Crawl là gì? Cách hoạt động của Web Crawler bạn cần biết

Trong thời đại công nghệ số, các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… đóng vai trò quan trọng giúp người dùng truy cập kho thông tin khổng lồ trên Internet. Để thực hiện chức năng này, các công cụ tìm kiếm sử dụng một kỹ thuật gọi là Web Crawl. Crawl là gì và cách thức hoạt động ra sao? Các yếu tố ảnh hưởng đến Web Crawl là gì? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Crawl là gì? 

crawl là gì
Bạn đang tìm hiểu Crawl là gì, Web Crawler là gì?

Crawl là quá trình thu thập thông tin từ các trang web của các công cụ tìm kiếm, tạo nền tảng cho việc hiển thị kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng. Những định dạng được thu thập được là html, hình ảnh, video, tệp tin,… Quá trình Crawling diễn ra khi các công cụ tìm kiếm truy cập một website cụ thể, sau đó, Search Engine sẽ thực hiện quá trình lập chỉ mục (indexing) nội dung website.

Web Crawler là gì?

Web Crawler, hay còn gọi là Web Spider, Bot công cụ tìm kiếm,… là chương trình máy tính được các công cụ tìm kiếm sử dụng để tự động truy cập và thu thập dữ liệu từ World Wide Web (www). Web Crawler hoạt động như một phần của công cụ tìm kiếm, giúp khám phá và lập chỉ mục nội dung website để hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Hầu hết các công cụ tìm kiếm đều có Web Crawler sử dụng các thuật toán riêng để thu thập thông tin. Các trình thu thập thông tin này có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thường được gọi nhất theo Tên công cụ tìm kiếm + bot. 

  • Web Crawler của Amazon: Amazonbot.
  • Web Crawler của Microsoft sử dụng cho Bing: Bingbot.
  • Web Crawler của DuckDuckGo: DuckDuckBot: 
  • Web Crawler của Google: Googlebot.
  • Web Crawler của Yahoo: Yahoo Slurp.
  • Web Crawler của Yandex: Yandex Bot.

Quá trình Crawling là gì?

Quá trình Crawling diễn ra khi các công cụ tìm kiếm bắt đầu trên một URL cụ thể, thường là trang chủ của website. Web Crawler được khởi động để theo dõi các liên kết nội bộ (internal link) trên trang, bao gồm cả liên kết văn bản, hình ảnh, video,… Quá trình quét và thu nhập dữ liệu được lặp lại cho tất cả các trang liên quan. Các thông tin được thu thập sẽ được công cụ tìm kiếm lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và sử dụng thuật toán tìm kiếm để hiển thị thông tin khi người dùng thực hiện các truy vấn liên quan. 

Web Crawler sẽ quay lại các trang web (revisiting webpages) đã được thu thập dữ liệu trước đó để cập nhật nội dung mới Tần suất cập nhật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ phổ biến của website, tốc độ cập nhật nội dung và cấu hình của Web Crawler.

Các trang web có được thu thập thông tin dựa trên giao thức robots.txt (robot giao thức loại trừ) sẽ do Web Crawlers quyết định. Đây là tệp văn bản chỉ định các quy tắc cho các bot truy cập vào trang web hoặc ứng dụng được lưu trữ nhằm xác định các trang có thể thu thập thông tin và theo dõi những liên kết được cho phép. Web Crawlers sẽ kiểm tra tệp robots.txt được lưu trữ trên máy chủ rồi mới thu thập thông tin trang web. Tuy mục đích cuối cùng giống nhau nhưng cách hoạt động của Web Crawler hoạt động còn tuỳ vào thuật toán của mỗi công cụ tìm kiếm.

Tầm quan trọng Web Crawler là gì?

crawl là gì
Tại sao Web Crawler quan trọng đối với việc tìm kiếm thông tin trên Internet?

1. Khám phá nội dung mới

Số lượng trang web trên Internet không ngừng tăng lên, Crawl Web giúp công cụ tìm kiếm khám phá nội dung mới được xuất bản mỗi ngày. Nhờ đó, công cụ tìm kiếm có thể cập nhật cơ sở dữ liệu và cung cấp cho người dùng những kết quả tìm kiếm mới nhất.

2. Lập chỉ mục nội dung

Crawl Web giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung website trong thời gian ngắn. Thông qua đó, các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung trên trang web, tối ưu kết quả tìm kiếm và xếp hạng trang web cho các truy vấn.

3. Cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác

Từ hàng triệu trang web trên Internet, Crawl Web giúp công cụ tìm kiếm phân tích dữ liệu và cung cấp cho người dùng những kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp với truy vấn. Không những thế, người dùng cũng có thể lựa chọn kết quả truy vấn vô cùng đa dạng, từ các website giải trí cho đến các website chuyên ngành. 

4. Hiển thị website trên công cụ tìm kiếm

Nếu không được Crawl, website sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Để website được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm, website đó phải được lập chỉ mục nội dung trước. Chỉ khi được Crawling và lập chỉ mục, công cụ tìm kiếm mới phát hiện và theo dõi website.

5. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Việc tìm kiếm thông tin trên Internet đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Các chương trình của Web Crawl mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng cho người dùng khi tìm kiếm thông tin trên mạng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Web Crawler là gì?

  • Domain: Tên miền chứa từ khóa chính giúp website có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
  • Backlink: Backlink chất lượng từ các trang web uy tín giúp website thân thiện với công cụ tìm kiếm hơn. Tuy số lượng quan trọng, nhưng chất lượng backlink quan trọng hơn. 
  • Internal Link: Các liên kết nội bộ trong website giúp giảm tỷ lệ thoát trang.
  • XML Sitemap: Sitemap giúp Google lập chỉ mục hoặc cập nhật bài viết nhanh chóng.
  • Duplicate Content: Google sẽ block các website có nội dung trùng lặp. Cần khắc phục lỗi chuyển hướng 301 và 404 để xử lý các nội dung này.
  • URL Canonical: URL Canonical được sử dụng để chỉ định URL chính thức hoặc ưu tiên của website, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rằng các URL khác nhau dẫn đến cùng một nội dung.
  • Meta Tags: Chèn thêm các meta tags độc đáo để website có thứ hạng cao hơn.

Cách hoạt động của Crawl là gì?

crawl là gì
Crawl giúp lập chỉ mục nội dung website, tạo nền tảng cho việc hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp với truy vấn của người dùng.

1. Quá trình tìm kiếm và lựa chọn website để tải về 

Tìm kiếm trang web: Web Crawler bắt đầu từ một URL cụ thể để tìm kiếm các trang web liên quan đến từ khóa mục tiêu. Web Crawler sẽ theo dõi các liên kết trên website đã thu thập được để khám phá thêm các trang web mới.

Xác định độ ưu tiên của website: Web Crawler sẽ tính toán điểm cho từng trang web dựa trên các tiêu chí như độ tin cậy, độ quan trọng, độ phổ biến, thời gian cập nhật,… Đồng thời, sử dụng bộ lọc để loại bỏ các trang web không phù hợp với từ khóa hoặc có chất lượng thấp.

Đánh giá độ sâu của trang web: Web Crawler có thể sử dụng các thuật toán để đánh giá độ sâu của trang web dựa trên cấu trúc trang web, số lượng liên kết,… Đồng thời, giới hạn độ sâu của quá trình thu thập thông tin để tránh việc tải về quá nhiều trang web không hữu ích.

Tải về và lưu trữ thông tin: Dựa trên các tiêu chí cụ thể, Web Crawler sẽ lựa chọn, tải về nội dung của trang web (nội dung, đường dẫn, hình ảnh,…) và lưu trữ thông tin thu thập được trong cơ sở dữ liệu.

Duy trì và cập nhật dữ liệu: Web Crawler sẽ loại bỏ dữ liệu cũ không còn phù hợp và tiến hành cập nhật dữ liệu khi có nội dung mới hoặc có sự thay đổi trên trang web.

2. Phân tích cấu trúc website 

Việc phân tích cấu trúc website giúp Web Crawler hiểu được cách các trang web được tổ chức.

Phân tích cấu trúc HTML: Web Crawler sẽ phân tích cấu trúc HTML của website để xác định các yếu tố quan trọng như tiêu đề, nội dung, hình ảnh, liên kết,… Các yếu tố HTML như thẻ, thuộc tính, lớp, ID,… được sử dụng để xác định vị trí và chức năng của các phần tử trên trang web.

Phân tích cấu trúc CSS: Nếu trang web sử dụng CSS – Cascading Style Sheets (các tập tin theo tầng) để định dạng, Web Crawler sẽ phân tích cấu trúc CSS để hiểu cách trang web được định dạng và bố trí các phần tử. Việc này giúp Web Crawler xác định được các yếu tố như màu sắc, phông chữ, kích thước và vị trí của các phần tử.

Phân tích cấu trúc JavaScript: Nếu website sử dụng JavaScript để tạo hiệu ứng hoặc thay đổi nội dung, Web Crawler cần phân tích cấu trúc JavaScript để hiểu cách trang web hoạt động. 

Xác định liên kết giữa các trang web: Web Crawler cần xác định các liên kết giữa các trang để có thể khám phá và thu thập thông tin từ các trang web liên quan.

Xác định độ sâu của trang web: Web Crawler biết được số lượng liên kết cần theo dõi để thu thập thông tin từ trang web đó.

Đánh giá mức độ ưu tiên của các phần tử trên website: Đánh giá mức độ ưu tiên của các phần tử trên trang web giúp quyết định phần nào cần được thu thập thông tin trước.

3. Lưu trữ và phân tích dữ liệu

Lưu trữ dữ liệu: Sau khi thu thập thông tin từ các trang web, Web Crawler cần lưu trữ dữ liệu.

Xử lý dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được có thể chứa nhiều thông tin trùng lặp hoặc không cần thiết. Do đó, trước khi phân tích, cần thực hiện xử lý dữ liệu để loại bỏ các thông tin này.

Phân tích cú pháp và nội dung: Để hiểu được các thông tin quan trọng, Web Crawler sẽ phân tích cú pháp và nội dung dữ liệu.

Trích xuất thông tin: Web Crawler cần trích xuất các thông tin quan trọng từ dữ liệu để sử dụng cho mục đích nghiên cứu hoặc kinh doanh.

Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được sử dụng để phân tích, dự đoán hoặc kết luận dựa trên phương pháp học máy, khai thác văn bản,…

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn nắm được Web Crawl là gì và những yếu tố tác động đến Web crawl là gì? Hiểu rõ về Web Crawl là chìa khóa để tối ưu hóa SEO cho website, giúp thu hút lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và nâng cao thứ hạng website. Việc tối ưu Web Crawl là quá trình liên tục, đòi hỏi sự kiên trì và kỹ thuật nhất định. Chúc bạn thành công!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Rút gọn link là gì? 12 trang web rút gọn link nhanh chóng, miễn phí

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục