… Khi đã xác định được những ưu khuyết điểm của bản thân, bạn sẽ có điều kiện chứng tỏ bản thân tốt nhất trước mặt sếp và hoàn thiện bản thân.
Bước 2: Nghiên cứu kỹ công việc muốn làm
Có rất nhiều công việc với những lời chào đón hấp dẫn. Bạn cần tỉnh táo và nghiên cứu kỹ công việc nào phù hợp với bạn nhất để có thể thăng tiến. Và nhớ kiên định với mục tiêu mà mình đã chọn.
Bước 3: Đề ra mục tiêu công việc
Khi xác định được mục tiêu công việc, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng… cho công việc bạn muốn làm. Từ đó, bạn sẽ dần hoàn thiện bản thân.
Bước 4: Tìm kiếm đích đến
Đích đến ở đây chính là nơi bạn muốn ứng tuyển. Việc xác định vị trí ứng tuyển, công ty ứng tuyển đúng đắn và tìm hiểu kỹ càng về công việc, công ty sẽ giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn và thực hiện công việc tốt nhất sau khi được nhận vào làm.
Bước 5: Thiết lập mối quan hệ và thể hiện năng lực
Thiết lập mối quan hệ trong công ty giúp bạn có thêm đồng minh để dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc mới. Việc thể hiện năng lực góp phần đem đến cho bạn sự tin tưởng của đồng nghiệp và sếp.
Bước 6: Chinh phục thử thách
Nếu bạn hài lòng với những gì đạt được, bạn sẽ “dậm chân tại chỗ”. Bạn tiến lên bằng cách chinh phục thử thách. Sự mới lạ và khó khăn của các thử thách sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng thật tốt.
Để trở thành ứng cử viên sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, bạn cần phải phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Những gợi ý trên đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều khi đang tìm kiếm công việc đấy. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý.