Đạo đức nghề nghiệp: Bí quyết tạo dựng danh tiếng của các công ty hàng đầu

Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp (work ethic) là yếu tố cần thiết để mỗi cá nhân tạo dựng sự nghiệp. Đồng thời cũng rất quan trọng cho tổ chức khi thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên và nâng cao danh tiếng của công ty. Vậy đạo đức nghề nghiệp là gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đây là những nguyên tắc, giá trị và niềm tin ảnh hưởng đến cách một người cư xử và đưa ra quyết định trong công việc. Đối với mỗi ngành nghề và tổ chức sẽ có những chuẩn mực, quy tắc về đạo đức nghề nghiệp riêng biệt. Chẳng hạn như Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên, Chuẩn mực đạo đức của kiểm toán…

Đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sự hài lòng trong công việc và danh tiếng, uy tín của công ty.

Theo cuộc khảo sát do ZipDo thực hiện, có tới 83% nhân viên xem đạo đức là đặc điểm cực kỳ quan trọng. Dữ liệu trên là minh chứng cho tầm quan trọng của yếu tố này trong môi trường làm việc ngày nay.

đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp tiếng Anh là gì – Work Ethic.

Tại sao đạo đức nghề nghiệp lại quan trọng?

Work ethic có vẻ như liên quan đến yếu tố cá nhân nhiều hơn, nhưng đối với bộ phận nhân sự, việc biết đạo đức nghề nghiệp là gì và tác động như thế nào đến tổ chức là điều quan trọng. 

Đầu tiên, đóng vai trò là hình mẫu hành vi cho cách làm việc đúng đắn. Đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy văn hóa làm việc hiệu quả. Những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt thường sẽ có động lực hơn và vượt xa các đồng nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu. Họ chính là tấm gương để mọi người noi theo cũng như làm việc chăm chỉ hơn. 

Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp kém có thể dẫn đến mất động lực, làm việc kém hiệu quả, thậm chí tỷ lệ nghỉ việc cao. Do đó, điều quan trọng là doanh nghiệp cần theo dõi và điều chỉnh bộ quy tắc nghề nghiệp của công ty, bộ phận hoặc của từng nhân viên cụ thể.

đạo đức nghề nghiệp
Nhân viên có đạo đức tốt sẽ là tấm gương để người khác học hỏi và cùng nhau thành công.

Lợi ích của việc xây dựng được đạo đức nghề nghiệp tốt trong tổ chức là gì?

1. Tạo môi trường làm việc tôn trọng, công bằng

Nhân viên có đạo đức tốt sẽ thể hiện bản thân là người luôn chuyên nghiệp trong cách làm việc, ứng xử. Họ tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên và những người mà họ tiếp xúc. Điều này không chỉ giúp xây dựng hình ảnh cho tổ chức mà còn tạo ra môi trường làm việc tích cực – điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn.

Xem thêm: 7 lời khuyên để đảm bảo công tư phân minh trong môi trường làm việc

2. Năng suất cao hơn

Những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ luôn đặt trách nhiệm, công việc lên trên các hoạt động vô bổ khác. Họ sở hữu động lực làm việc cao vì có đủ sự hài lòng trong công việc để hoàn thành mọi nhiệm vụ và biết cách cân bằng cuộc sống – công việc. Ngoài ra họ luôn tự hào về công việc của mình, không nề hà bất kỳ nhiệm vụ khó nào cũng như không cản trở tiến trình làm việc của đồng nghiệp. Chính những điều này sẽ tạo ra năng suất cao và truyền cảm hứng cho người khác trong tổ chức. 

3. Xây dựng nguồn nhân tài cho tổ chức

Những nhân viên thể hiện đạo đức tốt cũng sẽ tiếp tục cống hiến khi họ thăng tiến trong sự nghiệp. Người quản lý giỏi sẽ tạo ra nhân viên giỏi. Do đó, việc tuyển dụng và giữ chân được nhân viên có đạo đức tốt là lợi thế và nền tảng để có được tài sản lớn nhất là nguồn nhân lực chất lượng.

đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp giúp xây dựng một tập thể có hiệu suất làm việc cao.

Xem thêm: Cần lưu ý gì khi chiêu mộ, săn lùng nhân tài từ công ty đối thủ?

5 yếu tố chính trong bộ đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp được xây dựng dựa trên 5 yếu tố chính, bao gồm:

1. Chính trực

Điều này đòi hỏi phải trung thực, có đạo đức và đáng tin cậy trong mọi nhiệm vụ, công việc. Đó là làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai theo dõi. 

2. Trách nhiệm

Yếu tố này đề cập đến khả năng hành động, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả dù thành công hay thất bại.

3. Năng lực

Năng lực liên quan đến việc phấn đấu, cố gắng để đạt hiệu quả cao hay thành tích xuất sắc và tự hào về công việc của mình.

4. Kỷ luật

Là việc thể hiện sự cam kết, kiên trì và tự chủ trong việc đạt mục tiêu của bản thân.

5. Tinh thần đồng đội

Tinh thần đồng đội thể hiện qua cách làm việc hiệu quả với đồng nghiệp để đạt mục tiêu chung.

Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để đẩy hiệu suất nhóm lên đỉnh cao?

đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp góp phần tạo ra môi trường làm việc đáng mơ ước.

Doanh nghiệp làm thế nào để xây dựng và phát triển ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp?

1. Các nhà lãnh đạo, quản lý phải làm gương đạo đức nghề nghiệp

Cấp trên chính là hình mẫu hoàn hảo nhất vì mọi người thường nhìn vào cấp trên để học hỏi và noi theo. Do đó, nếu muốn xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức, đòi hỏi ban lãnh đạo phải là những người đi đầu và cho nhân viên thấy giá trị bằng cách thể hiện bằng hành động và lời nói. Đồng thời khuyến khích các cấp quản lý ở các phòng ban cũng thực hiện để truyền cảm hứng cho nhân viên.

2. Tổ chức đào tạo và tương tác theo nhóm

Xu hướng của đa số nhân viên là có động lực hơn khi làm việc theo nhóm. Do đó, doanh nghiệp có thể tổ chức hội thảo, các buổi training có những hoạt động làm việc nhóm để tạo ra môi trường làm việc tích cực. Đồng thời còn thúc đẩy nhân viên cố gắng và trau dồi những kỹ năng mới.

đạo đức nghề nghiệp
Mọi người làm việc chăm chỉ hơn khi họ cảm thấy mình là một phần của nhóm.

3. Tổ chức các hoạt động ghi nhận phản hồi

Mục đích của việc này là để bộ phận nhân sự và ban lãnh đạo biết nhân viên cảm thấy thế nào về công ty. Bạn có thể chọn hình thức là phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm hoặc khảo sát ẩn danh. Điều quan trọng nhất là nhận được phản hồi trung thực. Từ kết quả nhận được, bạn có thể biết liệu có sự thiếu đạo đức nào trong toàn công ty, ở một số bộ phận hay cá nhân không. Từ đó có những giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này.

4. Trao đổi 1-1

Nếu xuất hiện vấn đề ở một vài cá nhân, bạn nên giải quyết càng sớm càng tốt nhưng hãy thật chuyên nghiệp. Đừng đối đầu với nhân viên trước mặt đồng nghiệp của họ. Thay vào đó, bạn nên đề nghị nói chuyện riêng, trao đổi trực tiếp để hiểu vấn đề mà họ đang gặp phải và cùng đưa ra giải pháp.

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp lôi cuốn khiến sếp muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn!

5. Giữ thái độ chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp

Tính chuyên nghiệp chính là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp. Hãy nhớ rằng đạo đức tốt cho thấy bạn rất tự hào về công việc của mình và có động lực để luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều đó cũng có nghĩa bạn xem mình là một phần của tổ chức, muốn thể hiện tốt nhất ở nơi làm việc cùng với các đồng nghiệp. 

Bạn không bao giờ hành động theo cách tạo ra môi trường thù địch, xung đột hay mang đến sự tiêu cực cho đồng nghiệp. Bạn đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng, đồng cảm mà bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhận từ người khác. Khi bản thân mỗi người đều tự rèn luyện, trau dồi sẽ tạo nên hiệu ứng cánh bướm và xây dựng môi trường làm việc đáng mơ ước.

đạo đức nghề nghiệp
Mỗi người đều góp phần vào việc tạo dựng tổ chức có đạo đức.

Đạo đức nghề nghiệp nghe thì đơn giản nhưng để thực hiện toàn diện và kỷ luật không hề dễ. Đối với tổ chức, việc xây dựng work ethic là rất quan trọng để tạo dựng nên văn hóa, môi trường làm việc, khởi nguồn từ những người đi đầu và lan tỏa đến từng bộ phận, từng nhân viên. Qua bài viết trên, hy vọng Việc Làm 24h đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc về chủ đề này. Nhà tuyển dụng cần tìm kiếm nguồn ứng viên chất lượng, phù hợp hãy liên hệ Việc Làm 24h ngay nhé!

Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!

Xem thêm: Overqualified là gì? Liệu có nên tuyển dụng ứng viên xuất sắc ngoài mong đợi?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục