Affinity Bias: Thiên kiến đồng dạng khiến công sở tràn ngập sự thiên vị

Theo một khảo sát của Deloitte vào năm 2019, 39% số người được hỏi cho biết họ đã rơi vào tình huống bị thiên vị ở nơi làm việc ít nhất mỗi tháng một lần. Một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng này là “affinity bias” hay còn gọi là thiên kiến đồng dạng, thường xảy ra khi ai đó vô tình ưu ái những người có chung sở thích, hoàn cảnh hoặc kinh nghiệm. Affinity Bias thường gặp trong tuyển dụng và hình thức thiên vị này có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong tổ chức. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về Affinity Bias qua bài viết dưới đây.

Affinity Bias là gì?

Affinity Bias hay thiên kiến đồng dạng là một dạng thành kiến diễn ra trong vô thức khi ai đó ủng hộ và cảm thấy thoải mái hơn với những người có cùng sở thích, nền văn hóa, nơi ở, tôn giáo hoặc trải nghiệm cá nhân. Sự đồng dạng vô thức này có thể ảnh hưởng đến cách phán đoán, đưa ra quyết định và hành vi ứng xử

Bởi vì loại thiên kiến này diễn ra trong vô thức nên đa số chúng ta không nhận thức được thành kiến của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Đồng thời còn tin rằng những quyết định mà mình đưa ra hợp lý và khách quan. Tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực ở nơi làm việc, đặc biệt là trong tuyển dụng. Affinity Bias ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức. 

affinity bias
Một số ví dụ về Affinity Bias như thiên kiến về tôn giáo, giáo dục, giai cấp xã hội, độ tuổi, ngoại hình, giới tính…

Tại sao thiên kiến đồng dạng lại tồn tại?

Để hiểu nguyên nhân thực sự của Affinity Bias cần nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của con người. Từ xa xưa, khi còn ở thời kỳ săn bắn hái lượm, con người cần có khả năng xử lý thông tin nhanh chóng khi gặp người mới để xác định xem họ có phải là thành viên trong bộ tộc hay có gây nguy hiểm cho sự sống còn của mình hay không. Vì vậy, dần dần đã phát triển nên một “lối tắt” để đánh giá đối phương, dẫn đến sự thiên vị trong nhận thức.

Ở thời điểm hiện tại, khi gặp một người mới, đa số con người vẫn dựa vào những đánh giá nhanh chóng này để xác định xem mình có cảm thấy an toàn hay thoải mái không. Chúng ta hình thành ý kiến về người khác dựa trên giới tính, tuổi tác, dân tộc, tầng lớp. Mặc dù thiên kiến đồng dạng đã giúp con người tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử nhưng cũng khiến chúng ta đưa ra những giả định sai lầm.

Bên cạnh đó, chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa cũng như môi trường sống. Chúng ta đưa ra quyết định dựa trên những trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp đã có với các nhóm xã hội xã hội khác. Giáo dục, phương tiện truyền thông, sách vở hay thậm chí những câu chuyện vặt vãnh mà chúng ta chia sẻ với bạn bè, tất cả đều có ảnh hưởng đến thái độ và niềm tin của chúng ta.

Cuối cùng, con người cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở bên những người giống mình, những người có cùng niềm tin, giá trị. Điều này mang lại cảm giác được công nhận và bảo vệ chúng ta khỏi sự đối đầu, tranh cãi. 

affinity bias
Affinity Bias diễn ra trong vô thức và không dễ để nhận ra.

Affinity Bias gây ra những ảnh hưởng gì?

Mặc dù việc tìm kiếm những người có cùng giá trị và sở thích sẽ giúp mọi người hình thành những mối quan hệ tốt hơn, nhưng nếu tập trung quá nhiều vào điểm tương đồng có thể dẫn đến hạn chế tầm nhìn, ngăn bạn tiếp cận quan điểm cũng như trải nghiệm mới. Đồng thời dẫn đến việc bị gạt ra ngoài lề xã hội và phân biệt đối xử với một số cá nhân hoặc nhóm người nhất định. 

Khi bạn chỉ hòa nhập với những người giống mình, bạn sẽ có xu hướng củng cố quan điểm, niềm tin của mình ngày một chắc chắn hơn. Kết quả là không thể thử thách hay phát triển bản thân. Bên cạnh đó, bạn trở nên ít đồng cảm, thậm chí trong những trường hợp cực đoan, bạn bắt đầu sợ hãi và tránh né những người khác biệt.

Xem thêm: Thiên kiến kẻ tồn tại là gì? Làm thế nào để vượt qua thiên kiến kẻ tồn tại?

Ở môi trường công sở, Affinity Bias có tác động như thế nào?

Affinity Bias luôn tồn tại tiềm ẩn ở bất kỳ tổ chức nào và có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh, chẳng hạn như:

Sự thiên vị trong tuyển dụng

Tuyển dụng là khía cạnh thể hiện rõ nhất và phổ biến nhất của thiên kiến đồng dạng. Nếu bạn tuyển dụng ứng viên dựa trên những đặc điểm giả định và “linh cảm” thay vì trình độ, kinh nghiệm thực tế, bạn có thể bỏ lỡ những người phù hợp. Thậm chí đưa ra quyết định tuyển dụng sai lầm và gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Hãy thử tưởng tượng nếu tổ chức đều có những người có cùng ý tưởng, niềm tin và quan điểm, tổ chức sẽ trở nên kém đa dạng, khó đổi mới và sáng tạo hơn. Cuối cùng, việc tuyển dụng dựa trên thiên kiến đồng dạng có nhiều khả năng tạo ra môi trường độc hại, phân biệt đối xử – là nơi không ai muốn làm việc.

Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?

Nhân viên bị đánh giá thấp

Nếu có vấn đề về Affinity Bias ở nơi làm việc, nhiều nhân viên bắt đầu cảm thấy không được lắng nghe và bị đánh giá thấp. Nếu các nhà lãnh đạo chỉ khen ngợi và khen thưởng nhân viên mà họ cảm thấy thân thiết, những người còn lại sẽ cho rằng mình bị lơ là. Sự phân chia dựa trên thiên kiến đồng dạng này sẽ gây ra căng thẳng trong mối quan hệ giữa các nhân viên và tác động tiêu cực đến tinh thần, sự gắn kết và năng suất.

Bên cạnh đó, trong quá trình đánh giá hiệu suất, nếu người quản lý bị ảnh hưởng bởi thiên kiến đồng dạng, họ có thể đưa ra đánh giá thiên vị. Thay vì đánh giá khách quan sự tiến bộ, kỹ năng và lĩnh vực cần cải thiện của nhân viên, họ đưa ra những kết luận dựa trên định kiến. Kết quả khiến nhân viên thất vọng, mất động lực và không nhận được phản hồi mang tính xây dựng để giúp họ phát triển hơn. Từ đó ảnh hưởng đến năng suất chung của tổ chức.

affinity bias
Tuyển dụng là nơi mà thiên kiến đồng dạng được thể hiện rõ ràng nhất.

Những ý tưởng mới, khác biệt bị loại bỏ

Các nhà quản lý có xu hướng Affinity Bias sẽ ít lắng nghe ý tưởng hay ý kiến của những người mà họ không thân thiết. Thay vào đó, họ tìm đến những người có cùng quan điểm. Trong khi đó, một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty có sự đa dạng về nguồn nhân lực sẽ có lợi nhuận cao hơn.

Affinity Bias gây ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến

Affinity Bias sẽ tác động tiêu cực đến quá trình thăng tiến của nhân viên vì các nhà quản lý có nhiều khả năng thăng chức cho những người mà họ cảm thấy gắn kết nhiều hơn. Chẳng hạn như họ nhìn thấy chính mình ở một trong những thành viên trong nhóm, theo bản năng họ sẽ muốn giúp người đó phát huy tiềm năng. Mặc dù điều này không phải là xấu nhưng sẽ ảnh hưởng đến công việc nói chung khi những nhân viên có triển vọng bị bỏ qua vì không phù hợp với khuôn mẫu. 

Ví dụ, theo một nghiên cứu “Women in the Workplace” năm 2019 cho thấy cứ 100 nam giới được thăng chức lên vị trí quản lý thì chỉ có 72 phụ nữ được trao cơ hội thăng tiến. Điều này có thể là do nam giới là người đưa ra hầu hết các quyết định thăng cấp. 

Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng

Làm thế để quản lý Affinity Bias ở nơi làm việc?

Affinity Bias sẽ ảnh hưởng đến cách nhân viên tương tác và chia tách thành những nhóm khác nhau. Do đó, giải quyết thiên kiến đồng dạng sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác để đơn giản hóa các nhiệm vụ khó khăn khi mọi người cùng nhau làm việc. Ngoài ra, làm việc nhóm cũng giúp mỗi nhân viên phát huy điểm mạnh và có cơ hội sử dụng các kỹ năng mềm. Do đó, vai trò của các nhà lãnh đạo hay quản lý trong việc quản lý thiên kiến đồng dạng ở môi trường làm việc là rất quan trọng. Dưới đây là những cách giúp bạn làm tốt nhiệm vụ này:

affinity bias
Thiên kiến đồng dạng gây bất lợi ở nơi làm việc. 

Nhận biết Affinity Bias ở nơi làm việc

Hãy bắt đầu từ chính mình bằng cách chủ động nhận diện những khuôn mẫu ở nơi làm việc. Khi nhận ra bản thân đang rơi vào affinity bias, bạn nên thừa nhận các yếu tố như giới tính, tuổi tác hoặc hoàn cảnh xã hội và cách chúng ảnh hưởng đến quyết định. Việc chủ động tránh những thành kiến tự nhiên này sẽ giúp bạn dần ít dựa vào những khuôn mẫu vô thức mà thay vào đó là các quyết định khách quan hơn.

Quyết định ẩn danh và ngẫu nhiên

Quy trình này có thể áp dụng cho cả tuyển dụng bên ngoài và thăng chức nội bộ. Đơn xin việc ẩn danh có thể loại bỏ các rào cản tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử. Khi được triển khai hiệu quả, mọi ứng viên đều có cơ hội bình đẳng trong việc làm. Trong các cuộc họp, các thành viên của nhóm cũng có thể đóng góp ý tưởng bằng cách viết quan điểm của mình mà không cần cung cấp thông tin xác thực. Bằng cách này, ý tưởng tốt nhất có thể được lựa chọn dựa trên tiềm năng của chúng chứ không là do người đề xuất

Xem thêm: Phương pháp brainstorming: Giải pháp khai thác ý tưởng nhóm hiệu quả

Thu thập phản hồi của nhân viên

affinity bias
Điều quan trọng để vượt qua Affinity Bias là chấp nhận sự tồn tại chúng.

Thông qua việc khảo sát, bạn sẽ thu thập được các vấn đề mà nhân viên đang gặp phải đồng thời phát hiện ra những thiên kiến ở nơi làm việc mà bạn có thể không nhận ra. Sau đó, hãy lắng nghe và giải quyết những phản hồi này khách quan. Đồng thời đảm bảo nhân viên hiểu rằng bạn coi trọng những đề xuất của họ và muốn tạo ra môi trường làm việc công bằng.

Cuối cùng, mặc dù bạn không thể kiểm soát hoàn toàn những định kiến vô thức của mình nhưng bạn có thể nỗ lực trong việc nhận diện, kiểm soát và sửa chữa chúng. Bằng cách bắt đầu từ chính mình và truyền cảm hứng cho nhân viên về affinity bias, tất cả sẽ cùng hướng tới việc xây dựng một môi trường đa dạng, công bằng và hòa nhập – nơi làm việc lý tưởng của mọi người. 

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Affinity Bias là gì. Để tìm hiểu thêm những chủ đề khác về cuộc sống công sở, hãy truy cập blog của Vieclam24.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Thiên kiến xác nhận: Niềm tin dẫn lối đến những quyết định sai lầm

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục