Thực tập sinh tài chính là gì? Mô tả nhiệm vụ chính và mức lương 

Bạn là sinh viên ngành tài chính và đang tìm kiếm cơ hội để ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn? Thực tập sinh tài chính là bước đệm đầu tiên để để các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, mở rộng mối quan hệ và chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Thực tập sinh tài chính làm gì? Làm thế nào để trở thành thực tập ngành tài chính? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!

Thực tập sinh tài chính là gì?

thực tập sinh tài chính
Thực tập sinh tài chính là gì? Vì sao nhiều bạn trẻ tìm kiếm cơ hội thực tập ngành tài chính?

Thực tập sinh tài chính là sinh viên năm 3, 4 hoặc mới tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kinh tế,… tham gia vào các chương trình thực tập tại các công ty hoặc tổ chức tài chính để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Thực tập sinh sẽ hỗ trợ các công việc khác nhau của nhân viên tài chính tùy vào từng vị trí và hướng dẫn của doanh nghiệp.

Thực tập ngành tài chính có thực sự cần thiết?

Tham gia chương trình thực tập không chỉ là một phần của quá trình học tập mà còn mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sinh viên tài chính. 

Phát triển kỹ năng chuyên môn

Dù không phải công việc chính thức nhưng thực tập mang đến cơ hội làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp. Các bạn có thể áp dụng những gì đã học từ trường lớp vào các tình huống thực tế để phát kỹ năng chuyên môn. 

Thực tập sinh có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các công cụ và phần mềm tài chính chuyên nghiệp. Sử dụng thành thạo các phần mềm tài chính không chỉ thúc đẩy hiệu quả công việc mà còn gia tăng giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Xây dựng network

Thực tập giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành tài chính, những mối quan hệ này không chỉ giúp bạn học hỏi kinh nghiệm mà còn tạo ra cơ hội nghề nghiệp sau này. 

Hiểu văn hóa doanh nghiệp

Thực tập ngành tài chính là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về cách doanh nghiệp hoạt động, từ quy trình làm việc đến văn hóa công sở. Nhờ thế, bạn có thể thích nghi nhanh chóng và hiệu quả hơn khi chính thức bước vào môi trường làm việc sau này.

Xem thêm: Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì? 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp nổi bật

Tự tin vào năng lực

Trải qua quá trình thực tập, bạn phải đối mặt với nhiều thử thách và nhiệm vụ khác nhau, điều này giúp bạn rèn luyện sự tự tin trong công việc. Không chỉ sở hữu kinh nghiệm thực tế, bạn còn chứng minh năng lực cá nhân trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Thực tập ngành tài chính giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc mà bạn thực sự đam mê và muốn theo đuổi. Thông qua trải nghiệm thực tế, bạn có thể xác định được liệu công việc đó có phù hợp với bản thân hay không.

Làm đẹp CV xin việc

Kinh nghiệm thực tập là một phần quan trọng trong CV xin việc, đây là một điểm cộng lớn, giúp các bạn nổi bật hơn khi ứng tuyển vào các vị trí công việc chính thức. Trong quá trình thực tập, bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi và đánh giá từ người hướng dẫn.

Xem thêm: Cách viết CV chuẩn ATS đỉnh của chóp giúp bạn hạ gục nhà tuyển dụng

Cơ hội giành được “suất” nhân viên chính thức

Các công ty thường tìm kiếm những ứng viên tiềm năng, đánh giá và đào tạo họ theo nhu cầu. Hơn nữa, thực tập sinh có thể hỗ trợ các công việc hàng ngày, vừa giảm tải công việc cho nhân viên chính thức vừa mang đến những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty.

Nhiều công ty có xu hướng tuyển dụng thực tập sinh xuất sắc vào các vị trí chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập. Do đó, việc thực tập không chỉ là cơ hội để bạn học hỏi mà còn là bước đệm để bạn có được công việc mơ ước. 

Công việc của thực tập sinh tài chính

thực tập sinh tài chính
Bạn có tò mò công việc của thực tập sinh là gì? 

1. Thực tập sinh phân tích tài chính

  • Thu thập và phân tích dữ liệu tài chính như lợi nhuận, doanh thu, chi phí và dòng tiền.
  • Hỗ trợ lập các báo cáo tài chính định kỳ như báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
  • Tham gia vào quá trình dự báo tài chính, hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phân tích hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư, bao gồm phân tích lợi ích và chi phí, tính toán tỷ suất sinh lời, thời gian hoàn vốn,… 

2. Thực tập sinh tài chính doanh nghiệp

  • Tham gia vào các hoạt động quản lý tài chính hàng ngày của doanh nghiệp, bao gồm quản lý dòng tiền, giám sát thu chi và lập kế hoạch tài chính.
  • Thu thập dữ liệu tài chính, phân tích lãi lỗ và cấu trúc tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổng quan.
  • Chuẩn bị các báo cáo tài chính chi tiết để hỗ trợ quản lý trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.
  • Hỗ trợ đánh giá và phân tích các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp.
  • Tham gia vào quá trình lập kế hoạch ngân sách.
  • Tham gia vào các dự án đặc biệt của bộ phận tài chính.
  • Thực hiện các công việc hành chính khác theo yêu cầu của cấp trên.

3. Thực tập sinh tài chính ngân hàng

  • Chào đón khách hàng đến ngân hàng, hỗ trợ khách hàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ ngân hàng như tài khoản, thẻ tín dụng, các khoản vay, lãi suất,…
  • Tham gia quá trình phân tích tín dụng, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng và xác định rủi ro tín dụng. 
  • Chuẩn bị các báo cáo phân tích tín dụng để hỗ trợ ra quyết định cho vay.
  • Theo dõi tình trạng tài khoản và giao dịch của khách hàng, liên hệ để cung cấp thông tin mới nhất về các sản phẩm/dịch vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Tham gia các hoạt động quản lý rủi ro, bao gồm phân tích và đánh giá các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến ngân hàng.
  • Hỗ trợ chuẩn bị các báo cáo tài chính định kỳ của ngân hàng.
  • Tham gia kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các báo cáo tài chính và hoạt động ngân hàng. 

Tuyển dụng thực tập sinh ở đâu?

thực tập sinh tài chính
Tìm kiếm cơ hội tuyển dụng ở đâu, có lương không?

Thực tập sinh tài chính có thể làm việc ở nhiều loại hình tổ chức và doanh nghiệp khác nhau trong lĩnh vực tài chính.

  • Ngân hàng: Thực tập sinh có thể làm việc tại các phòng ban khác nhau như phòng tín dụng, phòng kế toán, phòng phân tích tài chính, phòng quản lý rủi ro, phòng giao dịch,… 
  • Công ty tài chính: Làm việc tại các bộ phận phân tích tín dụng, đầu tư, kế toán, quản lý rủi ro,… Ví dụ: FE Credit, Home Credit, Mirae Asset,…
  • Công ty chứng khoán: Làm việc tại các bộ phận phân tích chứng khoán, giao dịch chứng khoán và tư vấn đầu tư. Ví dụ: SSI, HSC, VNDirect.
  • Các công ty đa quốc gia như Samsung, LG, Toyota, Unilever,…
  • Công ty quản lý quỹ như Dragon Capital VietFund Management.
  • Cục thuế, hải quan, cơ quan quản lý nhà nước. 
  • Các công ty tư vấn tài chính, công ty kiểm toán, công ty kinh doanh bất động sản,… 
  • Các công ty bảo hiểm như Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Prudential,..
  • Các startup trong lĩnh vực công nghệ, fintech, e-commerce,…

Thực tập sinh tài chính có lương không?

Thực tập sinh tài chính có được trả lương hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, dù có được trả lương hay không, đây vẫn là một cơ hội rất tốt để bạn phát triển bản thân và chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Thông thường mức lương hỗ trợ dao động từ 3 – 6 triệu đồng/tháng.

Đương nhiên các công ty lớn, thuộc lĩnh vực tài chính thường có chính sách trả lương cho thực tập sinh tốt hơn so với các công ty nhỏ hoặc các ngành nghề khác. Lời khuyên dành cho bạn là nên nên tìm hiểu rõ về chính sách trả lương của công ty và thỏa thuận rõ ràng với nhà tuyển dụng trước khi bắt đầu thực tập.

Những tố chất và kỹ năng cần có để trở thành thực tập sinh tài chính

  • Học vấn và chứng chỉ liên quan đến tài chính, kế toán, hoặc các lĩnh vực liên quan.
  • Khả năng thu thập, phân tích và diễn giải số liệu, dữ liệu tài chính chính xác, nhanh chóng.
  • Tư duy logic và khả năng tìm ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề tài chính phức tạp.
  • Hòa đồng, hợp tác, có khả năng trình bày và giao tiếp hiệu quả.
  • Kỹ năng viết báo cáo, Email và tài liệu chuyên môn chuyên nghiệp.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tài chính và công cụ phân tích như Excel, PowerPoint,…
  • Tự tin và chủ động tìm kiếm thông tin, nghiên cứu và hoàn thành công việc được giao.
  • Tỉ mỉ, chú trọng chi tiết, đảm bảo các số liệu và thông tin tài chính được xử lý chính xác.
  • Luôn hoàn thành tốt công việc được giao và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. 
  • Luôn giữ vững tinh thần trung thực.

Kết luận

Thực tập sinh tài chính là bước đệm quan trọng để chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội thực tập sinh tài chính, hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn nắm được những điều cần biết để nắm bắt cơ hội một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Intern là gì? Thực tập sinh có lương không, mức lương bao nhiêu?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục