Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người nghỉ việc ở công ty cũ nhưng quên không lấy sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc vì lý do cá nhân nên chưa lấy sổ ngay. Vậy nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm có ảnh hưởng gì tới quyền lợi được hưởng không? Theo dõi ngay bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để có câu trả lời. 

Pháp luật quy định như thế nào về việc lấy số bảo hiểm

Trước khi giải đáp băn khoăn về việc nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm có được không, bạn cần hiểu rõ các quy định về lấy và trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sau khi nghỉ việc theo pháp luật. 

Khoản 5, điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan BHXH để trả sổ cho người lao động (NLĐ), đồng thời xác nhận thời gian đóng bảo hiểm khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc theo đúng quy định của pháp luật. 

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Sau khi nghỉ việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho NLĐ. 

Theo luật định này thì người lao động có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho NLĐ. Người lao động không được tự ý chốt sổ BHXH trừ trường hợp đơn vị cũ phá sản. Đồng thời, NLĐ không được phép tự ý huỷ sổ BHXH.

Trong trường hợp bạn nghỉ ở đơn vị cũ nhưng chưa chốt sổ BHXH và chưa lấy sổ BHXH vì một lý do nào đó, bạn cần yêu cầu đơn vị cũ hoàn tất thủ tục và tiến hành trả sổ BHXH. Trong trường hợp tự nghỉ việc mà không được người sử dụng lao động đồng ý, được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng (HĐ), NLĐ phải thực hiện các nghĩa vụ:

  1. Không được nhận trợ cấp thôi việc.
  2. Phải thực hiện bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tiền lương theo HĐ và nhận một khoản tiền tương ứng với mức tiền lương theo HĐ lao động trong những ngày không báo trước.  
  3. Hoàn trả cho người sử dụng lao động phí đào tạo theo quy định trong điều 62, Luật BHXH.

Bên cạnh đó theo Điều 1, khoản 48 trong bộ luật này, nếu NLĐ đã thực hiện đúng nghĩa vụ, người sử dụng lao động cũng phải hoàn tất thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho NLĐ. 

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
NLĐ không được phép tự ý huỷ sổ BHXH. 

Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm có ảnh hưởng gì không?

Sổ BHXH được cấp cho NLĐ để theo dõi việc đóng bảo hiểm và là cơ sở để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của Luật BHXH. Khi nghỉ việc, nếu không lấy sổ BHXH, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi sau:

Chế độ thai sản

Khoản 1, Điều 102 trong Luật BHXH 2014 quy định, người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nếu muốn giải quyết chế độ thai sản cần nộp lại bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con cùng sổ bảo hiểm cho cơ quan BHXH. 

Nếu người lao động không lấy sổ bảo hiểm sẽ không đủ hồ sơ để giải quyết chế độ thai sản và không được hưởng quyền lợi này, đồng thời không được cộng dồn quyền lợi  cho lần hưởng sau.

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện nay

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm, bạn sẽ không đủ hồ sơ để giải quyết chế độ thai sản theo chính sách bảo hiểm.

Trợ cấp thất nghiệp 

Điều 49, Luật việc làm 2013 quy định, người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ các điều kiện gồm:

  • Chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc (ngoại trừ các trường hợp người lao động chấm dứt HĐ làm việc hoặc HĐLĐ trái pháp luật, trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động).
  • Người LĐ đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc với HĐ lao động không xác định thời hạn (trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến ít hơn 12 tháng thì phải đóng BHTN từ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt HĐ).
  • Đã nộp hồ sơ yêu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp.
  • Quá 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN chưa tìm được việc làm.

Hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 61/2020/ NĐ-CP) gồm các thành phần:

  • Đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản chính giấy tờ xác nhận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc. 
  • Bản chính sổ BHXH.

Như vậy, khi không có sổ BHXH, người lao động nghỉ việc sẽ không thể nhận trợ cấp thất nghiệp. 

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm sẽ không đủ hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp. 

Xem thêm: Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu nhanh nhất?

Hỗ trợ học nghề

Điều 55, Luật Việc làm 2013 quy định, NLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 09 tháng trở lên trong khoảng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ có thể làm hồ sơ để được nhận mức hỗ trợ học nghề.

Điều 24, Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định về hồ sơ để nhận hỗ trợ học nghề gồm:

  • Đối với người đang chờ giải quyết hoặc đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu học nghề tại nơi (địa phương) hưởng trợ cấp thất nghiệp: chỉ cần đơn đề nghị được nhận hỗ trợ học nghề. 
  • Đối với người đang nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng có mong muốn học nghề tại nơi khác, hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị được nhận hỗ trợ học nghề

+ Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính hoặc bản sao đã chứng thực)

  • Đối với người không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng đủ điều kiện được nhận hỗ trợ học nghề, hồ sơ gồm: 

+ Đơn đề nghị được nhận hỗ trợ học nghề

+ Bản chính hoặc bản sao đã chứng thực của: HĐLĐ đã hết hạn và cho thấy hoàn thành công việc, quyết định cho thôi việc hoặc quyết định sa thải, quyết định buộc thôi việc, thỏa thuận kết thúc HĐ. 

+ Sổ BHXH bản chính.

Như vậy, với trường hợp thứ 3 này, nếu không có sổ BHXH, bạn không đáp ứng yêu cầu về hồ sơ hợp lệ và không được hưởng quyền lợi nhận hỗ trợ học nghề. 

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm không được nhận trợ cấp học nghề trong trường hợp nhất định. 

Hưởng BHXH một lần

Khoản 1, Điều 60, Luật BHXH và Khoản 1, Điều 1 theo Nghị quyết 95/2013/QH13, nếu NLĐ nghỉ việc và đủ điều kiện nhận BHXH một lần thì phải nộp hồ sơ đề nghị được nhận BHXH một lần theo hướng dẫn trong Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021. 

Hồ sơ đề nghị nhận BHXH một lần gồm:

  • Đơn đề nghị 
  • Sổ BHXH bản chính

Nếu không có sổ BHXH, theo quy định của pháp luật, NLĐ không được nhận BHXH một lần theo quy định.

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm sẽ không đủ hồ sơ nhận BHXH một lần.

Xem thêm: Hệ số trượt giá BHXH là gì, làm sao để nhận tiền trượt giá?

Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm nên làm thế nào?

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm sẽ ảnh hưởng tới các quyền lợi gì. 

Khoản 3, Điều 48 trong Luật Lao động 2019 quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động là hoàn thành các thủ tục xác nhận về thời gian đóng BHXH và hoàn trả bản sổ BHXH và bản chính các giấy tờ khác đã giữ của NLĐ khi chấm dứt HĐ.

nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Sau khi NLĐ nghỉ việc, người sử dụng lao động phải  trả lại sổ BHXH và bản chính các giấy tờ đã giữ.  

Cùng với đó, trong Khoản 5, Điều 21 của Luật BHXH năm 2014 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ. 

Cũng theo Khoản 1, Điều 48 trong Luật lao động, trong thời hạn 14 ngày kể từ khi chấm dứt HĐ, hai bên có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mỗi bên (ngoại trừ một số trường hợp kéo dài nhưng không được phép quá 30 ngày). 

Như vậy, thời gian chốt BHXH không quá 14 ngày, trường hợp đặc biệt không được phép quá 30 ngày.  Nếu bạn nghỉ việc mà chưa lấy sổ BHXH, cần nhanh chóng liên hệ trực tiếp với người sử dụng lao động yêu cầu thực hiện chốt sổ BHXH để trả lại sổ BHXH cho bạn. 

Trường hợp người sử dụng lao động cố tình không thực hiện trách nhiệm chốt sổ BHXH, bạn có thể khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh & Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bạn được quyền khởi kiện trực tiếp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trường hợp đơn vị cũ đã phá sản hoặc giải thể nhưng đã chốt xong sổ BHXH cho NLĐ, bạn có thể làm đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH bị mất theo Điều 27, Điều 29 và Điều 46 trong Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020).

Nội dung hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH gồm tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin về BHXH, bảo hiểm y tế.

Nơi nộp: cơ quan BHXH mà đơn vị cũ tham gia đóng BHXH cho bạn.

Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày kể từ khi cơ quan BHXH nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh về quá trình đóng BHXH tại tỉnh thành khác hoặc xác minh tại nhiều đơn vị nơi NLĐ làm việc thì thời gian không quá 45 ngày và được thông báo. 

Ngoài ra, nếu đơn vị cũ đã phá sản hoặc chấm dứt hoạt động nhưng chưa làm thủ tục chốt sổ BHXH, bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi đơn vị này đóng BHXH cho bạn để yêu cầu xác nhận thời gian tham gia BHXH đến thời điểm công ty đã đóng đủ mức BHXH. 

Lời kết

Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ với bạn các thông tin cần biết về nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm. Mong rằng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn nghỉ việc có cần lấy sổ bảo hiểm không cũng như biết cách xử lý trong tình huống nghỉ việc nhưng chưa nhận lại sổ BHXH để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật thêm những thông tin hữu ích. 

Xem thêm: Khi nào cần báo giảm BHXH? Hướng dẫn báo giảm BHXH đơn giản nhất hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục