Tuyển dụng pháp chế có khó không, yêu cầu công việc ra sao?

Nhiều cử nhân ngành Luật quan tâm vị trí nhân viên pháp chế nhưng chưa rõ mô tả công việc của nhân viên pháp chế là gì, mức lương ra sao. Trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp, mời bạn đọc tìm hiểu các yêu cầu tuyển dụng pháp chế doanh nghiệp qua bài viết chi tiết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!

Chuyên viên pháp chế là gì?

tuyển dụng pháp chế
Công việc của chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế (chuyên viên pháp lý) là người chịu trách nhiệm tìm hiểu, phân tích, đưa ra các giải pháp pháp lý và hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục liên quan. Chuyên viên pháp chế là người đại diện pháp luật của công ty, giúp công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý của cơ quan chức năng. Nhờ đó, bảo vệ quyền và lợi ích và giảm thiểu những rủi ro pháp lý xảy ra trong quá trình hoạt động và hợp tác kinh doanh của công ty.

Công việc của chuyên viên pháp chế gồm những gì?

Mỗi công ty sẽ tuyển dụng pháp chế với yêu cầu công việc khác nhau, tuy nhiên, công việc của chuyên viên pháp chế thường bao gồm:

1. Phụ trách các vấn đề pháp lý của công ty

  • Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định pháp luật, thông tư, nghị định, luật,… liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty. 
  • Tham mưu và hỗ trợ tư vấn cho Ban giám đốc các vấn đề pháp lý về luật doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp hoặc liên doanh quốc tế,…
  • Giải đáp các vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn và đưa ra các giải pháp về pháp lý cho các bộ phận, phòng ban trong công ty.
  • Tiến hành nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro về pháp lý có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, đưa ra khuyến nghị, đề xuất biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời. 
  • Bảo vệ lợi ích hợp pháp và đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.

2. Xây dựng, thẩm định và quản lý các chính sách, tài liệu pháp lý của công ty 

  • Xây dựng, thẩm định và tham mưu tính hợp pháp các tài liệu, văn bản và hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm hợp đồng, thỏa thuận, đăng ký thương hiệu, bản quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thay đổi đăng ký kinh doanh,… 
  • Theo dõi những thay đổi về quy định pháp luật hiện hành và kịp thời cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý của công ty phù hợp với quy định mới.
  • Kiểm tra tính hợp pháp của các giao dịch pháp lý mà công ty thực hiện. 
  • Phối hợp với Ban giám đốc xây dựng các chính sách giám sát và quản lý nội bộ về việc triển khai, thực hiện chính sách của đội ngũ nhân sự trong công ty. Đảm bảo các chính sách nội bộ được ban hành và thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 
  • Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng pháp lý của đội ngũ nhân viên.
  • Hỗ trợ bộ phận tuyển dụng đánh giá hồ sơ ứng viên và xác định các yêu cầu pháp lý liên quan đến các vị trí tuyển dụng.

3. Quản lý các hoạt động pháp lý với đối tượng bên ngoài công ty

  • Chuẩn bị và tham gia các cuộc họp, thương lượng và đàm phán về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. 
  • Liên hệ, thực hiện giao dịch và giải quyết các vấn đề pháp lý đối với các đối tượng bên ngoài công ty theo chỉ thị của Ban giám đốc. 
  • Điều tra và giải quyết các vấn đề tranh chấp pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, tham gia các hoạt động tố tụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty theo chỉ thị của Ban giám đốc. 
  • Đại diện công ty tiến hành đàm phán, thương lượng và trao đổi với các cơ quan chính quyền, các tư vấn viên pháp luật,… để xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan.

Nhu cầu tuyển dụng pháp chế hiện nay ra sao?

tuyển dụng pháp chế
Nhu cầu tuyển dụng pháp chế ra sao, mức lương nhân viên pháp chế có cao không?

Ngành Luật là một trong những ngành mang đến các vị trí việc làm đa dạng, mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân và công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cần những chuyên viên pháp chế giải quyết vấn đề về pháp lý mà không phải thuê đơn vị ngoài.

Đi đôi với nhu cầu tuyển dụng nhân viên pháp chế chất lượng cao, các doanh nghiệp thường chi trả mức lương thưởng và chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, tỉ lệ chọi tuyển dụng pháp chế khá cao, bởi các doanh nghiệp vừa và lớn thường xuyên phát sinh công việc pháp lý mới cần đến bộ phận pháp chế. Đồng thời, phòng pháp chế trong các doanh nghiệp thường không có quá nhiều nhân sự. Do đó, nhu cầu tuyển dụng pháp chế đòi hỏi nhiều yếu tố, về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm, mức độ phù hợp và cả may mắn nữa.

Mức lương tuyển dụng pháp chế

Phần lớn các doanh nghiệp, công ty vừa và lớn sẵn sàng đầu tư mức lương hấp dẫn cho vị trí nhân viên pháp chế. 

  • Mức lương nhân viên pháp chế mới vào nghề dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. 
  • Mức lương chuyên viên pháp chế có thể lên đến 20 – 50 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, mức lương nhân viên pháp chế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng công việc, quy mô hoạt động doanh nghiệp, các chính sách lương thưởng và chế độ đãi ngộ,… của công ty tuyển dụng. Các bạn có thể tham khảo mức lương nhân viên pháp chế và thông tin tuyển dụng pháp chế trên Việc Làm 24h. 

Nhân viên pháp chế làm việc ở đâu?

Cử nhân ngành Luật quan tâm tuyển dụng pháp chế có thể làm việc tại:

  • Bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp tư nhân, các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hoặc các tập đoàn đa quốc gia.
  • Các công ty chuyên về các nghiệp vụ khác nhau của pháp luật hiện hành. 
  • Cơ quan chính phủ.
  • Các tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức phi chính phủ (NGO).
  • Các doanh nghiệp tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý. 
  • Các vị trí tuyển dụng pháp chế ngân hàng. 

Tuyển dụng pháp chế doanh nghiệp đòi hỏi những yêu cầu gì?

tuyển dụng pháp chế
Yêu cầu tuyển dụng pháp chế như thế nào, có khó không?

Kiến thức chuyên môn

Để trở thành nhân viên pháp chế không dễ, đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức cơ bản của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp như luật doanh nghiệp, luật thuế, luật về hợp đồng, luật về tài sản, luật về bất động sản,… Không những thế, bạn phải am hiểu và cập nhật liên tục các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản đã được thay thế hiệu lực, các thủ tục pháp lý,… liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty. 

Kỹ năng cần thiết của chuyên viên pháp chế

Các công ty thường đặt ra những yêu cầu nhất định cho nhân viên pháp chế sau đây:

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý: Nhân viên pháp chế cần có khả năng tư vấn và giải đáp các vấn đề pháp lý trong phạm vi tư vấn một cách đơn giản, chính xác và đầy đủ. Đồng thời, kỹ năng này giúp nhân viên pháp chế nghiên cứu, phân tích, xây dựng nội dung, soạn thảo, trình bày và rà soát các văn bản, tài liệu, báo cáo pháp lý cũng như các loại hình văn bản trong công ty đúng quy định. Kỹ năng này còn hỗ trợ nhân viên pháp chế trong quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt và thanh lý hợp đồng. 

Kỹ năng giải thích và truyền đạt các vấn đề pháp lý: Kỹ năng này giúp nhân viên pháp chế truyền đạt, giải thích các khái niệm pháp lý cho đội ngũ nhân sự các bộ phận, phòng ban và Ban giám đốc rõ ràng và dễ hiểu.

Kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục: Nhân viên pháp chế là người đại diện doanh nghiệp đưa ra phương án xử lý các vấn đề tranh chấp phát sinh tranh chấp. Trong quá trình này, kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục sẽ giúp nhân viên pháp chế trình bày và tranh luận trực tiếp trong các cuộc đối thoại pháp lý hiệu quả. 

Kỹ năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ hiệu quả: Ngoài Ban lãnh đạo công ty, nhân viên pháp chế là người đại diện doanh nghiệp tiếp xúc với các cơ quan quản lý, đối tác, phóng viên, báo chí, công chúng,… Do đó, kỹ năng này giúp nhân viên pháp chế xây dựng mối quan hệ và giúp công ty nhận được sự hỗ trợ, hợp tác tốt hơn trong quá trình hoạt động.

Kỹ năng theo dõi, tổ chức, quản lý và bảo mật các hồ sơ, văn bản và thủ tục pháp lý: Ngoài phục vụ tính chất công việc phải tiếp xúc với vô số giấy tờ và thủ tục pháp lý khác nhau, kỹ năng này giúp nhân viên pháp chế đảm bảo quá trình cập nhật các quy định, quy chế của pháp luật hiện hành đến công ty hiệu quả, kịp thời.  

Tinh thần trách nhiệm: Nhân viên pháp chế đảm bảo công ty tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định pháp luật, nhờ đó giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Các kỹ năng mềm khác cần có khi tuyển dụng pháp chế

Công việc của nhân viên pháp chế đa phần làm việc trong áp lực cao, đòi hỏi thực hiện công việc nhanh, hiệu quả và chính xác. Do đó, để vượt qua những áp lực trong công việc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao; nhân viên pháp chế phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chịu được áp lực công việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,…

Bên cạnh đó, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học, đặc biệt là kỹ năng sử dụng máy tính giúp ích là “kỹ năng sống còn” của nhân viên pháp chế. Nhờ đó, quá trình soạn thảo và xây dựng nội dung hợp đồng, báo cáo, quy định, các văn bản phục vụ nghiệp vụ quản trị, điều hành doanh nghiệp,… trở nên dễ dàng và tối ưu hơn. 

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của chuyên viên pháp chế cũng như các yêu cầu tuyển dụng pháp chế hiện nay. Các bạn có thể tham khảo mô tả công việc các vị trí tuyển dụng khác trên Việc Làm 24h để đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp nhé!

Xem thêm: Sinh viên học luật ra làm gì? 7 gợi ý công việc cực HOT bạn nên tham khảo

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục