Vì sao nhân viên Nhật không về trước sếp dù đã hết giờ làm việc?

Văn hóa sinh hoạt cộng đồng, đội nhóm

Nề nếp là một phần của văn hóa sinh hoạt cộng đồng, đội nhóm rất đặc trưng của người Nhật. Khi đã là thành viên trong một tập thể cùng làm các công việc của công ty, thì công việc của mỗi người sẽ là một phần trong phần việc chung của công ty. Do đó, mọi người sẽ làm cùng nhau, hướng dẫn và trợ giúp lẫn nhau không dể cho các thành viên phải bơ vơ gồng gánh công việc quá sức.

vi-sao-nhan-vien-nhat-khong-ve-truoc-sep-du-da-het-gio-lam-viec-hinh-anh-1
Người Nhật rất coi trọng văn hóa đội nhóm

Trong môi trường việc làm tại công ty Nhật, khi công việc bạn đảm nhận quá nhiều các thành viên trong nhóm sẽ đề nghị bạn san sẻ công việc hoặc bạn sẽ đề nghị sự giúp đỡ. Tuyệt đối, không ôm nhiều việc tới lúc quá hạn và không hoàn thành công việc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc không những của bạn mà còn cả tập thể. Do đó, hãy nhờ sự trợ giúp từ các đồng nghiệp nếu như bạn cảm thấy nó quá nhiều và không thể hoàn thành.
Đối với người Nhật, họ có lòng tự trọng rất cao và rất ngại làm phiền người khác, hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác trong khi mình có thể tự làm được. Tuy nhiên, trong công việc tập thể họ sẵn sàng bỏ qua cái tôi để hướng đến mục tiêu chung của tập thể. Đây là điều đáng khâm phục và cần phải học hỏi cách hành xử mang tính cộng đồng đó.

Tôn trọng thứ bậc

Tại công sở, việc không bỏ về trước cấp trên cho thấy sự tôn trọng thức bậc của nhân viên. Trong công ty Nhật không ai cấm bạn về trước khi đã hoàn thành công việc, tuy nhiên trong khi các đồng nghiệp và sếp vẫn đang cặm cụi làm việc, trước khi ra về bạn hãy lịch sự hỏi xem mình có giúp được gì cho mọi người hay không, nếu không hãy xin phép về trước. Trong thực tế, dù bạn có đề nghị nhưng mọi người vẫn có thể làm được trong khả năng thì sẽ không làm phiền tới bạn.

vi-sao-nhan-vien-nhat-khong-ve-truoc-sep-du-da-het-gio-lam-viec-hinh-anh-2
Làm việc ở công ty Nhật, bạn phải tôn trọng thứ bậc

Nếu bạn thực sự có việc phải về, không thể ở lại giúp mọi người, thì hãy cho mọi người biết nguyên nhân rồi về tránh trường hợp về luôn sẽ khiến cho mọi người có cảm giác bị bỏ rơi, không được thoải mái, ví dụ như: “Em có việc…, công việc hôm nay cũng đã xong nên xin phép cho em thất lễ đi về trước”. Cũng đừng quên nói câu “Hôm nay mọi người đã vất vả nhiều rồi” với mọi người trong công ty để khép lại một ngày làm việc trước khi đi ra khỏi phòng bạn nhé!

Chúc các bạn có được những thông tin hữu ích trong môi trường việc làm ở các công ty Nhật, để có thể hiểu và hòa nhập tốt hơn khi làm việc.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục