Những lợi ích khi nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu

Nhân viên có thể làm cho khách hàng, đối tác hay những nhân viên mới tăng hoặc giảm lòng tin của họ vào thương hiệu của công ty. Vì thế, trước khi bạn nghĩ đến việc phát triển thương hiệu ở ngoài bạn nên bắt đầu xây dựng thương hiệu từ bên trong.

Các nhân viên của bạn không chỉ biết về logo, slogan, thông tin cơ bản của công ty, mà họ còn phải hiểu ý nghĩa đằng sau đó là gì. Từ đó biết được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng thương hiệu của công ty. Bạn phải gắn kết mục tiêu công việc của họ với mục tiêu chung, để họ thấy được tầm quan trọng công việc của mình và cố gắng làm việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Phương pháp xây dựng thương hiệu từ bên trong

Gắn kết nhân viên với thương hiệu cũng là một thử thách lớn, để xây dựng thương hiệu từ trong công ty bạn cần nắm vững 3 bài học sau:

1. Đào tạo nhân viên ngay bước đầu

Để nhân viên có thể trở thành đại sứ của thương hiệu, công ty bạn cần phải có một quá trình chuẩn bị và đào tạo ngay từ đầu. Thông qua nhân viên, người ngoài có thể đánh giá về công ty bạn như chất lượng nhân viên, văn hóa công sở,…

  • Tuyển dụng: Trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ gặp rất nhiều ứng viên xuất sắc. Tuy nhiên, bạn cần ưu tiên những người hiểu được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, biết được vai trò của công việc cá nhân vào mục tiêu chung của công ty.
nhung-loi-ich-khi-nhan-vien-tro-thanh-dai-su-thuong-hieu-hinh-anh-1
Bạn cần tuyển dụng đúng người phù hợp với công ty
  • Đào tạo: Ngoài việc đào tạo cho nhân viên về các kiến thức chuyên môn, kỹ năng, bạn nên chỉ rõ mục đích của những công việc họ làm là gì, cung cấp cho họ những thông tin mà công ty đang hướng đến.
  • Đánh giá và khen thưởng: Công ty nên đặt ra tiêu chí để đánh giá chính xác và các quy định thưởng, phạt kèm theo.

2. Kết nối bộ phận Marketing và Nhân sự 

Để đạt được kết quả từ bài học trên, bộ phận Marketing và Nhân sự cần hợp tác chặt chẽ với nhau, nếu không rất khó có thể tạo ra được kết quả mỹ mãn. Sự kết hợp giữa những chuyên gia về con người, về văn hoá với những chuyên gia về thương hiệu và Marketing sẽ tạo ra một bộ phận lý tưởng để thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu từ bên trong. Điều bạn cần hướng đến là làm sao để bộ phận Marketing và Nhân sự cùng nhìn về một hướng, cùng một mục tiêu.

3. Nâng cao truyền thông nội bộ 

Truyền thông nội bộ là yếu tố rất quan trọng trong việc gắn kết nhân viên với thương hiệu. Để thành công, trước nhất lãnh đạo nên là người làm gương, lời nói và hành động phải đi đôi với nhau. Công ty có thể thực hiện bằng cách tạo những câu  slogan cho từng bộ phận, bản tin nội bộ, hoặc gửi emai những bài chia sẻ kỹ năng cho nhân viên,…

nhung-loi-ich-khi-nhan-vien-tro-thanh-dai-su-thuong-hieu-hinh-anh-2
Nâng cao truyền thông nội bộ

Bạn nên thành thật, thẳng thắn khi truyền thông đến nhân viên, đó không chỉ là phương pháp xây dựng lòng tin với thương hiệu mà còn với cả doanh nghiệp.

Sức mạnh của thương hiệu là yếu tố giúp khai thác khác hàng mới và làm cho khách hàng cũ quay lại sau những lần mua. Tạo ra mối liên kết giữa thương hiệu với nhân viên trong công ty, sẽ tạo ra cơ hội và nền tảng để phát triển thương hiệu mạnh ngoài thị trường.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục