Tại sao những nhân sự tài năng không gắn bó lâu dài cùng bạn?

Với các nhà lãnh đạo toàn cầu, hơn ai hết họ hiểu được tầm quan trọng của nhân viên trung thành với tổ chức là như thế nào.Ngoài việc tuyển người tài, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo còn vô cùng quan trọng ở khâu giữ chân nhân sự. Một nhân viên tâm huyết có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư và góp phần hình thành văn hóa công ty hiệu quả hơn rất nhiều so với các nhân viên giỏi nhưng nhanh chóng nhảy việc. Vậy, câu hỏi đặt ra với các nhà lãnh đạo là, tại sao những nhân sự tài năng không gắn bó lâu dài cùng bạn? Sau đây là 6 bí quyết quản lý giúp bạn xây dựng mối quan hệ và gắn kết cùng nhân viên, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!

6 bí quyết quản lý giúp bạn xây dựng mối quan hệ và gắn kết cùng nhân viên!

1. Đừng chỉ soi mói vào lỗi sai của nhân viên

Bạn cần nhớ rõ, nhân viên của bạn không chỉ là những người lao động, họ là con người và cần có sự tương tác qua lại, làm việc – được công nhận. Nếu bạn muốn bắt kịp các chỉ số mục tiêu tăng trưởng và hoàn thành chiến lược đúng kế hoạch để trình cấp trên, điều đầu tiên bạn cần quán triệt không phải nằm ở thị trường và đối tác bên ngoài, mà đó chính là những nhân sự cấp dưới đang làm việc cùng bạn. Nếu không có sự đóng góp từ cấp dưới, người lãnh đạo sẽ chịu rất nhiều áp lực và trách nhiệm.

nhân sự tài năng không gắn bó
Việc bạn chăm chăm vào các điểm tiêu cực của cấp dưới là sai lầm dễ nhận thấy nhất khiến nhân viên không còn đủ kiên nhẫn làm việc lâu dài cho công ty.

Hãy thôi tập trung vào những điểm yếu của nhân viên bạn, thay vì đó hãy quan sát và phát hiện những điểm mạnh khác, những suy nghĩ cấp tiến hay tinh thần đóng góp của nhân sự. Việc bạn chăm chăm vào các điểm tiêu cực của cấp dưới là sai lầm dễ nhận thấy nhất khiến nhân viên không còn đủ kiên nhẫn làm việc lâu dài cho công ty.

2. Tạo môi trường làm việc để hạn chế tình trạng nhân sự tài năng không gắn bó

Rõ ràng chúng ta rất mong đợi vào sự chủ động và tự chủ của nhân viên trong công việc, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta hạn chế họ trong việc tiếp cận các phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Việc tạo cơ hội để nhân viên có đủ các phương tiện cần thiết có thể giúp họ cảm thấy được tôn trọng và cấp trên không “đánh đố”, “chèn ép” hay “che giấu” điều gì với nhân viên cả. Nếu bạn cho nhân viên mình một môi trường đủ tốt để phát huy hiệu quả công việc, bạn sẽ nhận lại được thành quả tương ứng và tinh thần làm việc tốt hơn.

Xem thêm: Làm thế nào để tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên?

3. Hãy truyền đạt rõ ràng về những gì công ty mong đợi ở nhân viên

Các cấp dưới của bạn sẽ không thể làm việc có năng suất và hiệu quả nếu như họ không thấy được động lực, mục tiêu công việc và quan trọng nhất là tương lai của chính mình khi làm việc tại đây. Rất nhiều nhân sự đã thừa nhận rằng lương bổng là yếu tố quan trọng nhưng không quyết định việc họ có cộng tác lâu dài với doanh nghiệp hay không. Do đó, bạn cần phải rất rõ ràng về các mục tiêu của họ trong tương lai và chế độ đãi ngộ tương xứng với cấp dưới của mình.

nhân sự tài năng không gắn bó
Hãy truyền đạt rõ ràng về giá trị và quan điểm của công ty và công ty định nghĩa sự thành công như thế nào.

4. Nguyên nhân khiến nhân sự tài năng không gắn bó vì mất mục tiêu, lý tưởng công việc

Trong quá trình làm việc, bạn hãy bày tỏ sự quan tâm của mình với “tình trạng” của nhân viên, không chỉ trong công việc mà cả bên ngoài giờ làm nữa. Ở đây không phải là chúng ta kết thân với nhân viên và dành thời gian công việc cho những buổi nói chuyện riêng, ở vị trí lãnh đạo nhân viên, bạn vừa phải quan tâm đến họ song cũng phải giữ lại sự nghiêm túc đủ để tạo ra một giới hạn nhất định. Những hành động này có thể là chiêu đãi nhân viên một bữa ăn, cùng uống nước vào giờ nghỉ trưa hoặc trả giúp một cuốc taxi chẳng hạn.

Xem thêm: Employee Attrition: Hao mòn lao động có ý nghĩa gì trong quản trị nhân sự

5. Thường xuyên hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên

Có thể bạn sẽ nghĩ, việc hỏi ý kiến đánh giá nhân viên và các phản hồi công việc là điều khá khó khăn với vai trò nhà quản lý, tuy nhiên đây chỉ là suy nghĩ của các thế hệ trước đó. Nhà lãnh đạo trong thời đại mới cần biết rằng, không phải ai cũng hoàn hảo trong mọi tình huống cả, và có những lúc nhân viên của bạn – người trực tiếp công tác tại hiện trường – lại có cái nhìn thực tế hơn bất kì ai khác. Do đó, ngoài các lợi ích cho công việc, cách bạn hỏi thăm ý kiến từ nhân viên sẽ cho thấy rằng bạn là người biết lắng nghe và nhân viên của mình cảm thấy được tôn trọng. Hãy đảm bảo rằng đây là một công việc trong cách bạn xử lý mối quan hệ giữa người với người, do đó hãy thật sự tôn trọng và ghi nhận ý kiến đóng góp từ người khác.

nhân sự tài năng không gắn bó
Hãy thường xuyên hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc của bạn.

6. Hãy thưởng và công nhận nhân viên chính là bí quyết giúp hạn chế tình trạng nhân sự tài năng không gắn bó

Trong công việc, ngoài những lời khen ngợi hoặc công nhận nhân viên, bạn cần duy trì thói quen thưởng nóng hoặc thưởng nguội cấp dưới của mình vào mỗi dự án đạt kết quả cao (và kể cả các dự án không may mắn cũng vậy, miễn là bạn nhìn ra được sự cố gắng của nhân viên mình). Đây không phải là khoản thưởng “phải có” từ công ty đưa xuống, mà là của riêng bạn dành cho đội ngũ đã cố gắng vì phòng ban của mình. Phần thưởng này có thể không có giá trị quá lớn nhưng là một lời khẳng định “ngầm” mà chắc chắn về năng lực của nhân viên trong thời gian qua.  

Tóm lại, bạn cần lưu ý rằng nhân viên là tài sản giá trị nhất trong công ty, chính từ những nhân sự này và những đóng góp của họ mới có thể hoàn thiện các dự án và ra được các chiến lược phát triển lâu dài. Do vậy, ở vị trí lãnh đạo bạn cần quan tâm đến họ và đảm bảo cấp dưới của mình được tôn trọng, đóng góp của họ có giá trị để có thể để hạn chế tình trạng nhân sự tài năng không gắn bó lâu dài cho công ty.

Xem thêm: Nhà tuyển dụng cần làm gì khi năng lực ứng viên chênh lệch với CV?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục