Burn out là gì? Làm sao để thoát khỏi tình trạng kiệt sức chốn công sở?

Burn out đang là hội chứng càng phổ biến, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vậy Burn out là gì? Hội chứng bắt đầu với những dấu hiệu nào? Làm thế nào để khắc phục hội chứng này? Trong bài viết sau, Việc Làm 24h sẽ giải đáp các thông tin liên quan giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này. Tham khảo ngay nhé! 

1. Burn out là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa Burn out là một hội chứng được gây ra do căng thẳng ở nơi làm việc trong thời gian dài, mà không được kiểm soát tốt. Có thể thấy, Burn out được sử dụng trong môi trường làm việc và không được sử dụng trong những lĩnh vực khác.

Hiểu Burn out là gì sẽ giúp bạn tìm ra cách cải thiện cũng như gia tăng năng suất làm việc.

Burn out xảy ra khi bạn cảm thấy bản thân mất hết năng lượng, quá tải và áp lực cũng như không thể đáp ứng những kỳ vọng. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, bạn sẽ cảm thấy không còn hứng thú với công việc cũng như mất hết động lực để tiếp tục.

Burn out chắc chắn làm giảm năng suất lao động. Bạn cũng cảm thấy dễ cáu gắt và khó chịu. Bạn sẽ thấy bản thân không còn gì để cống hiến và cho đi nữa. Nếu xem nhẹ, hội chứng này có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho bạn như suy nhược, căng thẳng quá mức, mất ngủ, dễ nổi nóng và cáu giận.

Bên cạnh đó, những người bị kiệt sức vì công việc có xu hướng sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, thậm chí thuốc gây nghiện, từ đây, dẫn đến các nguy cơ có hại cho sức khỏe thể chất như bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao cũng như những ảnh hưởng to lớn về mặt tinh thần.

2. Dấu hiệu của hội chứng Burn out

Sau khi hiểu Burn out là gì, bạn cần nắm được các dấu hiệu của hội chứng này. Sẽ có ba khía cạnh mà dấu hiệu của hội chứng Burn out dễ thể hiện ra, trong đó bao gồm:

Về mặt thể chất:

  • Cảm thấy thể chất mệt mỏi, cạn kiệt sức lực chiếm đa phần thời gian làm việc.
  • Hay bị đau cơ, đau đầu.
  • Có sự thay đổi trong thói quen ăn uống, biếng ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát.
  • Chất lượng giấc ngủ giảm sút.
  • Sức đề kháng kém, thường xuyên ốm đau.

Về mặt cảm xúc:

  • Luôn cảm thấy thua cuộc, thất bại và nghi ngờ về bản thân.
  • Cảm thấy cô đơn, không ai hiểu được mình, thậm chí luôn có cảm giác tất cả mọi người chống lại mình.
  • Mất động lực làm việc.
  • Hoài nghi về năng lực của bản thân và có nhiều suy nghĩ tiêu cực.
  • Giảm sự thoả mãn với công việc.

Về mặt hành vi:

  • Có xu hướng trốn tránh trách nhiệm.
  • Tăng độ trì hoãn, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay các loại đồ ăn nhanh để đối phó.
  • Thu mình vào một góc, tránh tiếp xúc với người khác.
  • Trút sự tức giận và thất bại của mình lên người khác.
  • Đi làm muộn về sớm.

3. Cách khắc phục hội chứng Burn out

Hội chứng Burn out không thể tự mất đi mà thay vào đó, nó sẽ ngày càng tệ hơn nếu bạn phớt lờ nó. Vì vậy nếu bạn sau khi hiểu  Burn out là gì cũng như nhận ra bản thân đang có triệu chứng của Burn out, bạn cần tìm cho mình những cách khắc phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Thay đổi cách nhìn nhận về công việc

Nếu một công việc khiến bạn luôn cảm thấy nhàm chán, đơn điệu hoặc quá vội vã với áp lực lớn, không có sự hạnh phúc khi được làm việc có thể khiến bạn Burn out. Điều phù hợp nhất có thể làm trong trường hợp này là bạn nên từ bỏ và tìm cho mình một công việc khác phù hợp và khơi gợi cảm hứng trong bạn hơn.

Trong trường hợp bạn không thể tìm ra điểm yêu thích trong công việc hiện tại, bạn nên ưu tiên lựa chọn công việc khác mà bản thân cảm thấy yêu thích.

Hội chứng Burn out không thể tự mất đi mà thay vào đó, nó sẽ ngày càng tệ hơn nếu bạn phớt lờ nó.

Liệt kê những giá trị trong công việc 

Bất kỳ một công việc nào cũng đều có những giá trị nhất định. Bạn có thể tập trung vào những khía cạnh và giá trị tốt đẹp trong công việc, ngay cả khi là những hành động nhỏ nhất như ăn trưa cùng đồng nghiệp, chơi một ván game với người quản lý trực tiếp,…

Tập trung vào những giá trị tích cực có thể giúp bạn thay đổi thái độ đối với công việc. Từ đó, bạn có thể lấy lại nhanh chóng được mục đích làm việc và kiểm soát được cảm xúc trong công việc.

Dành thời gian để nghỉ ngơi

Đã bao lâu rồi bạn không thư giãn, đầu óc không tự động nghĩ về những công việc vào ngày mai, những kế hoạch dành cho cả tuần, hay thậm chí là những mục tiêu cho cả tháng? Đã bao lâu rồi bạn mang công việc cả vào trong giấc ngủ, thậm chí đã ngủ những vẫn phải thức dậy nửa đêm để trả lời email của đối tác hay tin nhắn từ khách hàng? 

Nếu có thể, bạn nên dừng công việc đang làm và cho bản thân nghỉ ngơi một chút. Bạn có thể dành một vài ngày để đi du lịch hoặc đơn giản là ngưng sử dụng mạng xã hội trong những ngày cuối tuần, dành thời gian cho gia đình hoặc chính bản thân mình như đi mua sắm, làm đẹp, lên một kế hoạch ăn uống lành mạnh,…Đây là những kinh nghiệm từ những bạn đã giải tỏa được căng thẳng sau khi tìm hiểu Burn out là gì?

Bạn nên dành thời gian cho bản thân để giảm căng thẳng.

Sắp xếp lại công việc 

Để có thể sắp xếp công việc một cách khoa học bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian thật tốt. Bản chất của quản lý thời gian chính là quản lý sự ưu tiên trong công việc. Nói một cách chi tiết hơn thì quản lý thời gian liên quan đến việc ước lượng thời gian cho công việc. Đồng thời, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với bản thân của bạn.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ phổ biến để hỗ trợ hoạt động quản lý thời gian như To-do-list, Google Calendar, Trello hoặc phức tạp hơn có thể sử dụng ma trận Eisenhower, Bullet Journal.

Xem thêm: Bật mí cách sắp xếp công việc hiệu quả giúp bạn thành công trong sự nghiệp

Yêu cầu sự giúp đỡ trong công việc

Nếu đã sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên cùng khả năng quản lý thời gian rồi mà bạn vẫn cảm thấy quá sức, bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ quản lý hay những người đồng nghiệp xung quanh.

Việc làm quá nhiều việc một lúc khiến bạn ôm đồm không phải là một chiến lược làm việc hiệu quả mang tính lâu dài. Thay vào đó, bạn nên đề ra giới hạn của bản thân trong công việc như: Tổng thời gian làm việc, bạn sẽ làm thêm giờ vào điều kiện nào, mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp ra sao,… Một số bạn chia sẻ với Việc Làm 24h, chỉ khi tìm hiểu Burn out là gì, họ mới ý thức được rằng một mình không thể làm hết mọi việc, tự ôm việc vào người sẽ khiến cho bản thân càng bị căng thẳng hơn.

Biết cách nói lời từ chối cũng là một yếu tố cần thiết giúp bạn cân bằng lại công việc của mình. Khi nhận thêm việc mà trước đó bạn đã có quá nhiều nhiệm vụ, bạn nên ước lượng thời gian, nếu không đủ hãy mạnh dạn nói ra lời từ chối và giải thích nguyên nhân rõ ràng.

Để có thể sắp xếp công việc một cách khoa học bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian thật tốt.

Đi tìm sự cân bằng 

Nếu bạn đã tìm hiểu Burn out là gì nhưng chưa biết cách thoát ra khỏi nó thì có thể thử tìm kiếm những điều ý nghĩa và sự hài lòng ở nơi khác. Chẳng hạn như bên những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, theo đuổi sở thích hoặc tham gia các hoạt động tự nguyện. 

Dành sự tập trung cho những khía cạnh mang lại niềm vui cho bạn từ cuộc sống sẽ là một cách cân bằng vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: Work Life Balance là gì? Làm cách nào để xây dựng môi trường làm việc cân bằng cho nhân viên

Duy trì và phát huy sự sáng tạo của bản thân

Sáng tạo là giải pháp hiệu quả cho tinh thần đang cạn kiệt của bạn. Bạn có thể thử một điều gì đó mới, bắt đầu với những dự án thú vị hay phát huy một sở thích bạn đang có. Những hoạt động sáng tạo đó không nên liên quan tới công việc hay bất cứ điều gì có thể mang lại cảm giác căng thẳng cho bạn.

Xem thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Làm thế nào cải thiện tư duy sáng tạo mỗi ngày?

Tập thể dục

Một số bạn sớm nhận ra sự căng thẳng của bản thân cũng như sau khi tìm hiểu Burn out là gì đã lên cho mình một lịch trình tập thể dục để giảm áp lực. 

Theo đó, tập luyện thể dục thể thao đều đặn là liều thuốc hữu hiệu giúp bạn giải tỏa những căng thẳng và áp lực trong công việc. Bạn có thể tự đặt ra cho mình những mục tiêu như đi bộ 30 phút , tập gym 1 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, tập những bài tập thể dục nhịp điệu với âm thanh sôi động cũng là một cách để cải thiện tâm trạng, tăng năng lượng bên trong, phát huy sự tập trung và giúp bạn thư giãn rất nhiều.

Tập thể dục sẽ giúp bạn giảm dần hội chứng Burn out.

Việc tập trung vào vận động thể chất có thể hạn chế tối đa não bộ tập trung vào việc suy nghĩ. Từ đó, giảm thiểu tình trạng căng thẳng và cạn kiệt bên trong bạn.

Xem thêm: Dân văn phòng thường xuyên đau lưng, cổ vai gáy, có ngay bài tập thể dục hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn có tác động khá lớn đến tâm trạng cũng như năng lượng của bạn trong suốt một ngày. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên giảm tiêu thụ những loại thức ăn có ảnh không tốt đến tâm trạng như caffeine, chất béo chuyển hóa hay thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo có lợi Omega-3 từ cá hồi, cá trích, cá, cá thu, cá mòi, các loại hạt hay quả óc chó,…

Bạn cũng không nên hút thuốc lá. Trên thực tế, nhiều người cảm thấy bình tĩnh hơn khi hút thuốc. Tuy nhiên, trong thuốc lá có chứa nicotine – chất kích thích có thể khiến mức độ lo lắng của bạn trở nên trầm trọng hơn. 

Xem thêm: Thực đơn giảm cân nhanh gọn, dễ chuẩn bị dành cho dân văn phòng

Kết bạn ở nơi làm việc

Có nhiều mối quan hệ ở nơi làm việc có thể giảm sự đơn điệu và chống lại tác động của Burnout. Có bạn bè để trò chuyện và đùa giỡn có thể giảm căng thẳng. Nhất là khi bạn không hoàn thành công việc, hoặc công việc đòi hỏi cao, điều này sẽ cải thiện hiệu suất công việc của bạn. Hoặc đơn giản chỉ là giúp bạn vượt qua một ngày khó khăn.

Burn out trong công việc rõ ràng mang lại rất nhiều thách thức và ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, WHO xác nhận Burn out không phải là một loại bệnh, thay vào đó là một triệu chứng tâm lý. Việc chúng ta đối phó với nó là hoàn toàn có thể nếu biết sắp xếp công việc cũng như cân bằng được mọi khía cạnh của cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đây của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu Burn out là gì cũng như mang lại những thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn. Hãy chia sẻ đến những đồng nghiệp, bạn bè của bạn nếu họ đang gặp phải hội chứng này! Cùng tìm kiếm những công việc mới với Việc Làm 24h nữa nhé.

TÌM VIỆC LÀM MỚI NGAY!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục