Bánh xe cuộc đời là gì? Công cụ giúp bạn định hình lại giá trị cuộc sống

Luôn có điều gì đó thu hút sự chú ý của chúng ta như công việc, tài chính, con cái… khiến bạn dễ dàng rơi vào trạng thái mất cân bằng trong cuộc sống và bỏ qua những giá trị mang lại sự viên mãn. Có một công cụ sẽ giúp bạn “tính toán” cho cuộc sống và mang đến sự cân bằng, đó là bánh xe cuộc đời. Vậy bánh xe cuộc đời là gì, có ảnh hưởng như thế nào và cách vẽ bánh xe cuộc đời như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Giải mã về bánh xe cuộc đời

Bánh xe cuộc đời hay còn gọi là “life wheel” được phát triển bởi Paul J.Meyer vào năm 1960 được sử dụng như công cụ này đánh giá và hiểu các khía cạnh cuộc sống của mỗi cá nhân để giúp họ đạt được sự cân bằng. 

bánh xe cuộc đời
Bánh xe cuộc đời là công cụ giúp bạn định hình lại cuộc sống hiện tại

Sở dĩ được gọi là bánh xe vì công cụ này có hình tròn bao gồm các lát cắt (thường 6-8 lát) đại diện cho các yếu tố như sức khỏe, sự nghiệp, tài chính, gia đình, mối quan hệ, cảm xúc, phát triển bản thân, giải trí. Mỗi khía cạnh này được chia theo thang điểm từ 1 đến 10 theo mức độ yếu đến tốt. Qua đó bạn sẽ đánh giá tổng quan được cuộc sống hiện tại của bản thân như thế nào.

Bánh xe cuộc đời mang đến lợi ích gì?

Trong cuộc sống bận rộn như hiện nay, bánh xe cuộc đời là công cụ trực quan mang đến cái nhìn tổng quát về cuộc sống:

– Giúp bạn đánh giá các khía cạnh hiện tại theo thang điểm để biết mặt nào tốt và mặt nào chưa tốt.

– Được xây dựng dựa theo những yếu tố quan trọng và nền tảng của cuộc đời mỗi người. Qua đó, bạn có thể nhận thức khía cạnh nào là cần quan tâm, đâu là yếu tố tạo nên giá trị cuộc sống của bản thân. Từ đó nỗ lực tập trung phát triển hơn, nếu không bạn có thể sẽ mải mê chạy theo những giá trị ảo và ngày càng mơ hồ, không có định hướng rõ ràng.

– Định hình lại các giá trị, cân bằng cuộc sống bằng cách bắt đầu hoàn thiện bản thân theo kết quả của bánh xe cuộc đời. Qua những lát cắt còn yếu, bạn sẽ nhận ra thiếu sót của mình và trau dồi, cải thiện hơn.

bánh xe cuộc đời
Qua bánh xe cuộc đời, bạn sẽ có bức tranh tổng về các khía cạnh của cuộc sống

8 khía cạnh phổ biến của bánh xe cuộc đời

Vì có hình tròn nên các khía cạnh trong bánh xe cuộc đời không theo thứ tự nào và mỗi người là khác nhau. Dưới đây là 8 lát cắt bánh xe cuộc đời phổ biến:

1. Sức khỏe

Sức khỏe ở đây bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, tích cực là trạng thái lý tưởng để sống và làm việc. Hãy đánh giá sức khỏe hiện tại như thế nào, bạn có chăm sóc bản thân tốt không hay đang bán sức khỏe lấy tiền?

bánh xe cuộc đời
Sức khỏe tốt bao gồm thể chất khỏe mạnh và tinh thần tích cực

2. Sự nghiệp

Ở khía cạnh này của bánh xe cuộc đời, hãy xem bạn đang trong tình trạng như thế nào về thu nhập, trách nhiệm, sự phát triển cá nhân… Đa phần chúng ta đều dành nhiều thời gian cho công việc, do đó cần chắc chắn rằng bản thân có những kỹ năng, tầm nhìn và công việc phù hợp để trở nên không chỉ thành công mà còn hạnh phúc trong sự nghiệp.

3. Tài chính

Mặc dù thường có sự nhầm lẫn giữa tài chính và sự nghiệp, nhưng tài chính  liên quan nhiều hơn đến vấn đề tiền bạc. Điểm số của khía cạnh này sẽ phản ánh ý thức của bạn về tiền bạc và liệu bạn có đang đạt được các mục tiêu đã đặt ra hay không.

Xem thêm: Quy tắc 50/20/30: Nguyên tắc phổ biến trong quản lý tài chính hiệu quả, linh hoạt

bánh xe cuộc đời
Mối quan hệ giữa bạn và tiền bạc như thế nào?

4. Mối quan hệ

Để đạt được sự cân bằng trong bánh xe cuộc đời, bạn cũng phải có sự tương tác xã hội thông qua các mối quan hệ bao gồm bạn bè và đồng nghiệp cũng như thời gian bạn dành cho những mối quan hệ này.

5. Gia đình

Yếu tố này được thể hiện qua việc bạn có cảm thấy bản thân hạnh phúc, an toàn và được yêu thương trong gia đình không? Hay bạn có gắn kết, gần gũi với người thân không?

6. Tận hưởng cuộc sống

Mỗi người đều có những sở thích mang lại niềm vui và giúp nạp thêm năng lượng. Hãy xem bản thân có những hoạt động yêu thích nào và có thường xuyên thực hiện chúng hay không.

bánh xe cuộc đời
Có nhiều cách để tận hưởng cuộc sống như đi du lịch, thực hiện các hoạt động yêu thích

7. Chia sẻ 

Phần này đề cập đến các hoạt động vì cộng đồng như làm từ thiện, tình nguyện viên, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống cho mọi người… Bạn có thể tự đánh giá xem chia sẻ có phải là yếu tố mang đến giá trị cho cuộc sống của mình hay không.

8. Tâm linh

Dù theo tôn giáo nào mỗi người đều có thế giới quan riêng phản ánh hệ thống niềm tin của bản thân. Dù là thiền định, chánh niệm, tôn giáo hay chỉ tiếp xúc với các quy luật vũ trụ, bạn hãy xem bản thân đang thực hiện những hoạt động này như thế nào, có nhất quán không hay cần dành nhiều thời gian để tập trung hơn.

Xem thêm: Học thiền ở đâu? Gợi ý các khóa học thiền TPHCM, Hà Nội uy tín

Cách làm bánh xe cuộc đời của chính mình

Bước 1. Chọn các khía cạnh quan trọng của bản thân

Đầu tiên, bạn hãy vẽ một vòng tròn và chia thành các phần khác nhau tùy theo nhu cầu của bản thân. Ở mỗi phần, hãy xác định những yếu tố quan trọng trong cuộc sống hiện tại.

Bước 2. Đánh giá từng khía cạnh theo thang điểm từ 1 tới 10

Sau khi hoàn thành bước 1, hãy bắt đầu đánh giá mức độ hài lòng đối với từng khía cạnh và cho điểm. Đây là bước quan trọng, do đó cần tập trung, xem xét kỹ lưỡng từng vấn đề để có kết quả khách quan nhất. 

Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau để đánh giá công bằng và thực hiện bước này tốt hơn:

Sức khỏe:

– Bạn đang cảm thấy như thế nào cả về thể chất và tinh thần?

– Bạn có hài lòng với vẻ ngoài của mình không?

– Tần suất tập thể dục như thế nào?

– Chế độ ăn uống hiện tại có phù hợp không?

– Những thay đổi mong muốn nào để có lối sống lành mạnh hơn?

Sự nghiệp:

– Vị trí công việc hiện tại có mang lại sự hài lòng cho bạn hay bạn muốn làm công việc khác?

– Con đường sự nghiệp đang đi có mang lại hạnh phúc không?

– Công việc này có mang lại những gì bạn mong muốn không?

– Bạn đang làm gì để phát triển bản thân thành phiên bản mà bạn hy vọng trở thành trong tương lai?

bánh xe cuộc đời
Chấm điểm từ 1 – 10 cho các khía cạnh trên bánh xe cuộc đời

Tài chính:

– Tài chính hiện tại có mang lại sự đủ đầy, an toàn cho bạn không?

– Bạn có mong muốn thay đổi như tăng thu nhập hay chi tiêu hợp lý hơn?

Mối quan hệ xã hội – Gia đình

– Bạn có tin tưởng đối phương trong mối quan hệ không?

– Các mối quan hệ có sự tương hỗ lẫn nhau không?

– Những mối quan hệ có mang lại sự tích cực trong cuộc sống của bạn không?

Giải trí – Những hoạt động đóng góp xã hội

– Vào thời gian rảnh, bạn thường làm gì?

– Bạn có tham gia các hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội không?

Tâm linh

– Bạn có niềm tin vào tôn giáo, vũ trụ không?

– Bạn có thực hành thiền định, chánh niệm hay các hoạt động tâm linh không?

Xem thêm: Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm đơn giản ai cũng làm được

bánh xe cuộc đời
Mẫu bánh xe cuộc đời

Bước 3. Tạo bánh xe cuộc đời

Tiếp theo, bạn hãy nối các điểm số ở các phần lại với nhau để tạo thành bánh xe cuộc đời:

– Từ 8 – 10 điểm: bạn có sự hài lòng và làm tốt các khía cạnh này.

– Từ 5 – 7 điểm: sự hài lòng của bạn ở mức tương đối và nên cải thiện để đạt mục tiêu cao hơn.

– Từ 1 – 4 điểm: với mức điểm này bạn cần nỗ lực để dần thay đổi và trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, bạn nên đặt những câu hỏi nhằm khai thác sâu hơn để cải thiện cuộc sống. Một số câu hỏi như:

– Tại sao bạn có điểm thấp/cao ở lĩnh vực này?

– Những khía cạnh nào của bánh xe cuộc đời là quan trọng nhất với bạn?

– Điểm lý tưởng cho mỗi lĩnh vực là gì?

– Khía cạnh nào bạn muốn dành ít/nhiều sự chú ý hơn?

Bằng cách xem xét toàn bộ cuộc sống qua bánh xe cuộc đời, bạn cũng có thể bắt đầu tạo mối liên hệ giữa các khía cạnh. Ví dụ, sự nghiệp ảnh hưởng đến tài chính như thế nào, hoặc các mối quan hệ ảnh hưởng ra sao đến sự tận hưởng cuộc sống của bạn?

bánh xe cuộc đời
Khai thác các khía cạnh để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về cân bằng cuộc sống

Bước 4. Đặt mục tiêu và đưa ra giải pháp

Để bắt đầu bước này, bạn hãy tập trung vào một lĩnh vực trên bánh xe cuộc đời và suy nghĩ về mục tiêu cùng những hành động cần thực hiện. Ví dụ:

– Đối với sức khỏe, bạn có thể ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục đều đặn, đi dạo mỗi ngày.

– Về sự nghiệp, xem xét làm thế nào để được thăng chức hay dấn thân vào một ngành khác.

– Tài chính sẽ tập trung vào việc tiết kiệm tiền hoặc cải thiện thu nhập thông qua các nguồn doanh thu mới.

Bước 5. Vẽ lại bánh xe cuộc đời theo định kỳ

Bạn nên vẽ lại theo định kỳ hoặc sau mỗi tháng để xem xét tiến độ, đánh giá sự thay đổi đã phù hợp chưa và có đạt mục tiêu như kế hoạch, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Để dễ dàng hơn trong việc vẽ bánh xe, bạn có thể sử công cụ wheeloflife, chỉ với vài bước đơn giản sẽ có ngay bánh xe cuộc đời hoàn chỉnh.

Nếu cuộc đời là một bánh xe thì chắc hẳn bạn cần “uốn nắn” sao cho thật tròn để có thể tiến về phía trước và ít gập ghềnh hơn. Điều này cũng giống như việc cân bằng các yếu tố trong cuộc sống để hạnh phúc và viên mãn. Bằng công cụ bánh xe cuộc đời này, Việc Làm 24h hy vọng bạn đọc sẽ có bức tranh toàn cảnh cũng như hiểu các khía cạnh tác động đến chất lượng chung của cuộc sống để hành động đúng đắn và tạo ra cuộc sống như mong muốn. 

Xem thêm: Học giỏi văn thì làm nghề gì? Top 5 công việc không thể bỏ qua

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục