Nhảy việc vì sếp: Sếp tồi hay do bạn chưa đủ giỏi?

Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong công việc. Một người sếp tốt có thể truyền cảm hứng, tạo động lực và giúp bạn phát triển sự nghiệp vững chắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được một người sếp như vậy. Đáng tiếc, có những người sếp khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí là chán ghét công việc hiện tại. Trong trường hợp này, bạn có nên nhảy việc vì sếp? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp.

Khi nào bạn nên nhảy việc vì sếp?

Sếp thường xuyên quát mắng, xúc phạm hoặc hạ thấp bạn

Nhảy việc vì sếp
Nếu sếp thường xuyên la mắng và dùng lời lẽ không hay với bạn, bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề với sức khỏe tinh thần.

Môi trường làm việc độc hại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Nếu sếp thường công khai quát mắng bạn trước đồng nghiệp hoặc nhân viên khác, ảnh hưởng xấu đến uy tín và lòng tự trọng của bạn, bạn có thể cân nhắc về công việc hiện tại

Lời quát mắng nếu kèm theo ngôn từ xúc phạm, bôi nhọ hoặc phê phán không công bằng, đây có thể xem là hành vi không tôn trọng, có thể khiến bạn mất tự tin và động lực phát triển.

Sếp không công bằng

Sếp thiên vị, phân biệt đối xử hoặc chỉ trích bạn vô lý, trong khi vẫn ưu tiên hơn khi đối xử với các đồng nghiệp khác.

Sếp thường ưu đãi một số nhân viên chẳng hạn như tạo cơ hội phát triển, dự án thú vị hoặc tăng lương chỉ cho một số người nhất định mà không có lý do rõ ràng. Sếp đánh giá công việc của bạn không công bằng, dẫn đến sự chênh lệch về năng lực và thành tích của bạn so với những người khác.

Sếp trì hoãn việc tăng lương và không đưa ra lý do cụ thể khi từ chối các đòi hỏi về quyền lợi chính đáng của bạn.

Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?

Sếp không có năng lực

Sếp thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm để lãnh đạo khiến bạn cảm thấy thất vọng và mất niềm tin. Người quản lý không có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và quản lý công việc của nhóm hoặc dự án, không thể hướng dẫn hoặc lời khuyên chính xác cho nhân viên.

Bên cạnh đó, sếp của bạn thường xuyên đưa ra quyết định không chính xác, không có căn cứ, dẫn đến mất định hướng và lãng phí tài nguyên. Sếp không có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. 

Xem thêm: Phải làm gì khi bạn giỏi hơn sếp?

Sếp yêu cầu bạn làm việc trái đạo đức hoặc vi phạm pháp luật

Đây là trường hợp bạn cần phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề nghỉ việc ngay lập tức để bảo vệ bản thân.

Một số hành vi sau đây bạn nên đặt “cờ đỏ” cảnh báo bản thân ngay lập tức:

  • Sếp yêu cầu bạn vi phạm quy tắc và quy định nội bộ của công ty hoặc ngành nghề, như gian lận, lừa đảo, tham nhũng hoặc vi phạm an toàn lao động.
  • Yêu cầu gian lận trong giao dịch kinh doanh như làm giả hồ sơ, chứng từ hoặc báo cáo tài chính.
  • Yêu cầu vi phạm quyền riêng tư, ví dụ như truy cập trái phép vào thông tin cá nhân, nghe lén hoặc theo dõi trái phép.
  • Yêu cầu vi phạm luật lao động: Yêu cầu bạn làm việc quá giờ, không đáp ứng các quy định về lương, làm việc trong môi trường không an toàn hoặc vi phạm các quyền lao động cơ bản.
  • Yêu cầu tham gia vào hoạt động bất hợp pháp như tham gia vào các hoạt động đánh bạc, buôn bán ma túy hoặc buôn lậu.

Khi nào bạn không nên nhảy việc vì sếp, hãy chậm lại một chút?

Nhảy việc vì sếp
Hãy bình tĩnh suy xét những hành vi sếp gây khó chịu với bạn đã xảy ra trong thời gian dài hay chỉ mới gần đây.

Bạn chỉ mới gặp vấn đề với sếp trong thời gian ngắn

Hãy cố gắng giải quyết vấn đề trước khi đưa ra quyết định nhảy việc. Hãy tìm hiểu nguyên nhân đằng sau yêu cầu của sếp gây bất mãn với bạn. Có thể những áp lực hoặc thay đổi trong công việc hoặc áp lực từ các tầng quản lý cao hơn khiến sếp của bạn buộc phải trở nên gắt gao hơn. 

Không loại trừ trường hợp, bạn thật sự là người gây ra lỗi lầm hoặc hiệu suất công việc của bạn tệ hơn so với mặt bằng chung. Lúc này, bạn hãy thật bình tĩnh và công tâm để đánh giá, tránh để ý kiến chủ quan của cá nhân gây nên sự thù địch và ác cảm với sếp

Nếu các vấn đề không xuất phát từ phía bạn và tiếp tục xảy ra với tần suất cao hơn, đến lúc này bạn hãy suy xét thêm về quyết định nhảy việc.

Bạn đang gặp khó khăn về mặt tài chính khi tìm kiếm công việc mới

Nhảy việc vì sếp vội vàng có thể khiến bạn gặp khó khăn về tài chính. Nếu đang gặp khó khăn và cần tiền để trang trải cuộc sống, bạn nên cố gắng nhẫn nhịn và duy trì công việc hiện tại, song song đó cập nhật hồ sơ và kỹ năng để tìm việc mới.

Trong quá trình tìm kiếm công việc mới, tập trung vào mục tiêu của bạn và không để vấn đề với sếp cũ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất của bạn. Cố gắng giữ tinh thần tích cực và tập trung vào các cơ hội mới. Đừng vì bực bội mà quyết định vội vàng kẻo hối hận về sau.

Bạn yêu thích công việc và đồng nghiệp

Nếu bạn yêu thích công việc và đồng nghiệp của mình nhưng gặp vấn đề với sếp, đây có thể là một tình huống khó khăn và đáng buồn. Hãy cân nhắc xem liệu bạn có thể chịu đựng được sếp hiện tại để tiếp tục làm việc tại đây hay không. 

Cách để cứu vãn mối quan hệ tồi tệ với sếp

Nhảy việc vì sếp
Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định nghỉ việc vì sếp, liệu công việc này còn gì xứng đáng níu giữ bạn ở lại.

Nếu đã quyết định ở lại, hãy thử áp dụng những biện pháp cứu vãn mối quan hệ hiện tại. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng đây là một số gợi ý:

Tìm hiểu và chấp nhận: Cố gắng hiểu rõ hơn về sếp của bạn, bao gồm cách sếp làm việc và những gì sếp mong đợi từ bạn. Chấp nhận sự khác biệt và tìm cách thích nghi với phong cách quản lý của sếp.

Cải thiện khả năng giao tiếp với sếp: Lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng đối với sếp. Hãy tránh tranh cãi hoặc phản đối trực tiếp, thay vào đó, thể hiện sự hợp tác và sẵn lòng thay đổi.

Tìm hiểu về mục tiêu và mong đợi: Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ mục tiêu và mong đợi của sếp. Hỏi và xác minh những yêu cầu cụ thể về công việc mà sếp muốn bạn thực hiện. Điều này giúp bạn tập trung vào những điểm quan trọng và đạt được kết quả trong công việc.

Đề xuất giải pháp: Nếu bạn đã nhận ra vấn đề cụ thể, hãy đề xuất giải pháp xây dựng để cải thiện tình hình. Thể hiện sự hợp tác và sẵn lòng thay đổi để đáp ứng yêu cầu và mong đợi của sếp.

Tìm kiếm lời khuyên từ người tin cậy: Nếu tình huống vẫn không được cải thiện, hãy tìm sự hỗ trợ từ người tin cậy trong công ty, như nhân sự hoặc cấp quản lý cao hơn. Họ có thể đưa ra lời khuyên, hướng dẫn giải quyết vấn đề.

Duy trì tinh thần tích cực và tính chuyên nghiệp: Dù khó khăn như thế nào, hãy cố gắng duy trì tinh thần tích cực và giữ sự chuyên nghiệp trong công việc. 

Xem thêm: Lấy lòng sếp với những câu chúc Tết hay và quà tặng ấn tượng nhất năm 2024

Nhảy việc vì sếp không phải là một quyết định dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và chán ghét công việc vì sếp, bạn nên cân nhắc xem liệu đây có phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn hay không. Dù quyết định theo hướng nào, hãy tin tưởng vào bản thân và sự lựa chọn đó, đừng đứng núi này trông núi nọ để lỡ dở đôi đường. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề có nên nhảy việc vì sếp. Chúc bạn sẽ tìm được môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh để cống hiến hết sức mình.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.

Xem thêm: Micromanagement là gì: Khi sếp việc gì cũng muốn xen vào, tốt hay xấu?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục