10 điều cần ghi nhớ để có ngày làm việc đầu tiên thật hoàn hảo

Bạn vừa trải qua qua một cuộc phỏng vấn thành công và đang háo hức chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm? Có thể bạn đang trong tâm trạng phấn khởi đón nhận những điều thú vị từ công việc bạn mơ ước nhưng đồng thời cũng băn khoăn, lo lắng không biết cần chuẩn bị những gì để có ngày làm việc đầu tiên thật hoàn hảo. Hãy cùng Nghề Nghệp Việc Làm 24h tham khảo ngay 10 điều lưu ý sau để có buổi trình diện đầu tiên thật thuận lợi và suôn sẻ nhé:

1. Nắm bắt rõ các thông tin cần thiết

Để biết được bạn cần lên kế hoạch thế nào hay chuẩn bị những gì cho một ngày làm việc, trước tiên bạn phải biết rõ các thông tin về giờ giấc, lịch trình, các nội quy, quy định về trang phục, ăn uống, giải lao tại công sở. Bạn có thể hỏi thông tin này trực tiếp hay thông qua email với nhân viên nhân sự, hoặc người liên hệ mời bạn nhận việc. 

2. Chuẩn bị trang phục phù hợp

Nên lưu ý rằng trang phục bạn có thể mặc trong buổi phỏng vấn xin việc không hẳn là trang phục được phép mặc tại nơi làm việc. Đặc biệt là những vị trí công việc có thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng cần sự đồng bộ giữa các nhân viên, hoặc nơi làm việc có thể có nhiệt độ cao/thấp hơn bình thường. Thế nên, việc xác nhận trước về trang phục và có sự chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và có một ngày làm việc thoải mái và đảm bảo cho sức khỏe hơn. 

ngày làm việc đầu tiên
Tìm hiểu thời gian làm việc, trang phục và những nội quy cơ bản là điều cần thiết trước buổi trình diện đầu tiên

Xem thêm: Đi phỏng vấn mặc gì? Bí kíp để thành công lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng

3. Chuẩn bị công cụ làm việc cần thiết cho ngày làm việc đầu tiên

Một số công ty hoặc công việc có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng máy tính xách tay cá nhân để làm việc, và có thế cần phải cài đặt một số phần mềm máy tính để phục vụ cho nhu cầu công việc. Hãy trao đổi kỹ với nhà tuyển dụng để có sự chuẩn bị về công cụ làm việc cũng như cài đặt sẵn sàng các phần mềm được yêu cầu (nếu có).  

4. Kiểm tra lại trang mạng xã hội của bạn

Hãy dành một chút thời gian để xem qua các cài đặt quyền riêng tư và chế độ hiển thị trên trang mạng xã hội của chính bạn, hãy chắc chắn rằng những hình ảnh hay thông tin không tích cực hoặc nhạy cảm của bạn sẽ không hiển thị ở chế độ bạn bè hoặc mọi người. Bởi vì ở ngày làm việc đầu tiên, rất có thể sẽ có nhiều bạn bè đồng nghiệp hoặc sếp muốn kết bạn, hoặc tình cờ trở thành bạn bè trên mạng xã hội vì hai bên có lưu số điện thoại của nhau.

5. Giữ thái độ khiêm tốn và học hỏi

Sự khiêm tốn có giá trị rất lớn, nhất là khi bạn bắt đầu một công việc mới. Không ai muốn làm việc hay hướng dẫn công việc cho một người luôn tỏ ra mình đã biết tất cả mọi việc cả, đặc biệt là một người mới không thực sự biết nhiều về công việc hoặc tổ chức. Thay vào đó, hãy dành thời gian lắng nghe, tìm hiểu và học hỏi từ mọi người xung quanh dù đó là cấp trên, đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn.

6. Có mặt tại công ty sớm một chút

Đây là một cách dễ dàng và hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng khi bắt đầu một vị trí công việc mới. Kiểm tra phương tiện di chuyển của bạn và lưu lượng xe trên đường từ nhà đến nơi làm việc nếu đây là quãng đường bạn ít khi di chuyển. Đo lường thời gian di chuyển và tự cho mình thêm 5 – 10 phút để đảm bảo rằng bạn sẽ không đến công ty trong trạng thái vội vã, cuống cuồng vì trễ. Ngoài ra, vào ngày đầu tiên khi đến sớm hơn bạn sẽ có thời gian quan sát và thích nghi tốt hơn với các hoạt động đầu ngày của công ty.

ngày làm việc đầu tiên
Sắp xếp thời gian để đến nơi làm việc sớm, tránh để rơi vào tình trạng cuống cuồng, vội vã vì trễ giờ

7. Đừng ngần ngại đặt công hỏi

Hãy khéo léo đặt câu hỏi vào những thời điểm thích hợp cho những thắc mắc của mình thay vì đoán và làm theo ý chủ quan của bản thân. Hơn nữa, việc đặt câu hỏi vào thời điểm này là rất hợp lý, bởi vì mọi người đều hiểu được bạn là người mới cần được hướng dẫn và giải thích nên cũng sẽ sẵn lòng dành thời gian giúp đỡ bạn hơn. 

Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng

8. Tiếp thu ý kiến ​​phản hồi

Những phản hồi từ cấp trên hay đồng nghiệp đặc biệt hữu ích khi bạn bắt đầu một công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động hỏi xin ý kiến từ người quản lý trực tiếp về cách bạn chọn để xử lý công việc, hoặc xin lời khuyên ​​để bạn có thể cải thiện cách thức làm việc một cách tốt hơn. Những ý kiến này sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện quá trình làm việc của mình khi bắt đầu một công việc mới.

9. Xây dựng các mối quan hệ từ ngày làm việc đầu tiên

Bên cạnh việc tập trung vào công việc, bạn cũng nên lưu tâm việc tìm hiểu và xây dựng các mối quan hệ với mọi người xung quanh trong giai đoạn này. Nhất là khi bạn đang làm việc tại môi trường công sở, khi mọi công việc đều cần có sự phối hợp, kết nối giữa các bộ phận, phòng ban, thì việc có được những mối quan hệ tốt sẽ rất hữu ích cho quá trình làm việc của bạn. Chỉ với những lời chào trong thang máy hay cùng dùng bữa trưa, cùng uống cà phê trò chuyện buổi sáng… sẽ giúp bạn gần gũi, thân thiết mọi người xung quanh

ngày làm việc đầu tiên
Dùng bữa trưa hay cà phê cùng đồng nghiệp cũng là một cách giúp bạn gần gũi, thân thiết với đồng nghiệp mới hơn

10. Đừng quá căng thẳng trong ngày làm việc đầu tiên

Hãy nghĩa về công việc bạn sắp tiếp nhận như một bước đi thú vị trên con đường sự nghiệp của mình. Đừng kỳ vọng rằng bạn có thể học hỏi tất cả mọi thứ và trở nên tài giỏi trong một ngày làm việc đầu tiên.

Mọi quá trình đều cần thời gian để diễn ra, quá trình thích nghi và phát huy trong công việc cũng thế. Thậm chí, “vạn sự khởi đầu nan” – mọi việc sẽ gần như khó khăn hơn ở những bước đầu tiên, thế nên nếu bạn thấy quá căng thẳng, hãy ngồi yên lại, hít thở sâu và nhớ lại những điều trên để tìm thấy sự thư giãn và tích cực hơn trong suy nghĩ. Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cùng bạn trên con đường tìm việc phù hợp nhé!

Xem thêm: Thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, người tìm việc hết sức cẩn thận!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục