Công sở Việt Nam: Cứ 3 người làm thì 1 người phá, toàn từ 19-31 tuổi

Cụ thể là nếu xét về ngành nghề, Giáo dục-Đào tạo là ngành có tỉ lệ “nhân viên zombie” cao nhất trong môi trường công sở Việt Nam. Tiếp sau là các ngành Internet/thương mại điện tử, Dầu khí/Năng lượng, Dịch vụ/Tư vấn, Quảng cáo/Truyền thông.

Không gắn kết và cũng không có ý định ra đi

Bất cứ lãnh đạo nào cũng mong muốn tất cả nhân viên gắn kết và cống hiến hết mình. Thế nhưng, có một thực tế không chỉ tồn tại ở công sở Việt Nam mà còn trong tất cả tổ chức là luôn có một nhóm nhân viên không gắn kết, làm việc thiếu hiệu quả.

Trong khi các cuộc họp bàn về chiến lược giữ chân nhân tài vẫn diễn ra từng ngày, thì có một bài toán ngược của vấn đề này hiện chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đó là ngày càng có nhiều nhân viên không gắn kết và cũng không có ý định ra đi.

cong-so-viet-nam-cu-3-nguoi-lam-thi-1-nguoi-pha-toan-tu-19-31-tuoi-hinh-anh-1
Ngày càng có nhiều nhân viên không gắn kết và cũng không có ý định ra đi (ảnh minh họa)

Zombie công sở

Nhóm đối tượng trên được gọi với cái tên là “Zombie công sở”. Chúng gây ra bài toán khó với tất cả các nhà quản lý và tuyển dụng, nhưng cũng là thách thức đầy tính nhân văn, ẩn chứa nhiều cơ hội tối đa hóa hiệu suất cho tổ chức, doanh nghiệp.

Tại môi trường công sở Việt Nam, có tới 39% nhân lực được cho là thiếu gắn kết với công ty chủ quản, gây thất thoát 11,7% hiệu suất làm việc. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng này là đi làm nhưng không nỗ lực làm, cũng không có ý định nghỉ việc. Nguy hiểm hơn, họ còn “đánh bại” những nhân viên khác bằng thái độ và hành vi tiêu cực.

Trung bình cứ 4 nhân viên trong doanh nghiệp thì có 1 “Zombie công sở”. Đáng báo động hơn, nhóm đối tượng này chủ yếu là Gen Y (các bạn trẻ sinh từ 1986 đến 1998).

Cách điều trị nhân viên “Zombie”

CEO Anphabe, Thanh Nguyễn cho rằng để điều trị tận gốc chứng “zombie”, các doanh nghiệp cần tuân thủ 3 bước sau đây:

Xét nghiệm và xác định phác đồ điều trị

Ngoài việc khảo sát chỉ số gắn kết định kỳ, Nhân sự & Quản lý tại công sở Việt Nam cần thường xuyên định vị những trường hợp mất gắn kết hoặc rủi ro cao. Từ đó có những cách thức tìm hiểu tường tận căn nguyên.

Điều trị đặc hiệu

Vấn đề của Zombie là làm việc không hết sức. Để họ thoát khỏi tình trạng “thành tích dưới mức mong đợi” thì chúng ta cần áp dụng bộ đôi “Tạo sức ép và Tạo động lực”.

cong-so-viet-nam-cu-3-nguoi-lam-thi-1-nguoi-pha-toan-tu-19-31-tuoi-hinh-anh-2
Cần áp dụng bộ đôi “tạo sức ép và tạo động lực” (ảnh minh họa)

Theo dõi, đánh giá kết quả

Mục đích của chúng ta không phải là đuổi họ đi mà là làm họ hạnh phúc và gắn kết trở lại. Dù là ép buộc hay thúc đẩy thì cách tiếp cận cần nhân văn và chân thành. Ngoài ra, việc theo dõi và đánh giá thường xuyên cũng đặc biệt quan trọng.

Nói về chứng “Zombie” tại công sở Việt Nam, CEO Anphabe nhấn mạnh: “Hành trình gắn kết cần sự kiên quyết, kiên trì, kiên định từ mỗi người đi làm cùng với cái tâm, cái tầm của nhà quản lý. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là tìm ra chất xúc tác phù hợp để khuyến khích nhân viên tự nỗ lực một cách tự nguyện nhiều hơn cũng như cung cấp cho họ đủ lý do để gắn kết và không còn là “khách” tại nơi làm việc”.

Theo Trí thức trẻ

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục