6 sai lầm của nhân viên mới thường hay mắc phải gây mất điểm trong mắt sếp

Thời gian đầu làm việc là lúc mà bạn dễ mắc sai lầm nhất. Là nhân viên mới, bạn sẽ phải hiểu tất tần tật về sếp, đồng nghiệp, công việc,… Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h xem 6 sai lầm của nhân viên mới dưới đây để phòng tránh và làm việc suôn sẻ hơn.

6 sai lầm của nhân viên mới cần tránh

1. Không biết gì về mọi người

sai lầm của nhân viên mới
Hãy tìm hiểu về đồng nghiệp và cấp trên sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc

Là nhân viên mới, bạn nên tìm hiểu về cấp trên và đồng nghiệp của mình, điều đó thể hiện sự tôn trọng đối với họ, bạn tuyệt đối đừng nghĩ đó là “nịnh bợ”. Điều này có nghĩa là bạn đã tìm hiểu và biết được những thành tích mà họ đã đạt được. Vì vậy, khi gặp cấp trên hay những nhân vật xuất sắc trong công ty, một câu “xin chào” hay một nụ cười sẽ giúp bạn có cơ hội mở rộng thêm mối quan hệ. Việc này rất hữu ích cho bạn về sau, ví dụ như khi bạn không biết một điều gì đó hoặc cần người hỗ trợ.

2. Nói “tôi biết” quá nhiều

Khi bạn được chọn vào vị trí đang tuyển dụng, mọi người trong công ty sẽ hiểu năng lực của bạn  thế nào. Vì thế, đừng tỏ ra là mình quá hiểu biết. Sẽ tệ hơn nếu bạn vừa nói “tôi biết”, vừa đưa ra cho họ một lời khuyên. Ai cũng muốn nhận được lời khuyên nhưng nó sẽ có nghĩa hơn nếu phải xuất phát từ người mà họ muốn nghe. Mỗi khi bạn nhận được lời khuyên hay sự giúp đỡ, hãy nói câu “cảm ơn”, đừng cố tranh cãi nếu lời nói của họ chưa đúng.

sai lầm của nhân viên mới
Đừng nói “tôi biết” quá nhiều

Xem thêm: Phải ứng xử thế nào với đồng nghiệp luôn cho mình là đúng nơi công sở?

3. Buôn chuyện đây là sai lầm của nhân viên mới dễ gây mất điểm trong mắt cấp trên

Có những câu chuyện phiếm tưởng như vô hại, nhưng nếu tham gia vào những câu chuyện như thế, đồng nghiệp có thể nhìn nhận bạn như một người thích “buôn chuyện”. Mặc dù “buôn chuyện” rất phổ biến trong môi trường công sở nhưng tốt nhất bạn đừng nên tham gia vào.

Bạn nên nhớ, sếp có thể đánh giá bạn qua các đồng nghiệp. Chắc chắn bạn luôn muốn đồng nghiệp đó nói tốt về bạn như tập trung vào công việc, chăm chỉ làm việc,… thay vì những chủ đề bàn tán về người này người khác trong giờ giải lao.

Xem thêm: Đừng biến drama công sở trở thành một nét văn hóa độc hại

4. Đến muộn, về sớm

Mỗi sáng, bạn nên đến sớm hơn giờ làm việc 10-15 phút để đủ thời gian dùng một tách cà phê và nghỉ ngơi đôi chút trước khi bắt tay vào công việc. Bạn sẽ hiện lên với một hình ảnh vô tổ chức nếu “đâm bổ” vào bàn làm việc đúng giờ, hoặc tệ hơn là muộn. Cuối ngày, bạn không nên ra về ngay khi đồng hồ báo hết giờ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để sắp xếp bàn làm việc cho ngày mai và đảm bảo rằng mình không để lại một khối lượng công việc lớn trong ngày chưa được hoàn thành.

5. Từ chối tham gia các cuộc vui với đồng nghiệp

Là nhân viên mới, bạn không nên bỏ qua các cuộc tụ tập vui vẻ hay ăn trưa cùng với các đồng nghiệp. Nếu làm vậy, bạn sẽ bị họ đánh giá là không có tinh thần đồng đội. Lưu ý, bạn có thể lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ một vài thông tin về đời sống cá nhân của họ trong những dịp như vậy, nhưng tránh kể quá nhiều về mình. Nếu không, bạn sẽ sớm trở thành một chủ đề cho các cuộc “buôn chuyện” ở công sở.

sai lầm của nhân viên mới
Hãy tham gia vào những cuộc vui ở công ty, đừng tách mình ra khỏi tổ chức

6. Ngại đề xuất ý kiến: Sai lầm của nhân viên mới phổ biến vì nghĩ mình chưa đủ năng lực để đề xuất ý kiến mới

sai lầm của nhân viên mới
Hãy mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình để được nhìn nhận và đánh giá bạn theo chiều hướng tích cực

Dù đó là yêu cầu tăng lương, thời gian làm việc hay chỉ đơn giản là bày tỏ ý kiến thì điều quan trọng là phải biết đứng lên để nói về quan điểm, cách suy nghĩ cũng như đánh giá của bản thân. Khi bạn thể hiện sự tự tin, những người khác sẽ nhìn nhận và đánh giá bạn theo chiều hướng tích cực. Đương nhiên, bạn chỉ có được điều này nếu bạn làm điều đó bằng sự tôn trọng và chuyên nghiệp.

Là nhân viên mới bạn cần biết mình nên và không nên làm gì. Với 6 điều trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn sẽ sớm hòa nhập vào môi trường làm việc và được cấp trên nhìn nhận.

Xem thêm: Làm thế nào để thấu hiểu tâm ý sếp trong công việc?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục