Bật mí câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm nhà tuyển dụng không thể bỏ qua

Với cương vị nhà tuyển dụng, bạn chuẩn bị có lịch phỏng vấn quan trọng với các ứng viên tiềm năng, bạn muốn chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm để sàng lọc ứng viên dễ dàng. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm qua bài viết dưới đây nhé! 

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Bạn có biết các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm?

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm nhà tuyển dụng nên biết

Nhóm 1: Câu hỏi về giới thiệu bản thân

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Cùng tham khảo các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm

1. Giới thiệu bản thân

Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân. 

Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai.

Câu hỏi này bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của ứng viên bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. 

2. Tính cách

Hãy mô tả cho chúng tôi biết về tính cách của bạn? 

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá và quyết định sự phù hợp của ứng viên với công ty. 

3. Điểm mạnh

Điểm mạnh của bạn là gì? 

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đo lường mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của ứng viên đến nhu cầu tuyển dụng của công ty, đồng thời biết được ứng viên có dành thời gian tìm hiểu thông tin về công ty hay không. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên thành thật hay phô trương từ câu hỏi này. 

4. Điểm yếu

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Làm thế nào khi không biết các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm

Giới hạn của bạn là gì? 

Bạn nhận thấy mình còn yếu ở điểm gì?

Trong thực tế, ít ai muốn nói về những khuyết điểm của bản thân. Câu hỏi này được đặt ra không phải để kiểm tra xem ứng viên có thành thật hay không. Ở đây, nhà tuyển dụng sẽ thử thách sự bình tĩnh của ứng viên và đánh giá cách ứng viên đưa ra câu trả lời biến yếu điểm cá nhân thành có lợi cho công việc hoặc sửa chữa những thiếu sót bằng công việc cụ thể.

5. Sở thích

Sở thích của bạn là gì?

Bạn có những hoạt động giải trí nào?

Bạn có thường xuyên đọc sách? Thể loại sách bạn hay đọc là gì? 

Nếu ứng viên đề cập đến sở thích cá nhân, nhà tuyển dụng có thể biết được sở thích của ứng viên liên quan đến hình thức thư giãn, thoải mái tinh thần hay là cập nhật các kiến thức chuyên môn. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra sở thích hằng ngày của bạn có gắn liền với tính chất công việc hay không. 

Nhóm 2: Câu hỏi về thành tích mà ứng viên đã đạt được 

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm 

Bạn tự tin có thể mang đến cho chúng tôi những gì mà các ứng viên khác không có? 

Bạn đã từng gặt hái được những thành công nào? 

Hãy kể lại những thành công nổi bật của bạn trong công việc gần đây nhất. 

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xác định các kỹ năng mềm và kinh nghiệm của ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu được những thành công trong quá khứ của ứng viên.

Nhóm 3: Câu hỏi về thông tin công ty

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này? 

Bạn muốn biết điều gì về công ty? 

Vì sao bạn lại chọn làm việc tại công ty của chúng tôi?

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời để biết ứng viên có thực sự quan tâm và tìm hiểu về công ty trước khi tham gia phỏng vấn không. Đồng thời, câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng ứng viên tiếp xúc với thông tin tuyển dụng qua nguồn nào. 

Nhóm 4: Câu hỏi về năng lực ứng viên  

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm là nhân tố không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn

Năng lực cá nhân nào mà bạn nghĩ sẽ giúp bạn đạt được thành công tại tại công ty chúng tôi? 

Trong bao lâu thì bạn có thể đóng góp cho công ty? 

Trách nhiệm của bạn đối với công ty ra sao?

Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn như thế nào? 

Câu hỏi này nhằm xác định năng lực, sự tự tin cũng như tinh thần cống hiến của ứng viên có đủ đáp ứng định hướng phát triển của công ty. 

Nhóm 5: Câu hỏi về mức lương mong muốn

Bạn mong muốn mức lương như thế nào? 

Theo nhận định của bạn, mức lương phù hợp với vị trí này là bao nhiêu? 

Nhà tuyển dụng có thể cùng đàm phán về lương bổng với ứng viên, miễn sao phù hợp với ngân sách công ty có thể chi trả cho vị trí cần tuyển dụng là được. 

Xem thêm: Hợp đồng thử việc là gì? Lương trong hợp đồng thử việc được tính như thế nào?

Nhóm 6: Câu hỏi về kinh nghiệm làm việc

Điều gì là quan trọng nhất với bạn trong công việc? 

Bạn có cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu vị trí này không?

Câu hỏi này xác định mục đích ứng tuyển của ứng viên có nghiêm túc với công việc hay sẽ nghỉ việc khi có cơ hội tốt hơn. Đồng thời nhà tuyển dụng sẽ nắm được ứng viên có phải là người tích cực trong công việc hay không. 

Nhóm 7: Câu hỏi về công việc gần đây

Vì sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại? 

Trong công việc gần đây nhất, điều gì khiến bạn hài lòng và không hài lòng?

Bạn có nhận xét gì về công ty/cấp trên/đồng nghiệp/môi trường làm việc cũ? 

Bạn nghĩ gì về cấp trên trước đây? 

Nếu chúng tôi liên hệ với người cấp trên trước đây, họ sẽ cho chúng tôi biết gì về điểm mạnh và điểm yếu của bạn? 

Nhà tuyển dụng sẽ biết được lý do ứng viên nghỉ việc tại công ty cũ, đồng thời xem xét ứng viên có phải người nhảy việc vì những mâu thuẫn đã xảy ra hay thực sự mong muốn có những bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Bên cạnh đó, một ứng viên luôn đánh giá cao công ty, sếp, đồng nghiệp và môi trường làm việc cũ chứng tỏ sự tôn trọng và lịch thiệp của họ.

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm

Bạn đã quản lý bao nhiêu nhân viên trong vị trí công việc gần đây nhất? 

Hãy cho chúng tôi biết thêm về những việc bạn đã làm khi là người lãnh đạo? 

Bạn nghĩ rằng cấp dưới nghĩ sao về mình? 

Trong câu trả lời này, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra những điểm mạnh, kỹ năng và năng lực lãnh đạo, quản lý đội nhóm của ứng viên có thành thật như trên CV ứng tuyển không. 

Xem thêm: Cách làm CV cho sinh viên mới ra trường, giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng

Tại sao bạn không tìm công việc mới sau nhiều tháng? 

Câu hỏi này được đặt ra nhằm đánh giá cách ứng viên đón nhận vấn đề riêng tư như thế nào. 

Nêu lên những thành quả thể hiện sự sáng tạo của bạn ? 

Nhà tuyển dụng xác định những thành công mà ứng viên cung cấp có tương quan với giá trị và vị trí mà công ty đang tìm kiếm hay không.

Nhóm 8: Câu hỏi về phong cách làm việc 

Không thể bỏ qua các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm

Hãy cho chúng tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà bạn đã thất bại và nguyên nhân tại sao? 

Giúp nhà tuyển dụng đưa ra đánh giá về phong cách làm việc dựa vào mô tả về những trở ngại trong công việc mà ứng viên đã tìm cách vượt qua nó bằng năng lực của mình.

Làm thế nào bạn vượt qua áp lực và hoàn thành công việc đúng thời hạn? 

Hãy trình bày một tình huống khiến bạn áp lực trong công việc?

Câu hỏi này chứng tỏ khả năng làm việc của ứng viên dưới áp lực cao và khả năng hoàn thành đúng thời hạn của bạn.

Hãy mô tả một số trường hợp khiến bạn bị phê bình trong công việc? 

Bạn học được gì từ những sai lầm của mình? 

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng giữ bình tĩnh của ứng viên khi lập kế hoạch khắc phục những sai sót xảy ra trong công việc. Đồng thời, xác định ứng viên có phải người tích cực và biết cách biến sai sót thành chất xúc tác để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong công việc hay không. 

Nhóm 9: Câu hỏi giải quyết tình huống

Phong cách quản lý của bạn là gì? 

Tìm hiểu các cách thiết lập mục tiêu trong công việc của ứng viên tương ứng với các kỹ năng mềm được sử dụng để tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên.

Mô tả một vài trường hợp bạn gặp phải khó khăn trong việc quản lý và cách giải quyết. 

Là một nhà quản lý, bạn đã từng sa thải nhân viên nào chưa? Nếu có, hướng giải quyết của bạn là gì?

Theo bạn, nhiệm vụ nào gây khó khăn nhất đối với nhà quản lý?

Những câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu cách ứng viên giải quyết tình huống, cách quản lý nhân viên và kỹ năng xây dựng tinh thần đồng đội.

Nếu được nhận vào vị trí này, bạn sẽ mang đến sự thay đổi gì cho công ty? 

Đây là câu hỏi hóc búa giúp nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng sáng tạo, phán đoán tình hình và tinh thần cống hiến của ứng viên.

Xem thêm: 3 câu hỏi độc đáo nhận diện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên

Nhóm 10: Câu hỏi thảo luận

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Liệu có nên đặt các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm?

Bạn nhìn nhận như thế nào về xu hướng ngành xxx trong tương lai? 

Nhà tuyển dụng và ứng viên có thể cùng nhau thảo luận về những vấn đề tương lai, kinh tế, thị trường hay các bước tiến mà ngành nghề công ty đang theo đuổi,…. Qua đây nhà tuyển dụng có thể nhận ra góc nhìn của ứng viên để phán đoán ứng viên có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược hay không

Theo bạn như thế nào là môi trường làm việc lý tưởng? 

Đây chính là câu hỏi mà ứng viên chia sẻ một số kinh nghiệm riêng của bản thân để góp phần xây dựng ngũ nhân sự

Nếu được lựa chọn, bạn sẽ quyết định môi trường làm việc tại công ty như thế nào? Vì sao?

Đâu là công việc hoặc công ty mà bạn đang cân nhắc đến trong thời gian gần đây?

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá công việc mục tiêu có điều gì thu hút ứng viên. Một ứng viên khéo léo sẽ liên hệ đến môi trường làm việc tại công ty để chứng tỏ cơ sở chọn công việc tại đây là đúng đắn. 

Điều gì tạo động lực cho bạn trong công việc? 

Nhà tuyển dụng xác định được những nền tảng nhận định của ứng viên về công việc như hoàn thành mục tiêu của công ty, khả năng vượt qua các khó khăn trong công việc,…

Bạn nghĩ sao nếu phải đi công tác thường xuyên?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có sẵn sàng tham gia các chuyến công tác của công ty hoặc bạn có gặp phải vấn đề gì khi đi công tác không.

Nhóm 11: Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm không thể thiếu mục tiêu nghề nghiệp

Bạn có tham vọng gì trong tương lai? 

Bạn dự định phấn đấu đạt được vị trí nào trong 5 năm tới?

Kế hoạch trong 5 năm tới của bạn là gì?

Mục tiêu lâu dài của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng sẽ xác định định hướng nghề nghiệp của ứng viên là gì, đồng thời mục đích ứng viên hướng tới có phù hợp với hướng đi của công ty hay không. 

Nhóm 12: Tạo cơ hội để ứng viên đặt câu hỏi

Bạn có muốn đặt câu hỏi cho chúng tôi không?

Bạn còn điều gì chưa hiểu về công việc xxx không?

Ngoài ra, câu hỏi này còn giúp nhà tuyển dụng các thắc mắc của ứng viên như chế độ bảo hiểm, mức thu nhập,… 

Kết luận

các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Bạn đã biết các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm?

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm được sử dụng phổ biến trong các buổi phỏng vấn để sàng lọc ứng viên tiềm năng dễ dàng. Nhà tuyển dụng có thể tham khảo những câu hỏi này và linh hoạt đặt vấn đề với ứng viên.

Nhờ đó, bạn hoàn toàn làm chủ buổi phỏng vấn và đánh giá năng lực thực sự của ứng viên để “săn” đúng nhân tài vào đội ngũ nhân sự của công ty. Đương nhiên điều cần nhất vẫn là sự tự tin, linh hoạt và chuyên nghiệp để buổi phỏng vấn diễn ra thật cởi mở cũng như gặt hái được kết quả như mong đợi. 

Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục