Cách tuyển dụng nhân viên qua ứng xử giao tiếp của người xin việc

Cách ứng xử khi phỏng vấn của mỗi ứng viên luôn được các công ty coi trọng, bởi đây là những thuộc tính cá nhân, rất khó để đào tạo nhân viên. Bằng việc tập trung vào các đặc điểm ứng xử, phẩm chất của ứng viên, công ty có thể tìm ra những ứng viên phù hợp với văn hóa, thương hiệu của công ty. Khi trở thành nhân viên, ứng viên đó chính là bộ mặt thương hiệu của công ty, chính vì vậy, việc chú ý đến các ứng xử giao tiếp của ứng viên không bao giờ thừa.

cach-tuyen-dung-nhan-vien-qua-ung-xu-giao-tiep-cua-nguoi-xin-viec-hinh-anh-1
Để bắt tay hợp tác bạn cần tìm hiểu ứng xử giao tiếp – phẩm chất – của người xin việc

Bạn có thể thử ứng viên của mình qua những bài kiểm tra tính cách, sau đó đánh giá hành vi ứng xử của người xin việc. Tuy nhiên 5 bước tuyển dụng dưới đây cũng vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí đấy.

1. Nói rõ ràng với ứng viên về những mong đợi của bạn

Bạn đưa ra những thông tin rõ ràng về những phẩm chất của nhân viên mà bạn đang muốn tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên. Tất nhiên, khi nghe được bạn muốn có một nhân viên chẳng hạn “nói ít làm nhiều”, “chịu khó giao tiếp”… các ứng viên sẽ nói ngay là họ có thể làm được như vậy. Nhưng với định hướng này, trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ dễ tìm kiếm ứng viên không chỉ có chuyên môn giỏi mà còn phù hợp với văn hóa công ty bạn đấy.

2. Chủ động tìm kiếm ứng viên có ứng xử tốt

Không chỉ trông đợi vào những bộ hồ sơ xin việc xa lạ, bạn hãy chủ động quan sát những người xung quanh – ứng viên tiềm năng để tìm kiếm người có ứng xử phù hợp với tiêu chí bạn mong muốn và đề nghị họ ứng tuyển.

3. Chú ý khai thác con người thực sự phía sau đơn xin việc

Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải là người có tầm nhìn bao quát, có sự sâu sắc tinh tế. Bạn hãy xem xét các phẩm chất cá nhân mà ứng viên thể hiện trong sơ yếu lý lịch thông qua quá trình hoạt động của ứng viên. Ngoài ra, đặt những câu hỏi phỏng vấn để ứng viên bộc lộ những phẩm chất cá nhân của họ mà bạn đang tìm kiếm. Bất cứ phẩm chất nào mà bạn tìm kiếm ở ứng viên, chìa khóa là hãy nhìn xa hơn những điều được viết trong lý lịch và tìm kiếm nhiều hơn những manh mối về tính cách ở một ứng viên phù hợp.

4. Ngầm quan sát ứng viên

cach-tuyen-dung-nhan-vien-qua-ung-xu-giao-tiep-cua-nguoi-xin-viec-hinh-anh-2
Ngầm quan sát ứng viên sẽ giúp bạn đánh giá khách quan ứng viên đó có phù hợp với văn hóa công ty hay không

Hãy để ứng viên nghĩ rằng không có ai theo dõi họ, họ sẽ bộc lộ phẩm chất cá nhân rõ nét nhất. Bạn có thể quan sát ứng viên đã giao tiếp như thế nào khi đến gặp tiếp tân, khi ngồi chờ phỏng vấn anh/cô ta đã giao tiếp với các ứng viên khác như thế nào. Sử dụng thủ thuật này sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên có thực sự phù hợp với văn hóa công ty hay không.

5. Cho ứng viên quan sát và tiếp xúc những nhân viên đang làm việc

Điều này giúp các ứng viên nắm rõ được việc họ cần làm, sẽ phải làm, góp phần giúp ứng viên có cái nhìn thực tế về công việc, từ đó tránh tình trạng không hài lòng, hối hận sau khi nhận việc.

Ngoài ra, đây cũng là cách để ứng viên hòa nhập với các nhân viên khác, bộc lộ những phẩm chất cá nhân thông qua sự giao tiếp với nhân viên đang làm việc, từ đó giúp các nhân viên cũ và mới thành một tổng thể. Bí quyết này giúp công ty bạn hòa hợp và phát triển dù các nhân viên được tuyển vào các thời điểm với vốn kinh nghiệm, kỹ năng không tương đồng với nhau.

Trên đây là cách tuyển dụng nhân viên qua ứng xử giao tiếp của người xin việc, các bạn hãy chú ý tham khảo nhé. Chúc các bạn sớm tìm được nhân viên ưng ý.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục