6 chiếc mũ tư duy – Công thức cho kỳ thực tập trong mơ

Để áp dụng phương pháp tư duy này, bạn có thể lần lượt đội những chiếc mũ theo thứ tự sau:

1. Mũ màu trắng: tượng trưng cho dữ liệu, số liệu chính xác

Màu trắng đại diện cho các thông tin và dữ liệu. Do đó, người mang chiếc mũ  màu trắng sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết.

Điều này giúp bạn đưa ra những nhận xét khách quan, tránh phiến diện và một chiều. Tất cả những kết luận được đánh giá dựa trên những dữ liệu (thông thường được thống kê bằng con số chính xác).

Do đó, những suy diễn mang tính chủ quan, ngụy biện về bản chất sự việc sẽ bị mũ trắng “loại bỏ”.

6-chiec-mu-tu-duy-cong-thuc-cho-ky-thuc-tap-trong-mo-hinh-anh-1
Chiếc mũ màu trắng sẽ giúp bạn nhìn vấn đề một cách khách quan và rõ ràng

2. Mũ màu xanh lá cây: tượng trưng cho tư duy sáng tạo

Màu xanh lá cây đại diện cho những ý tưởng mang tính sáng tạo, đột phá. Từ những dữ kiện đã được thu thập từ góc nhìn của chiếc mũ màu trắng,  người mang chiếc mũ màu xanh sẽ có nhiệm vụ đề xuất những ý tưởng mới lạ và đưa những giải pháp có xu hướng “think out of the box” để giải quyết vấn đề.

3. Mũ màu đen: tượng trưng cho những rủi ro

Mũ màu đen đại diện cho sự cân nhắc, thận trọng giữa những việc nên và không nên thực hiện. Người mang chiếc mũ màu đen sẽ chỉ ra những điểm thiếu sót và không hoàn hảo của giải pháp, nhằm đưa ra những lý luận để phản biện vấn đề.

Dưới vai trò của một người đội mũ màu đen, sẽ rất khó để bạn đưa ra những thiếu sót của một vấn đề, nhất là khi nó đã chiếm được sự đồng tình của tất cả mọi người. Ở đây, họ không phải chê trách hay “soi mói” nhưng dưới góc nhìn “màu đen” bạn sẽ giúp nhóm của mình tìm ra được những kẻ hở và rủi ro tiềm ẩn.

6-chiec-mu-tu-duy-cong-thuc-cho-ky-thuc-tap-trong-mo-hinh-anh-2
Đứng dưới góc nhìn của chiếc mũ màu đen sẽ giúp bạn phát hiện ra những khuyết điểm của giải pháp

4. Mũ màu vàng: tượng trưng cho sự lạc quan và lợi ích

Dưới vai trò của người đội mũ vàng, bạn sẽ đưa ra những lập luận và dẫn chứng về các giá trị tích cực mà giải pháp mang lại. Một số người vẫn nhận định đây là chiếc mũ có vai trò dễ nhất trong 6 chiếc mũ. Nhưng trên thực tế ngoài những lợi ích “ai cũng thấy” thì người mang chiếc mũ vàng sẽ phải đưa ra hàng loạt những giá trị, lợi ích tiềm năng không những trong hiện tại mà cả trong tương lai vượt ngoài suy nghĩ thông thường của nhiều người.

5. Mũ màu đỏ: tượng trưng cho cảm xúc

Chiếc mũ màu đỏ biểu tượng cho những cảm xúc và những dự cảm về vấn đề, giải pháp. Người đội chiếc mũ màu đỏ sẽ nói lên những linh cảm, suy nghĩ (về mặt cảm xúc) của mình. Mặc dù, người này sẽ dựa vào những đánh giá cá nhân, mang tính chủ quan nhưng trong một số trường hợp điều này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đứng trên phương diện mình là khách hàng để biểu lộ ý kiến.

Ví dụ:

  • Nếu là khách hàng họ có thích sản phẩm màu hồng này không?
  • Khi họ dùng sản phẩm của chúng ta họ có cảm thấy hài lòng như thế nào?
  • Họ sẽ cảm thấy vui vẻ  khi chi trả số tiền đó để có được món quà này không?
  • Nếu nhân viên kinh doanh tư vấn dịch vụ đó liệu khách hàng có muốn mua sản phẩm đó hay không?

6. Mũ màu xanh dương: tượng trưng cho sự bao quát

Chiếc mũ này thể hiện sự công bằng, và người mang chiếc mũ này có nhiệm vụ bao quát mọi vấn đề. Vì thế, mũ này chính là chiếc mũ của người nhóm trưởng. Khi hết một lượt người đội 5 chiếc mũ kia sẽ thay thế vị trí cho nhau nhưng chiếc mũ màu xanh chỉ dành cho một người duy nhất. Nói cách khác, mũ xanh dương sẽ kiểm soát, điều khiển quá trình tư duy và làm việc của 5 chiếc mũ còn lại.

Đây cũng là chiếc mũ đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên những thông tin đã nhận được từ 5 góc nhìn phía trên.

Phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ – 6 thinking hats” sẽ giúp bạn đơn giản lối suy nghĩ, bởi mỗi người chỉ xem xét ở một khía cạnh khác nhau tại một thời điểm nhất định, sau đó sẽ tập hợp và đưa hướng giải quyết cuối cùng.
6 chiếc mũ cũng đóng vai trò định hướng giúp tìm được lời giải một cách nhanh chóng và tránh rơi vào những lầm tưởng, phiến diện.

Hiện nay các tổ chức hàng đầu thế giới như NASA, IBM, DUPONT, NTT (Nhật Bản), Shell, BP, Statoil (Na Uy), Marzotto (Ý) và các tập đoàn lớn đều áp dụng phương thức tư duy này trong các cuộc họp. Phương pháp này đã mang đến sự tăng vọt năng suất lao động đến hơn 400% và tiết kiệm đến 75% thời gian.

Bạn hãy áp dụng mô hình tư duy này vào quá trình thực tập và làm việc của mình để giải quyết vấn đề nhé.

Chúc bạn có một kỳ thực tập thành công!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục