Bạn là một nhà quản lý cao cấp của một doanh nghiệp, bên dưới bạn là đội ngũ nhân viên lên đến hàng chục cho đến hàng trăm người. Vậy làm thế nào để có thể quản lý nhân viên một cách hiệu quả, làm cách nào để vừa có thể đảm bảo nhân viên có một môi trường làm việc lành mạnh. Hãy để Việc Làm 24h mách bạn 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả trong bài viết ngày hôm nay nhé.
TOP 9 cách quản lý nhân viên hiệu quả mà các nhà quản lý cần biết
1. Tuyển dụng ứng viên phù hợp
Từ giai đoạn bắt đầu tuyển dụng, bạn phải cẩn thận khi chọn ra người phù hợp với văn hóa và môi trường của công ty. Điều này đôi khi còn quan trọng hơn việc tìm được người phù hợp với bản mô tả công việc. Một yếu tố quan trọng để chọn được nhân viên phụ thuộc nhiều vào thái độ hơn là những kỹ năng cứng mà họ có. Một số đức tính tốt mà Việc Làm 24h đề xuất bạn có thể cân nhắc để chọn được nhân viên có thể gắn bó lâu dài với công ty:
- Trung thực: Đây là những người nhân viên luôn nói sự thật và có trách nhiệm với những lời nói của mình. Điều này cho thấy nhân viên của bạn là một người luôn thành thật và có trách nhiệm với công việc.
- Khiêm tốn: Người khiêm tốn là người biết được đâu là điểm mạnh và đâu là điểm tốt của họ. Họ sẽ biết những công việc nào họ có thể làm tốt, cũng như những công việc nào quá sức với họ và sẽ lên tiếng khi cần sự giúp đỡ.
- Nhiệt tình: Người nhân viên nhiệt tình là người luôn khao khát được học hỏi và làm việc với hiệu suất cao nhất. Họ luôn dành gần như 100% công sức và thời gian để hoàn thành công việc được giao.
- Tinh thần đồng đội: Làm việc trong một tổ chức yêu cầu tiếp xúc với rất nhiều người, khả năng làm việc nhóm luôn là điều mà các nhà tuyển dụng ưu tiên .
Có rất nhiều công ty chỉ tập trung vào thuê những người có bằng cấp hay có nhiều kỹ năng cứng. Tuy nhiên việc quản lý một nhân viên tuy kỹ năng chưa tốt nhưng thái độ tốt sẽ đơn giản hơn một nhân viên có kỹ năng nhưng không có thái độ tốt với công ty.
2. Đo lường và giám sát hiệu suất của nhân viên thường xuyên
Đo lường và giám sát hiệu suất của nhân viên sẽ là cách tốt nhất để bạn biết được ai đang làm việc chăm chỉ, hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi những nhân viên của bạn không thích cảm giác bị quan sát và kiểm tra một cách quá thường xuyên. Do đó, bạn cần tránh những việc sau đây:
- Giám sát quá chặt chẽ: Hạn chế chỉ ra những điểm sai của nhân viên một cách liên tục và quá tiểu tiết trong những vấn đề không quan trọng. Điều này không chỉ đặt lên vai họ sự áp lực và căng thẳng mà còn khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi khi lúc nào cũng đi ‘soi’ lỗi của nhân viên.
- Đưa ra đánh giá, nhận xét quá nhiều: Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Nếu bạn liên tục khen nhân viên của mình, họ sẽ trở nên quá tự tin vào khả năng mà đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn. Trường hợp ngược lại, nếu bạn luôn đưa ra những nhận xét khắt khe quá mức sẽ khiến cho nhân viên uể oải và áp lực với công việc.
Khi bạn muốn đo lường độ hiệu quả của nhân viên, hãy đảm bảo rằng bạn đã cho họ thấy những mục tiêu rõ ràng trong tháng hoặc trong quý. Dành thời gian để nói chuyện và hướng dẫn họ đạt được từng bước trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn cảm thấy không quá khó chịu khi bị đánh giá, ngược lại họ còn cảm thấy được tôn trọng và làm việc hiệu quả khi có mục tiêu rõ ràng.
Xem thêm: 4 điều bạn nên tránh khi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
3. Tạo cơ hội cho nhân viên được thể hiện quan điểm và ý tưởng
Sự nghiêm túc và căng thẳng là những điều dễ nhận thấy dù ở những cuộc họp lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, một lời khuyên của Việc Làm 24h trong việc quản lý nhân viên hiệu quả là đừng khiến mọi nhân viên cảm thấy áp lực và sợ hãi trong mỗi cuộc họp. Hãy để họ thoải mái bày tỏ quan điểm cũng như ý kiến cá nhân. Việc thúc đẩy sự giao tiếp một cách cởi mở giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với cấp trên sẽ tạo ra môi trường làm việc thoải mái, như vậy mọi người mới có thể làm việc hết mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra một ứng dụng nội bộ trong công ty. Đây là mà nhân viên được bày tỏ ý kiến góp ý cho cách quản lý của bạn hay cho môi trường của công ty. Việc trở nên thân thiện với nhân viên ở góc độ cá nhân sẽ giúp cho khoảng cách giữa nhân viên và sếp được thu hẹp. Đôi khi giúp đỡ nhân viên những vấn đề bên ngoài công việc và tránh làm họ bẽ mặt trước mặt các nhân viên khác cũng là cách tốt để cải thiện mối quan hệ giữa sếp và nhân viên.
4. Có mục tiêu và định hướng rõ ràng cho nhân viên
Để thực hiện tốt việc định hướng và đưa ra mục tiêu cho nhân viên, đầu tiên người quản lý phải nắm rõ điều mà họ muốn và cần cho doanh nghiệp. Thiết lập một kế hoạch để hướng tới, ước lượng quy mô công việc và nguồn lực thực hiện là những điều cần làm. Sau đó, bạn cần nói với những cấp dưới của mình những kế hoạch mà bạn đã vạch ra và cho họ biết những bước cần làm để đạt được những mục tiêu đó. Bạn có thể dùng mô hình mục tiêu SMART để giúp nhân viên hiểu rõ hơn:
- S – Specific: Mục tiêu đưa ra càng cụ thể càng tốt.
- M – Measurable: Nguồn lực thực hiện bao gồm chi phí và nhân lực.
- A – Attainable: Những điều thực tế có thể đạt được.
- R – Relevant: Sự liên quan giữa những bước thực hiện và mục tiêu.
- T – Time-based: Bạn cần phải lên thời gian cho từng mục tiêu (theo tháng, theo quý hoặc theo năm). Điều này sẽ giúp bạn dễ kiểm soát từng bước trong quy trình thực hiện và đảm bảo mọi người trong đội ngũ đang làm việc đúng deadline.
Định hướng và mục tiêu rõ ràng sẽ giúp nhân viên hiểu được người quản lý đang cần gì ở họ.
Nếu như không đưa ra sự hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên, họ sẽ trở nên bối rối và thiếu động lực. Lên kế hoạch và định hướng sẽ giúp người quản lý theo dõi đội ngũ của mình dễ dàng hơn và đưa ra những giải pháp cần thiết khi có bất kỳ sai sót nào xảy ra.
5. Trao thưởng và ghi nhận thành quả của nhân viên
Mọi người ai cũng thích những phần thưởng và lời khen ngợi, đặc biệt khi họ hoàn thành một công việc mang tính quan trọng cho cả doanh nghiệp. Để có thể quản lý nhân viên hiệu quả, người quản lý cần đưa ra những chính sách khen thưởng phù hợp. Đôi khi việc khen thưởng nhân sự bằng những món quà bất ngờ hay lời khen trước mặt cả văn phòng cũng giúp họ cảm thấy được trân trọng.
Ví dụ bạn có thể khen thưởng những nhân viên xuất sắc theo tuần, theo tháng hay theo năm bằng việc nâng lương, thăng tiến lên vị trí cao hơn hay đơn giản là một món quà nhỏ cũng sẽ tạo được động lực làm việc. Tuy nhiên, việc khen thưởng cũng cần phải cân nhắc nhằm tạo ra sự công bằng tại nơi làm việc.
6. Tạo ra môi trường để nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc
Đối với những người trẻ, môi trường làm việc năng động đề cao sự thoải mái, sáng tạo luôn là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn công ty.
Đa số công việc hiện nay đều yêu cầu tính sáng tạo, do đó một môi trường thoải mái là cách tốt nhất để nhân viên của bạn sáng tạo. Người quản lý có thể tạo ra một môi trường làm việc từ những điều đơn giản như không bắt buộc nhân viên mặc đồng phục của công ty (trừ những dịp đặc biệt), chuẩn bị cà phê pha sẵn hay thức ăn nhẹ tại văn phòng, tổ chức những buổi đi chơi ngoài trời để tăng sự gắn kết giữa mọi người trong nhóm.
Xem thêm: Team Bonding là gì, những hoạt động Team Bonding cực vui cho dân văn phòng
7. Làm gương cho nhân viên
Nếu bạn là một người sếp hay đi trễ thì người nhân viên của bạn sẽ nhìn vào đó và cho rằng việc đi trễ không gây ảnh hưởng đến ai. Nếu bạn có thái độ không tôn trọng với cấp trên thì những người trong đội ngũ của bạn cũng sẽ không quan tâm đến lời nói của bạn. Mọi việc bạn làm đặc biệt là thái độ của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến những người làm chung. Do đó, cách quản lý nhân viên tốt nhất là trở thành một người sếp tốt và có trách nhiệm.
8. Minh bạch trong mọi vấn đề
Sẽ chẳng có một nhân viên nào muốn làm việc cùng người sếp thích ba hoa hay nói sai sự thật. Đặc biệt trong môi trường công sở, sự minh bạch là thứ rất dễ nói nhưng rất khó làm. Khi nhân viên biết cấp trên của mình cố tình nói sai về công việc và gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhóm, sự tôn trọng và những mối quan hệ mà bạn cố gắng xây dựng sẽ đổ sập ngay lập tức. Mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn cho người quản lý khi nhân viên không còn tin tưởng và đi theo hướng dẫn.
9. Không áp dụng một cách quản lý cho tất cả nhân viên
Cách quản lý nhân viên tầm 10 người chắc chắn sẽ dễ hơn một đội ngũ lên đến vài chục hay vài trăm người. Mỗi người sẽ có những nét tính cách độc lập và cách làm việc khác nhau. Do đó, khi làm việc với cương vị là một người sếp, bạn cần nắm được những điểm mạnh, điểm yếu và tính cách của nhân viên.
Đừng áp đặt một cách quản lý lên tất cả, hãy dành thời gian để biết nhân viên của bạn cần gì và giúp đỡ họ
Ví dụ, bạn có một người nhân viên làm việc tốt hơn khi cho anh ấy không gian làm việc ngoài trời, nơi mà anh ấy có thể thỏa sức sáng tạo. Lúc đó việc của bạn là cho phép anh ấy làm việc ở bất cứ nơi nào anh ấy thích miễn là khối lượng công việc vẫn được đảm bảo. Thấu hiểu và đối xử với nhân viên của mình dưới góc nhìn của họ sẽ khá khó khăn trong thời gian đầu, nhưng dần dần bạn sẽ tìm ra được quản lý từng cá nhân một cách phù hợp mà không gây khó chịu cho họ.
Kết bài
Quả thực trở thành một nhà lãnh đạo giỏi là việc không hề đơn giản. Hy vọng với 9 cách quản lý nhân viên hiệu quả mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giới thiệu sẽ giúp bạn trở thành một người quản lý được nhân viên tôn trọng và cùng với đội ngũ của mình phát triển hơn nhé.
Xem thêm: